Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm)

a. Kể tên các truyện trung đại đã được học trong chương trình Ngữ văn 6?

b. Trong truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” có chi tiết: “Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. Theo em, chi tiết này có ý nghĩa gì? Từ việc hiểu ý nghĩa của chi tiết, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 2. (3,0 điểm)

a. Phát hiện từ dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng.

- Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân.

b. Trong các từ in đậm sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?

- Chị ấy có cái mũi (1) dọc dừa trông thật đẹp.

- “Tổ quốc tôi như một con tàu

 Mũi (2) thuyền ta đó - mũi (3) Cà Mau” (Xuân Diệu)

c. Xác định tên từ loại và cụm từ của những từ được gạch chân trong đoạn văn sau:

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
CẨM GIÀNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề gồm: 01 trang
Câu 1. (2,0 điểm)
a. Kể tên các truyện trung đại đã được học trong chương trình Ngữ văn 6?
b. Trong truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” có chi tiết: “Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. Theo em, chi tiết này có ý nghĩa gì? Từ việc hiểu ý nghĩa của chi tiết, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 2. (3,0 điểm) 
a. Phát hiện từ dùng sai trong câu sau và chữa lại cho đúng.
- Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân.
b. Trong các từ in đậm sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
- Chị ấy có cái mũi (1) dọc dừa trông thật đẹp.
- “Tổ quốc tôi như một con tàu
 Mũi (2) thuyền ta đó - mũi (3) Cà Mau” (Xuân Diệu)
c. Xác định tên từ loại và cụm từ của những từ được gạch chân trong đoạn văn sau:
“Ngày xưa có ông vua nọ sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người.” 
 (Trích văn bản: “Em bé thông minh”)
Câu 3. (5,0 điểm)
	 Tưởng tượng có lần em vô tình nghe thấy ba phương tiện giao thông: ô tô, xe máy, xe đạp cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy kể lại cuộc tranh cãi đó.
---------------Hết---------------
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
CẨM GIÀNG
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: NGỮ VĂN 6
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Hướng dẫn chấm gồm: 04 trang
Câu 1 (2,0 điểm)
a. (0,5 điểm):
Học sinh kể tên các truyện trung đại đã học:
+ Con hổ có nghĩa.
+ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
- Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh đáp ứng các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa ( 0,25 điểm): Trả lời thiếu hoặc sai. Mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
- Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không có câu trả lời.
b. (1,5 điểm)
* Về hình thức: Viết đoạn văn hoàn chỉnh (có câu mở đoạn, các câu phát triển và câu kết đoạn); không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; lời văn có hình ảnh và cảm xúc.
* Về nội dung: Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản đáp ứng các ý sau:
	- Giới thiệu về chi tiết: Nêu xuất xứ và trích dẫn chi tiết.
	- Chi tiết là suy nghĩ của con ếch khi sống lâu ngày trong giếng, xung quanh nó chỉ có vài con vật nhỏ bé. Ếch nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp.
	- Qua cách nghĩ và cách nhìn nhận cho thấy ếch có suy nghĩ nông cạn, nhận thức sai lầm, hiểu biết hạn hẹp song lại huênh hoang, chủ quan, kiêu ngạo, thoả mãn với cuộc sống của mình, coi thường tất cả.
	- Bài học: Phải luôn cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của bản thân; không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác...
- Mức tối đa (1,5 điểm): Học sinh đáp ứng các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa ( Từ 0,25 đến 1,25 điểm): Đảm bảo được một số yêu cầu về nội dung và hình thức trên. (Giáo viên căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm hợp lí) 
- Mức không đạt (0 điểm): Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.
Câu 2 (3,0 điểm)
a. (0,5 điểm):
+ Học sinh phát hiện được từ sai: đạm bạc và sửa thành: tệ bạc.
- Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời được một trong hai ý ở mức tối đa.
- Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không làm.
b. (0,5 điểm):
- Học sinh xác định được.
+ mũi (1): nghĩa gốc.
+ Mũi (2), mũi (3): nghĩa chuyển. 
- Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên.
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời được một trong hai ý ở mức tối đa.
- Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không làm.
c. (2,0 điểm)
* Các từ loại:
+ Danh từ: Ngày 
- Mức tối đa (0,25điểm): HS đảm bảo yêu cầu như trên. 
- Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài, hoặc không xác định được từ loại chính xác. 
+ Động từ: tìm 
- Mức tối đa (0,25điểm): HS đảm bảo yêu cầu như trên. 
- Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài, hoặc không xác định được từ loại chính xác. 
+ Tính từ: tài giỏi 
