Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 (Phần Văn) - Trường THCS Thái Học (Có đáp án)
II. Đề bài
Phần 1: Trắc nghiệm ( 2 điểm)
1)Trong các câu tục ngữ sau, câu nào không thuộc chủ đề về con người và xã hội
A. Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu sẽ đánh bên thành cũng kêu
B. Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau. C. Lời nói chẳmg mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
D. Lợn đói một đêm không bằng tằm đói một bữa.
2) Sự khác nhau cơ bản giữa tục ngữ và ca dao là:
A. Tục ngữ thì ngắn, ca dao thì dài hơn.
B. Tục ngữ thiên về tích luỹ và truyền bá kinh nghiệm dân gian, ca dao là tiếng hát tâm hồn của người bình dân cổ truyền, thiên về trữ tình.
C. Tục ngữ gieo vần lưng, ca dao gieo vần lưng, vần chân.
3) Trình tự lập luận sau đây có trong bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đúng hay sai?
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
Bổn phận của chúng ta ngày nay
Lòng yêu nước trong quá khứ
Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta
A. Đúng B. Sai
Trường THCS thái học Đề Kiểm tra Môn : ngữ văn 7 – Phần Văn( HKII) Thời gian 45 phút I.Ma trận đề kiểm tra Cấp độ Tên chủ đề (Lĩnh vực KT) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Tục ngữ Nhận biết tục ngữ thuộc 1 chủ đề qua ví dụ cho sẵn Khái niệm về tục ngữ. Phân biệt được tục ngữ và ca dao Hiểu được các chủ đề của tục ngữ, cho ví dụ minh hoạ. Số câu: Số điểm: 1 0,25 C1 ýa 1 1 0, 25 C1-ýb 1 3 2,5 Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hiểu được trình tự lập luận của bài văn“Tinh thần yêu nước ” qua mô hình cho sẵn Số câu: Số điểm: 1 0,25 1 0,25 Đức tính giản dị của Bác Hồ - Hiểu và nắm được các ý cơ bản trong phần chứng minh của tác giả về đức tính giản dị của Bác Hồ. - Hiểu và nắm được các ý cơ bản trong đức tính giản dị của Bác Hồ. Dựa vào Vb để CM cho một luận điểm cho sẵn” Bác Hồ là người có đức tính vô cùng giản dị” Vận dụng sáng tạo kết hợp giữa chứng minh và bình luận. Số câu: Số điểm: 1 1 1ý- C2 1 1ý- C2 4 1ý- C2 1 2 7 ý nghĩa văn chương Hiểu được nguồn gốc cốt yếu của văn chương – quan niệm của tg. Số câu: Số điểm: 1 0,25 1 0,25 Tổng số câu: Số điểm: Tỉ lệ% 1 0,25 2,5% C1-ýa 1 10% 4 1,75 17,5% 1- 1 ý 2 20% 1ý 4 40% 1ý 1 10% 7 10 100% II. Đề bài Phần 1: Trắc nghiệm ( 2 điểm) 1)Trong các câu tục ngữ sau, câu nào không thuộc chủ đề về con người và xã hội A. Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu sẽ đánh bên thành cũng kêu B. Tiền bạc đi trước, mực thước đi sau. C. Lời nói chẳmg mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. D. Lợn đói một đêm không bằng tằm đói một bữa. 2) Sự khác nhau cơ bản giữa tục ngữ và ca dao là: A. Tục ngữ thì ngắn, ca dao thì dài hơn. B. Tục ngữ thiên về tích luỹ và truyền bá kinh nghiệm dân gian, ca dao là tiếng hát tâm hồn của người bình dân cổ truyền, thiên về trữ tình. C. Tục ngữ gieo vần lưng, ca dao gieo vần lưng, vần chân. 3) Trình tự lập luận sau đây có trong bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đúng hay sai? Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Bổn phận của chúng ta ngày nay Lòng yêu nước trong quá khứ Lòng yêu nước ngày nay của đồng bào ta A. Đúng B. Sai 4) Bài viết “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào? Hoàn thiện phần còn trống sau : Bác giản dị trong:.................................................................................................. ...................................................................................................................................... 5. Theo Hoài Thanh, Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ? A. Cuộc sống lao động của con người. B. Tình yêu lao động của con người. C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài. D. Do lực lượng thần thánh tạo ra. Phần II: Tự luận ( 6 điểm ) Câu 1( 2 điểm ) a) Thế nào là tục ngữ? b) Em đã được học những câu tục ngữ thuộc chủ đề nào? Mỗi chủ đề lấy một vài ví dụ minh họa. Câu 2: (6 điểm) " Bác Hồ là người có đức tính vô cùng giản dị”, dựa vào văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ." Em hãy viết một đoạn văn ngắn làm sáng tỏ nhận định trên. Hướng dẫn chấm: Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm) Mức tối đa: Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25đ. Riêng câu 4 đúng 1đ Câu 1 2 3 4 5 Đáp án D B B Bữa ăn; ngôi nhà Bác ở; việc làm, quan hệ với mọi người; trong lời nói và bài viết. C Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai. Phần II: Tự luận (8 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Mức tối đa: a)Nêu đúng đựơc khái niệm về từ ngữ: 1điểm Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt ( tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. b) Những câu tục ngữ thuộc chủ đề : + Thiên nhiên và lao động sản xuất( 0,25đ). Ví dụ minh họa ( 0,25) + Tục ngữ về con người và xã hội ( 0,25đ). Ví dụ minh họa ( 0,25) Mức chưa tối đa: Chưa đạt hoặc làm thiếu các yêu cầu nội dung trên. Căn cứ vào bài làm cụ thể của HS, GV đánh giá điểm. Mức không đạt : Không làm được hoặc làm sai. Câu 2: ( 6 điểm) Mức tối đa: * Hình thức (2đ) - Đảm bảo một đoạn văn đúng theo luận điểm đã cho. Câu văn đúng ngữ pháp, lô gíc. - Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả. * Nội dung(4đ) a. Mở đoạn: ( 0,5 điểm ) - Nêu nội dung của nhận định - Đánh giá khái quát nhận định b. Thân đoạn: ( 3 điểm ) - C/m qua văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ" của Phạm văn Đồng: * Giản dị trong lối sống:+ Bác giản dị trong bữa ăn, nhà ở .( Dẫn chứng) * Giản dị trong công việc, quan hệ với mọi người ( Dẫn chứng) * Giản dị trong nói và viết.( Dẫn chứng ) Trong đoạn viết HS cần có những câu văn biểu cảm bày tỏ thái độ cảm xúa của mình trước phẩm chất cao đẹp của Bác. c. Kết đoạn: ( 0,5 điểm ) - Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định - Suy nghĩ của bản thân. Mức chưa tối đa: Chưa đạt hoặc làm thiếu các yêu cầu về hình thức, nội dung trên. Căn cứ vào bài làm cụ thể của HS GV đánh giá điểm. Mức không đạt : Không làm được hoặc làm sai.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_phan_van_truong_thcs.doc