Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2006-2007

Phần I. (4điểm) Trắc nghiệm

Đọc đoạn văn sau

"Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một rải vàng Tre luỹ làng thay lá, mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu mùa hè sôi động.Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê hương của con người được bồi đắp lúc nào không rõ! "

 (Ngữ văn 6, tập hai)

Chọn đáp án đúng trong mỗi câu sau:

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự B. Lập luận C. Miêu tả D. Biểu cảm

2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng bao nhiêu tính từ chỉ màu sắc?

A. Ba B. Bốn C. Sáu D. Bẩy

3. Từ "oà nở" trong câu "Mùa lá mới oà nở" có nghĩa gì?

A .Lá tre nở một cách bất ngờ. B. Lá tre nở rất nhiều, đột ngột và mạnh mẽ.

C. Lá tre nở một cách từ từ, chậm rãi. D. Lá tre nở rất nhiều.

4. Đoạn văn trên đã mang lại cho em ấn tượng gì về hình ảnh cây tre?

A. Duyên dáng và yểu điệu. B. Mạnh mẽ và oai hùng.

C. Đẹp và đầy sức sống. D.Dịu dàng và mềm mại.

5. Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng phép so sánh?

A. Một lần B. Hai lần C. Ba lần D. Bốn lần

6. Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán - Việt?

A. Cứng cỏi B. Sôi động C. Óng chuốt D. Trưởng thành

7. Nếu viết: “Cứ mỗi lần nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành" thì câu văn mắc phải lỗi nào?

A.Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ

C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Thiếu bổ ngữ

8. Khi viết: "Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ", tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì?

A.So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ

Phần II. (6 điểm)Tự luận

Hãy tả lại cánh đồng lúa quê em vào một buổi sáng mùa xuân đẹp trời.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2006-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì II Năm học 2006 - 2007
Môn: Ngữ Văn Lớp 6
Thời gian 90 phút
Phần I. (4điểm) Trắc nghiệm 
Đọc đoạn văn sau 
"Tre óng chuốt vươn thẳng tắp, ngọn không dày và rậm như tre gai. Suốt năm tre xanh rờn đầy sức sống. Và đến mùa đổi lá thì toàn bộ tán xanh chuyển thành một màu vàng nhạt. Khi một trận gió mùa lay gốc, tầng tầng lá nối nhau bay xuống tạo thành một rải vàngTre luỹ làng thay lá, mùa lá mới oà nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loại cây cảnh quần thể, báo hiệu mùa hè sôi động.Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê hương của con người được bồi đắp lúc nào không rõ!" 
	(Ngữ văn 6, tập hai)
Chọn đáp án đúng trong mỗi câu sau:
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự	 B. Lập luận	 C. Miêu tả	 D. Biểu cảm
Trong đoạn văn trên, tác giả đã dùng bao nhiêu tính từ chỉ màu sắc? 
A. Ba	 B. Bốn	 C. Sáu	 D. Bẩy
Từ "oà nở" trong câu "Mùa lá mới oà nở" có nghĩa gì?
A .Lá tre nở một cách bất ngờ.	 B. Lá tre nở rất nhiều, đột ngột và mạnh mẽ.
C. Lá tre nở một cách từ từ, chậm rãi.	 D. Lá tre nở rất nhiều.
Đoạn văn trên đã mang lại cho em ấn tượng gì về hình ảnh cây tre?
A. Duyên dáng và yểu điệu.	B. Mạnh mẽ và oai hùng.
C. Đẹp và đầy sức sống.	D.Dịu dàng và mềm mại.
5. Trong đoạn văn trên, tác giả đã mấy lần sử dụng phép so sánh?
A. Một lần	B. Hai lần	C. Ba lần	D. Bốn lần
6. Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán - Việt?
A. Cứng cỏi	B. Sôi động	C. óng chuốt	D. Trưởng thành 
7. Nếu viết: “Cứ mỗi lần nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành" thì câu văn mắc phải lỗi nào?
A.Thiếu chủ ngữ	B. Thiếu vị ngữ	
C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ	D. Thiếu bổ ngữ
8. Khi viết: "Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ", tác giả đã dùng biện pháp tu từ gì?
A.So sánh	B. ẩn dụ	C. Nhân hoá	D. Hoán dụ
Phần II. (6 điểm)Tự luận
Hãy tả lại cánh đồng lúa quê em vào một buổi sáng mùa xuân đẹp trời.	
	Trường THCS Liên MạcHướng dẫn chấm kiểm tra học kì II
Môn: Ngữ Văn lớp 6
Câu
Phần
Nội dung
Điểm
I
(4điểm)
1 - C ; 2 – D ; 3 – B ; 4 – C; 5 – C ; 6 – D ; 7 – C ; 8 – C 
Mỗi ý đúng (0,5 điểm) 
4
II
(6điểm)
Mở bài: Giới thiệu được cánh đồng lúa vào ngày xuân đẹp trời.
1
Thân bài
+ Miêu tả được không gian, bầu trời, áng mây...
+ Miêu tả cánh đồng lúa vào mùa xuân, tập trung tả từ khái quát đến cụ thể hình ảnh cánh đồng lúa. Thể hiện được màu sắc, sức sống của cánh đồng lúa vào ngày xuân đẹp trời.
+ Miêu tả hình ảnh con người lao động trên cánh đồng thể hiện được không khí lao động của những người nông dân.
1
2
1
Kết bài
Cánh đồng mang lại cho em ấn tượng và cảm xúc suy nghĩ gì?
1
Ma trận ra đề
Môn: Ngữ Văn lớp 6
 Các cấp độ tư duy
Mục tiêu, nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng (thấp)
Vận dụng (cao)
Tr.nghiệm
Tự luận
Tr.nghiệm
Tự luận
Tr.nghiệm
Tự luận
Tr.nghiệm
Tự luận
Phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, từ loại...
1
2
1
0.5
2
1
1
0.5
Miêu tả quang cảnh
1
2
1
1
2
2
1
1
Tổng
4
2
1
2
1
0.5
1
1
2
1
2
2
1
0.5
1
1
5
4
2
1.5
4
3
2
1.5

File đính kèm:

  • docKTHKIINguVan 6.doc