Đề kiểm tra học kì I – năm học 2011-2012 môn: hoá học - khối 9 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (6điểm)

 1.1.(1đ) Viết các phương trình hoá học thực hiện chuyển đổi sau:

 Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 Fe2O3

 1.2.(2đ) Trình bày tính chất hoá học của dung dịch bazơ (bazơ tan). Viết phương trình hoá học minh hoạ.

 1.3.(3đ) Cho 15,5g natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 925 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I – năm học 2011-2012 môn: hoá học - khối 9 thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD- ĐT HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS LONG THUẬN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: HOÁ HỌC - KHỐI 9
 THỜI GIAN: 45 PHÚT (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ:
Câu 1: (6điểm) 
 1.1.(1đ) Viết các phương trình hoá học thực hiện chuyển đổi sau:
 Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 Fe2O3
 1.2.(2đ) Trình bày tính chất hoá học của dung dịch bazơ (bazơ tan). Viết phương trình hoá học minh hoạ.
 1.3.(3đ) Cho 15,5g natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.
 a. Viết phương trình hoá học và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.
 b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng D = 1,14g/ml cần dùng để trung hoà dung dịch bazơ nói trên.
 (Biết Na = 23 ; O = 16)
Câu 2: (3điểm)
 2.1.(1đ) Viết các phương trình hoá học giữa các cặp chất sau đây:
 a. Kẽm và axit sunfuric loãng.
 b. Canxi và clo. 
 2.2.(1đ) Sắp xếp các nguyên tố kim loại sau theo chiều hoạt động hoá học giảm dần: Fe, Cu, K, Zn, Al, Mg. 
 2.3.(1đ) Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy nêu phương pháp làm sạch bột sắt.
Câu 3: (1điểm) 
 Nêu phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. Viết phương trình hoá học.
 - Hết -
ĐÁP ÁN – HỌC KÌ I - HOÁ 9 – NĂM HỌC: 2011-2012
Câu1:(6điểm)
1.1.(1đ)
- Fe2(SO4)3 + 6NaOH 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 0,5đ
- 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O 0.5đ
1.2.(2đ)
 a. Tác dụng với chất chỉ thị màu: 0,5đ 
- Quì tím thành màu xanh.
- Phenolphtalein không màu thành màu xanh.
 b. Tác dụng với oxit axit: Tạo thành muối và nước. 0,5đ 
PTHH: 3Ca(OH)2 + P2O5 Ca3(PO4)2 + 3H2O
 c. Tác dụng với axit: Tạo thành muối và nước. 0,5đ 
PTHH: KOH + HCl KCl + H2O
 d. Tác dụng với dung dịch muối: Tạo thành bazơ mới và muối mới. 0,5đ 
PTHH: 2NaOH + CuCl2 Cu(OH)2 + 2NaCl
1.3.(3đ)
 = = 0,25mol 0,25đ
a. PTHH : Na2O + H2O 2NaOH 0,5đ
 1 2
 0,25mol 0,5mol 0,25đ
CM NaOH = = 1M 0,5đ
b. PTHH : 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O 0,5đ
 2 1
 0,5mol 0,25mol 0,25đ
 = 0,25. 98 = 24,5g
 = .100 = 122,5g 0,25đ
 = 107,5ml 0,5đ
Câu 2:(3điểm)
2.1.(1đ)
 - Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 0,5đ
 - Ca + Cl2 CaCl2 0,5đ
2.2.(1đ)
 K, Mg, Al, Zn, Fe, Cu.
2.3.(1đ)
 Nhôm tan trong dung dịch NaOH, còn sắt không có phản ứng. Do đó ta dùng NaOH để loại bỏ nhôm. 
Câu 3:(1điểm)
 - Phương pháp điều chế : Đun nóng dung dịch HCl với chất oxi hoá mạnh như: MnO2 hoặc KMnO4 . (0,5đ)
 - PTHH: MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O 0,5đ
 -Hết-

File đính kèm:

  • docKT HKI H9 dap an.doc
Giáo án liên quan