Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2007 - 2008 môn hoá - khối 11

Câu 1. Dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt được 5 dung dịch: NH4NO3, NaCl, (NH4)2SO4 , Mg(NO3)2 , FeCl2

A. BaCl2 B. NaOH C. AgNO3 D. Ba(OH)2

 

doc1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 924 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2007 - 2008 môn hoá - khối 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HọC 2007 - 2008
MÔN HOÁ - KHỐI 11 – CƠ BẢN - THỜI GIAN 50 PHÚT
A- TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Dùng dung dịch nào sau đây để phân biệt được 5 dung dịch: NH4NO3, NaCl, (NH4)2SO4 , Mg(NO3)2 , FeCl2
A. BaCl2 B. NaOH	 C. AgNO3	 D. Ba(OH)2
Câu 2. Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, các hoa chất cần sử dụng là
A. Dung dịch NaNO3 và dung dịch H2SO4 đặc	
B. NaNO3 tinh thể và dung dịch H2SO4 đặc
C. Dung dịch NaNO3 tinh thể và dung dịch HCl đặc
D. NaNO3 tinh thể và dung dịch HCl đặc
Câu 3. Trong phòng thí nghiệm, nitơ tinh khiết được điều chế từ :
A. Không khí 	 B. NH3 và O2. 	
C. NH4NO2.	 D. Zn và HNO3.
Câu 4. Hiện tượng nào xảy ra khi cho mảnh đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc:
A. Không có hiện tượng gì.	
B. Dung dịch có màu xanh, H2 bay ra.	
C. Dung dịch có màu xanh, có khí không màu bay ra.	
D. Dung dịch có màu xanh, có khí có màu bay ra.
Câu 5. Cho 448,0ml khí CO2 (đkc) hấp thụ hết trong 300,0ml dung dịch NaOH 0,10M. Muối nào đượpc tạo thành.
A. Na2CO3	 B. NaHCO3	
C. Na2CO3 và NaOH	 D. NaHCO3 và Na2CO3
Câu 6. Nhiệt phân AgNO3 thu được các chất thuộc phương án nào?
A. Ag2O, NO2. 	B. Ag2O, NO2, O2.	
C. Ag, NO2, O2	 D. Ag2O, O2.
Câu 7. Khi cho dư khí CO2 vào dung dịch chứa kết tủa Canxicacbonat, thì kết tủa sẽ tan. Tổng các hệ số tỉ lượng trong phương trình hoá học của phản ứng là:
A. 4	 B. 5	 C. 6 	D. 7
Câu 8. Cho11,2 g sắt tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc nóng . Thể tích khí NO2 thu được ở đktc là : (Cho Fe = 56, H = 1, O= 16, N=14)
A. 13,44 lít. 	 B. 0,1 lít. 	
C. 4,48 lít. 	D.2 lít
Câu 9. Cho phản ứng hoá học 2NH3 + 3Cl2 ® 
 6HCl + N2. Nhận định nào sau đây đúng 
A. NH3 là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử	
B. Cl2 vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử
C. NH3 là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá	
D. NH3 vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử
Câu 10. Tính oxi hoá của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau đây
A. C + O2 ® CO	
B. C + 2CuO ® 2Cu + CO2
C. 3C + 4Al ® Al4C3	
D. C + H2O ® CO + H2
Câu 11. Để nhận biết dung dịch chứa ion PO43-, ta dùng thuốc thử AgNO3 vì lí do nào sau đây:
A. Tạo ra khí có màu nâu	
B. Tạo kết tủa cóù màu vàng 
C. Dung dịch có màu vàng	
D. Khí không màu hoá nâu ngoài không khí
Câu 12. Chọn công thức đúng của Magiê phốtphua:
A. Mg3(PO4)2 	B. Mg(H2PO4)2	
C. Mg3P2	D. Mg2P2O7
B. TỰ LUẬN (7 điểm)
Hoàn thành phương trình phản ứng dạng phân tử và viết phương trình ion thu gọn:
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 + ......
FeO + HNO3 ® ...... + NO­ + ......
Có 3 chất khí CO, HCl, SO2 đựng trong ba bình riêng biệt. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt từng khí. Viết các phương trình phản ứng hoá học
Từ hidro, clo, nitơ và các xúc cần thiết, hãy viết phương trình hoá học (ghi rõ điều kiện phản ứng) để điều chế phân đạm amoniclorua (NH4Cl)
Hoà tan 11,8 gam hỗn hợp Cu và Al trong dung dịch HNO3 đặc vừa đủ, đun nóng, sinh ra 17,92 lít khí duy nhất NO2 (đkc) và dung dịch X
Tính phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp
Cô cạn dung dịch X rồi nung đến khối lượng không đổi, tính khối lượng chất rắn tạo thành
(Cho Cu = 64, Al = 27, H = 1, O= 16, N=14)
Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn

File đính kèm:

  • docDE11HOA.doc
Giáo án liên quan