Đề kiểm tra học kỳ 1 – năm học 2007 – 2008. môn : hóa học lớp 10. thời gian làm bài : 50 phút

1. Kí hiệu nguyên tử biểu diễn đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết

A. số khối A. B. số hiệu nhuyên tử Z.

C. nguyên tử khối của nguyên tử. D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 – năm học 2007 – 2008. môn : hóa học lớp 10. thời gian làm bài : 50 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TP.HCM.
TRƯỜNG THPT TRẦN HỮU TRANG.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC 2007 – 2008.
MÔN : HÓA HỌC LỚP 10.
Thời gian làm bài : 50 phút.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 ĐIỂM) : Chọn đáp án đúng.
Kí hiệu nguyên tử biểu diễn đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết
A. số khối A.	B. số hiệu nhuyên tử Z.
C. nguyên tử khối của nguyên tử.	D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z.
Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron ?
A. .	B. .	C. .	D. .
Nguyên tố có Z = 20 thuộc loại nguyên tố 
A. s.	B. p.	C. d.	D. f.
Tìm câu sai trong các trong các câu sau đây :
A. bảng tuần hoàn gồm các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
C. bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.
D. bảng tuần hòan có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
Những tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn ?
A. nguyên tử khối.	B. số lớp electron.
C. số electron trong nguyên tử.	D. số electron lớp ngoài cùng.
Nhóm nào sau đây trong bảng tuần hoàn gọi là nhóm halogen ?
A. IA.	B. IIA.	C. VIIA.	D. VIIIA.
Số hiệu nguyên tử Z của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. cả 4 nguyên tố trên thuộc 1 chu kì.	B. M, Q thuộc chu kì 4.
C. A, M thuộc chu kì 3.	D. Q thuộc chu kì 3.
Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có
A. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.	B. số lớp electron như nhau.
C. số electron như nhau.	D. cùng số electron s hay p.
Cho , , Ca. Chiều tăng tính kim loại là :
A. Mg, Al, Ca.	B. Al, Mg, Ca.	
C. Ca, Mg, Al.	D. Ca, Al, Mg..
Liên hóa học trong NaCl được hình thành là do
A. hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.	
B. mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron.
C. mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.
D. NaNa+ + e ; Cl + eCl- ; Na+ + Cl-NaCl.
Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho 
A. khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.
B. khả năng nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.
C. khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.
D. khả năng nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.
Trong phản ứng : 3NO2 + H2O2HNO3 + NO. 
NO2 đóng vai trò :
A. là chất oxi hóa.	
B. là chất khử.	
C. là chất oxi hóa, nhưng đồng thời cũng là chất khử.
D. không là chất oxi hóa và cũng không là chất khử.
II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM).
Hoàn thành các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron. (1 điểm).
a. NH3 + CuOCu + N2 + H2O.	b. FeO + HNO3Fe(NO3)3 + N2O + H2O.
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số các hạt cơ bản (n, p, e) là 115, trong đó số hạt không mang điện gấp lần số hạt mang điện dương ở hạt nhân. (2 điểm)
a. Tìm nguyên tố X.
b. Viết cấu hình electron anion X-.
Nguyên tố R thuộc nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Trong hợp chất khí với hidro có chứa 82,35 % R về khối lượng. Xác định nguyên tố R. (2 điểm).
Cho 7,80 gam một kim loại kiềm tan hoàn toàn trong 100,00 gam nước, thu được 107,60 gam dung dịch A. Tìm kim loại kiềm trên. (2 điểm).
Cho : ; ; ; ; ; ; ; .
..Hết
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: 12 câu đúng x 0,25=	(3 điểm).
1. D
2. B
3. A
4. C
5. D
6. C
7. B
8. A
9. B
10. D
11. A
12. C
II. Tự luận:
13. Cân bằng đúng 2 pư. 	(1 điểm).
14. 
a) Tổng số hạt của X : 
2Z+N=115.	(0,25 điểm).
Số hạt không mang điện gấp 9/7 lần số hạt mang điện dương:
	N=Z	(0,25 điểm).
Suy ra Z=35	(0,5 điểm).
Vậy X là Br	(0,5 điểm).
b) Cấu hình e Br- : 1s22s22p6323p63d104s24p8.	(0,5 điểm).
15. Hợp chất khí với hidro: RH3	(0,25 điểm).
%R=82,35% suy ra %H=17,65%.	(0,25 điểm).
Lập tỉ lệ: 	(0,5 điểm).
Suy ra R=14	(0,5 điểm).
Vậy R là N.	(0,5 điểm).
16. Áp dụng định luật BTKL : mH2=0,2(gam).	(0,5 điểm).
Suy ra nH2=0,1(mol).	(0,25 điểm).
Pư: 2M + 2H2O 2MOH + H2	(0,5 điểm).
Suy ra nM=0,1.2=0,2(mol).	(0,25 điểm).
M==39.	(0,25 điểm).
Vậy M là K.	(0,25 điểm).

File đính kèm:

  • docHOA 10 (2).doc