Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử 9 - Trường THCS Mỹ Hòa

Câu 1: Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ là:

 A. Mỹ B. Liên Xô

C. Anh D. Nhật Bản

Câu 4: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV ) Thành lập năm nào?

A.1947 B.1948

 C.1949 D.1950

Câu 3: Tổ chức Hiệp ước phòng thủ VacSaVa thành lập vào thời gian nào?

A.1953 B.1954

C.1955 D.1956

Câu 4:.Nước nào mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ?

A.Mĩ B.Liên Xô

C.Nhật D.Trung Quốc

 

doc10 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử 9 - Trường THCS Mỹ Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.Nhưng đất nước càng lúng sâu vào khủng hoảng và rối loạn 
- Ngày 19/8/1991, cuộc đảo chính Goóc ba chốp không thành. Đảng cộng sản bị đình chỉ hoạt động.
- Ngày 21/12/1991, 11 nước cộng hòa li khai hình thành cộng đồng các quốc gia độc lập(SNG). 
- Ngày 15/12, Goóc ba chốp từ chức Liên xô bị sụp đổ sau 74 năm tồn tại. 
 Câu 5: Phân tích những thắng lợi mà các nước Đông Âu đã đạt được sau 20 năm đổi mới?
Đáp án:
Những thắng lợi mà các nước Đông Âu đã đạt được sau 20 năm đổi mới:
 - Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản. 
 - Đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thức hợp tác xã. 
 - Công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật. 
Bài 3: Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa
Câu 1: Đặc điểm chính của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới sau năm 1945 là:
A. Quy mô của phong trào ngày càng lớn rộng.
B. Nhiều thành phần xã hội tham gia.
C. Hình thức đấu tranh đa dạng, trong đó chủ yếu là vũ trang. 	
D. Cả 3 đặc điểm trên.
Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở đâu?
A. Châu Mĩ	 B. Châu Phi
C. Châu Ô-trây-li- a	D. Đông Nam Á 
Bài 4: Các nước Châu Á
Câu 1: Thời gian Trung Quốc giành độc lập?
A.2.9.1945 B.1 .10.1949
C.1.1.1959 D1.10.1960
Câu 2: Ai đã thay mặt chính phủ Trung Quốc tuyên bố sự ra đời của nước CHND Trung Hoa ?
A.Tưởng Giới Thạch B.Mao Trạch Đông 
C.Man đê la D.Cac xtơ rô
Câu 3: Cuộc nội chiến ở Trung Quốc bùng nổ vào ngày, tháng, năm nào?
A.19-12-946 B.1-10-1949 
C. 22-6-1944 D.20-7-1946
Câu 4: Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời vào:
 A. Năm 1947	B. Năm 1948	
 C. Năm 1949	D. Năm 1950
Câu 4: Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời có ý nghĩa như thế nào? 
Đáp án:
Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời có ý nghĩa:
 - Kết thúc ách đô hộ hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến Trung Quốc. 
 - Đưa đất nước Trung Hoa bước sang kỉ nguyên độc lập tự do. 
Bài 5: Các nước Đông Nam Á
 Câu 1: Ngày 8/8/1967 hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) thành lập với sự tham gia của 5 nước nào?
A.Iđônêxia,Malaixia ,Philippin, Singapo ,Thái Lan
B.Inđônêxia,Việt Nam, Lào ,Philippin ,Singapo 
C.Việt Nam ,Lào ,Campuchia ,Philippin ,Malaixia
D.Inđônêxia ,Singapo ,Viêt Nam ,Philippin ,Malaixia
Câu 2: Tổ chức ASEAN được thành lập tại đâu?
 A. Thái Lan	 B. In-đô-nê-xi-a	
 C. Ma-lai-xi-a	 D. Xin-ga-po
Câu 3: Việt Nam gia nhập tổ ASEAN vào thời gian:
 A. 7/1994	B. 7/1995	C. 4/1945	D. 8/1995	
Câu 4: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, nước Đông Nam Á không là thuộc địa của CNTB phương tây:
 A. Phi-líp-pin	B-.Mianma
 C. Mãlai	D. Thái Lan
Câu 5: Những nước Đông Nam Á nào là thành viên của tổ chức quân sự Đông Nam Á?
A. Việt Nam, Lào, Campuchia 
B. Inđônêxia, Miến Điện
C. Thái Lan , Philippin 
D. Xingapo, Bru nây, Malaixia
 Câu 6: Việt Nam tuyên bố độc lập vào ngày, tháng, năm nào?
A.2-9-1945 B.17-8-1945 
C.19-8-1945 D.30-4-1945