- Mức tối đa (0,25điểm): HS đảm bảo yêu cầu như trên. 
- Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài, hoặc không xác định được từ loại chính xác. 
+ Chỉ từ: ấy
- Mức tối đa (0,25điểm): HS đảm bảo yêu cầu như trên. 
- Mức không đạt (0 điểm):HS không làm bài, hoặc không xác định được từ loại chính xác. 
+ Lượng từ: những
- Mức tối đa (0,25điểm): HS đảm bảo yêu cầu như trên. 
- Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài, hoặc không xác định được từ loại chính xác. 
+ Số từ: một
- Mức tối đa (0,25điểm): HS đảm bảo yêu cầu như trên. 
- Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài, hoặc không xác định được từ loại chính xác.. 
* Các cụm từ:
+ Cụm danh từ: ông vua nọ
- Mức tối đa (0,25 điểm): HS đảm bảo yêu cầu như trên. 
- Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài, không xác định được thuộc loại cụm từ nào, hoặc xác định sai tên gọi của cụm từ. 
 + Cụm động từ: đã đi nhiều nơi
- Mức tối đa (0,25điểm): HS đảm bảo yêu cầu như trên. 
- Mức không đạt (0 điểm): HS không làm bài, không xác định được thuộc loại cụm từ nào, hoặc xác định sai tên gọi của cụm từ. 	
Câu 3 (5,0 điểm)
* Tiêu chí chấm điểm về nội dung các phần bài viết (4,0 điểm):
1. Mở bài (0,5 điểm):
- Giới thiệu nhân vật, sự việc hoặc tình huống truyện. 
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, hợp lí, ấn tượng, sáng tạo.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết dẫn dắt, giới thiệu vấn đề phù hợp nhưng chưa hay, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ. 
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có mở bài.
2. Thân bài (3,0 điểm): 
* Kể về hoàn cảnh diễn ra sự việc: không gian, thời gian...
* Kể diễn biến cuộc tranh cãi, so bì của các phương tiện.
- Ô tô kiêu hãnh, hách dịch:
+ Nói về hình dáng và tiện ích của mình: sang trọng, an toàn, chở được nhiều người, giúp con người không lo lắng bởi thời tiết như mưa nắng, rét mướt...
+ Chê bai xe máy đi chậm...
- Xe máy tự tin:
+ Thừa nhận tiện ích và chê bai ô tô: tốn nhiên liệu, giá thành cao, không thể đi vào các ngõ ngách nhỏ, phải làm nhà để xe hoặc thuê chỗ để qua đêm...
+ Tự đề cao lợi ích của mình: giúp con người giải quyết công việc gọn nhẹ, nhanh chóng, có thể đi khắp nơi, vào được các ngõ ngách, không tốn nhiên liệu, diện tích như xe ô tô...
+ Chê bai xe đạp: đi chậm, tốn sức...
- Xe đạp giọng nhẹ nhàng, khiêm tốn:
+ Thừa nhận mình không sang trọng, hiện đại như ô tô xe máy...
+ Tự hào vì gắn bó và phục vụ con người lâu năm nhất, dù xã hội hiện đại song không thể thay thế, dù có tốn công sức nhưng không hao tốn nhiên liệu, thân thiện với môi trường, rèn luyện sức khỏe của con người...
+ Là phương tiện giao thông hữu ích, ai có đủ sức khỏe đều có thể sử dụng, không cần có giấy phép lái xe, không tốn diện tích để xe, có thể đi vào các ngõ nhỏ...
* Thái độ khi nghe được cuộc trò chuyện:
+ Công nhận tiện ích của các phương tiện.
+ Khuyên nhủ ba phương tiện về cách sống: đoàn kết, tôn trọng công sức của nhau, không suy bì ganh tị ...
* Các phương tiện hiểu lời khuyên, thừa nhận sai lầm, hứa hẹn sẽ đoàn kết, không so bì hơn thua, hết lòng phục vụ con người...
+ Mức tối đa (3,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên. 
+ Mức chưa tối đa (Từ 0,25 -> 2,75 điểm): Còn thiếu một vài ý, kể chưa hay, chưa hấp dẫn, chưa biết nhập vai để kể về tâm tình của các đồ vật, kể sơ sài... 
+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc không làm bài.
3. Kết bài (0,5 điểm)
- Cảm nghĩ chung của bản thân về cuộc tranh cãi, so bì hơn thua của ba phương tiện.
- Bài học, lời khuyên cho mình và cho mọi người.
+ Mức tối đa (0,5 điểm): Đáp ứng các yêu cầu nêu trên.
+ Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Kết bài sơ sài.
+ Không đạt (0 điểm): Không có kết bài. 
II. Các tiêu chí khác (1,0 điểm)
1. Hình thức (0,25 điểm)
- Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh viết được một bài văn với đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, biết tách đoạn hợp lí.
- Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt thông thường.
2. Sáng tạo (0,5 điểm)
- Mức tối đa (0,5 điểm): 
+ Bài viết thể hiện sự sáng tạo của bản thân về câu chuyện được kể. Biết nhập thân vào từng nhân vật. Lời văn giàu hình ảnh, gợi cảm. Kể hấp dẫn. 
+ Câu chuyện phải có ý nghĩa nhất định.
+ Biết tạo tình huống, sắp xếp các sự việc hợp lí, làm nổi bật chủ đề, ý nghĩa của chuyện.
- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh đáp ứng được một số yêu cầu trên.
- Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không có tính sáng tạo, thiếu hiểu biết. 
3. Lập luận (0,25 điểm)
- Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết.
- Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không biết cách tách đoạn, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết phát triển sự việc, các sự việc trùng lặp, lộn xộn...
.................Hết.................

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2015_2016_pho.doc
Giáo án liên quan