 Câu 7: Đến năm 2002, tổ chức ASEAN gồm:
 A. 10 nước. B. 11 nước
 C. 12 nước	D. 13 nước
Câu 7: ASEAN là tên viết tắt của tổ chức nào?
A. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.	
B. Diễn đàn khu vực Đông Nam Á.
C. Khối quân sự Đông Nam Á	 D. Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á
Câu 8: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh như thế nào và mục tiêu thành lập ra sao ? 
Đáp án:
- Hoàn cảnh ra đời: Do nhu cầu hợp tác phát triển.Ngày 8.8 1967 ASEAN ra đời ở Băng Cốc, gồm 5 nước: In-đô- nê- xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi- lip-pin, Sin-ga-po .
- Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hoá thông qua những nổ lực, hợp tác chung cũa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực
Bài 6: Các nước Châu Phi
Câu 1: Manđêna trở thành tổng thống của người da đen vào thời gian nào?
A. 4-1994 B. 5-1994 
C. 4-1995 D. 5-1995
Câu 2: Tổng thống Nen-xơn Man-đê-la đề ra chính sách gì?
 A. Vì người da màu 	 	
 B. Chiến lược kinh tế vĩ mô
 C. Tăng trưởng kinh tế	
 D. Phát triển kinh tế	
Câu 3: Em hiểu như thế nào về chế độ “A-pác-thai”? 
A. Là chế độ bình đẳng 
B. Là chế độ phân biệt chủng tộc
C. Là chế độ quân chủ 
D. Là chế độ thực dân.
Câu 4: Tội ác lớn nhất, tàn bạo nhất của chủ nghĩa A-Pac-Thai là gì?
A. Bóc lột tàn bạo người da đen	B. Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi
C. Tước quyền tự do của người da đen	D. Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen.
Câu 5: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đỗ cơ bản hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi ?
A. Năm 1960, 17 nước ở châu Phi giành được độc lập. 	
B. Năm 1962, Angieri được công nhận độc lập.
C. Năm 1974, thắng lợi của cách mạng ở Eti ôpia. D. Năm 1975, nước Cộng hòa nhân dân Angôla ra đời.
Câu 6: Năm được mệnh danh là năm Châu Phi:
A. 1959	B. 1960	C. 1961	D. 1962
Câu 7: Chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai bị xóa bỏ vào năm bao nhiêu?
A.1991 B.1992 
C.1993 D.1994
Câu 8: : Sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình chung Châu Phi như thế nào?
Đáp án:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai tình hình chung Châu Phi:
 - Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở Châu Phi như Ai Cập, An-giê-ri. 
 - Sau khi giành độc lập các nước Châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước và thu được nhiều thành tích. 
 - Tuy nhiên, nhiều nước Châu Phi còn nằm trong tình trạng : xung đột, nợ nần, bệnh tật. 
 - Đã thành lập tổ chức thống nhất Châu Phi – nay là Liên minh Châu Phi. 
Bài 7: Các nước Mĩ La Tinh
Câu 1: Ai là người lãnh đạo phong trào cách mạng ở Cu ba ngày 26/7/1953?
A. Chê ghê va na B. Phi đen các tơ rô
C. Ra tin cã tơ rô 
D. A gien đê
Câu 2: Câu nào được dùng để chỉ phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước Mỹ la tinh sau chiến tranh thế giới thứ II ?
A. “Lục địa bùng cháy”	
B. “Chàng khổng lồ thức dậy sau một giấc ngủ dài”
C. “Lục địa mới trỗi dậy”	
D. “Sân sau” của Mỹ.
Câu 3: Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) đã có tác dụng như thế nào đối với phong trào đấu tranh ở Cu Ba?
Đáp án:
Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) đã có tác dụng đối với phong trào đấu tranh ở Cu Ba đó là: 
 - Mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu Ba. 
 - Tuy thất bại nhưng đã thể hiện tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất không khuất phục trước kẻ thù, thổi bùng ngọn lửa đấu tranh cách mạng ở Cu Ba.
Câu 4: So sánh sự khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la-tinh?
Đáp án:
Sự khác nhau giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi với phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ la-tinh:
-Hoàn cảnh lịch sử:
   + Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước châu Á, châu Phi chưa giành được độc lập mà vẫn là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân. 
   + Các nước Mĩ la-tinh đã giành được độc lập. 
 -Mục tiêu đấu tranh:
   + Các nước Á , Phi hướng tới mục tiêu giành độc lập dân tộc. 
   + Các nước Mĩ la-tinh đấu tranh nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
Bài 8: 
Nước Mĩ
Câu 1: Chính sách thực lực và chiến lược toàn cầu của đế quốc Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở đâu?
A.Triều Tiên B.Việt Nam 
C.Cu Ba D.Lào
Bài 9: Nhật Bản
Câu 1: Nhật Bản vươn lên thành một cường quốc chính trị từ ?
 A. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX. . B. Đầu những năm 80 của thế kỉ XX. 
C. Cuối những năm 70 của thế kỉ XX
D.. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX
Câu 2: Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế của Nhật Bản phát triển thần kì từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án:
-Áp dụng những thành quả mới nhất của cách mạng khoa học kĩ thuật vào sản xuất nhưng giữ được bản sắc dân tộc.
-Lợi dụng vốn đầu tư của nước ngoài.
-Hệ thống quản lí có hiệu quả, nhà nước đề ra chiến lược phát triển và năng động, hiệu quả.
-Người lao động được đào tạo chu đáo, cần cù, tiết kiệm, kỉ luật cao.
Bài 10: Các nước Tây Âu
Câu 1: Để khôi phục kinh tế các nước Tây Âu phải:
 A- Nổ lực xây dựng đất nước	
 B- Trở lại các thuộc địa
 C- Thu hẹp các quyền tự do dân chủ
 D- Nhận viện trợ của Mĩ
Câu 2: Nêu những nét nổi bật về kinh tế chính trị và chính sách đối nội, đối ngoại của các nước Tây Âu? Đáp án:
 - Trong chiến tranh nền kinh tế các nước Tây Âu bị suy giảm do chiến tranh tàn phá.
- Từ 1948 - 1951 Mĩ vạch ra “kế hoạch phục hưng châu Âu”, nền kinh tế các nước được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. 
- Đối nội: Thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ trước đây, ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ.
- Đối ngoại: Tiến hành xâm lược trở lại các nước phương Đông, gia nhập vào khối NATO.
- Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, nước Đức chia thành: Cộng hòa liên bang Đức và Cộng hòa dân chủ Đức nhưng đến 3-10-1990 đã thống nhất trở lại.
Bài 11: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
9. Hội nghị I-an-ta (Liên Xô) quyết định thành lập một tổ chức quốc tế mới. Đó là tổ chức nào?
 A. Liên hợp quốc.	
 B. Liên minh châu Âu (EU).
 C. Hiệp hội các nước Đông nam Á (ASAN).
 D. Khối quân sự bắc đại tây dương (NATO).
10. Quan hệ quốc tế sau năm 1945 là sự xác lập trật tự thế giới nào?
 A. Hai cực B. Đa cực nhiều trung tâm C. Đa cực D. Đơn cực 
11. Khối NATO còn gọi là:
 A. Khối Nam Đại Tây Dương C. Khối Bắc Đại Tây Dương 
 B Khối Đông Đại Tây Dương D. . Khối Tây Đại Tây Dương 
Câu 16: Em hãy cho biết sự ra đời của tổ chức Liên Hợp Quốc có mục đích và vai trò như thế nào? 
Đáp án:
Tổ chức Liên Hợp Quốc ra đời có:
 - Mục đích: duy trì hòa bình an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dân tộc, thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa.(0,5 đ)
 - Vai trò: Liên Hợp Quốc có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chế độ phân biệt chủng tộc, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế.
Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học – kĩ thuật
Câu 1: Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2?
A. Anh B. Pháp 
C. Mĩ D. Nhật
Câu 2: Em hãy nêu ý nghĩa to lớn của cách mạng khoa học - kĩ thuật 

File đính kèm:

  • docSU 9.doc