Đề kiểm tra học kì I môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án)
Câu 1:(2 điểm) Kỉ lục thế giới về chạy 100m do VĐV người Mỹ đạt được là 9,78 giây.
a. Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua là đều hay không đều?
b. Tính tốc độ của vận động viên này?
Câu 2:(2 điểm) Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe sẽ gây tác hại gì cho môi trường? Hãy nêu biện pháp khắc phục tình trạng trên?
Câu 3:(2 điểm)
a. Nêu cấu tạo bình thông nhau? Lấy 1 ví dụ về bình thông nhau trong thực tế?
b. Tại sao khi hút bớt không khí trong vỏ hộp sữa bằng giấy thì hộp bị bẹp theo nhiều phía?
Câu 4:(3 điểm)
a. Lực đẩy ac-si-met xuất hiện khi nào? Nêu phương, chiều của lực đẩy ác-si-met?
b. Một khúc gỗ có thể tích là 0,05m3 được nhúng chìm trong nước. Tính lực đẩy ác-si-mét lên khúc gỗ, biết rằng trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3.
PGD THỊ XÃ CHÍ LINH TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN ĐỀ CHÍNH THỨC KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016 Môn: Vật lý 8 Thời gian: 45 phút CHỮ KÍ GIÁM THỊ Họ và tên: Lớp: SBD: Số tờ: Trường THCS Hoàng Tân SỐ PHÁCH Điểm SỐ PHÁCH Bằng số Bằng chữ ĐỀ BÀI Câu 1:(2 điểm) Kỉ lục thế giới về chạy 100m do VĐV người Mỹ đạt được là 9,78 giây. Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua là đều hay không đều? Tính tốc độ của vận động viên này? Câu 2:(2 điểm) Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe sẽ gây tác hại gì cho môi trường? Hãy nêu biện pháp khắc phục tình trạng trên? Câu 3:(2 điểm) Nêu cấu tạo bình thông nhau? Lấy 1 ví dụ về bình thông nhau trong thực tế? Tại sao khi hút bớt không khí trong vỏ hộp sữa bằng giấy thì hộp bị bẹp theo nhiều phía? Câu 4:(3 điểm) Lực đẩy ac-si-met xuất hiện khi nào? Nêu phương, chiều của lực đẩy ác-si-met? Một khúc gỗ có thể tích là 0,05m3 được nhúng chìm trong nước. Tính lực đẩy ác-si-mét lên khúc gỗ, biết rằng trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. Câu 5:(1 điểm) Một cục nước đá có thể tích V = 500cm3 nổi trên mặt nước. Tính thể tích của phần ló ra khỏi mặt nước, biết khối lượng riêng của nước đá là D= 0,92 g/cm3, trọng lượng riêng của nước dn = 10000N/m3 BÀI LÀM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I VẬT LÝ 8 NĂM HỌC 2015-2016 ĐỀ I Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TL TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TL TL 1, Chuyển động cơ học phân loại được các chuyển động trong thực tế Vận dụng được công thức tính tốc độ, tốc độ trung bình Số câu hỏi 1/2 1/2 1 Số điểm 1 1 2 2. Lực Nêu được sự ảnh hưởng của 1 số lực ma sát trong thực tế với môI trường và biện pháp khắc phục - Số câu hỏi 1 1 Số điểm 2 2 3. áp suất - Nêu được cấu tạo bình thông nhau - Nêu được lực đẩy ac-si-met xuất hiện khi nào - Nêu được phương, chiều của lực đẩy ác-si-met - Lấy 1 ví dụ về bình thông nhau trong thực tế - giảI thích được hiện tượng liên quan đến áp suất khí quyển - Vận dụng được công thức tính lực đẩy ác si mét giảI bài tập liên quan Vận dụng được công thức tính lực đẩy ác si mét, điều kiện vật nổi cân bằng giảI bài tập liên quan Số câu hỏi 1/2+1/4 1/4 1 1 2 Số điểm 2,5 0,5 2 1 3,5 Tổng CH 1/2+1/4 1+ 1/4 1+1/2+1/3 1 5 Tổng điểm 2,5 2,5 4 1 10 % 25% 25% 40% 10% 100% HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HKI VẬT LÝ 8 BIỂU ĐIỂM – ĐÁP ÁN ĐỀ 1 Câu Nội dung Điểm 1 a. Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua là chuyển động không đều b. tốc độ của vận động viên này là: 1 1 2 * Khi xuất hiện các loại ma sát trên sẽ làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi này gây tác hại to lớn đến môi trường: ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh * Biện pháp khác phục: Cần giảm số phương tiện lưu thông trên đường và cấm các phương tiện cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Các phương tiện lưu thông phải đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường 1 1 3 - Cấu tạo bình thông nhau: bình thông nhau gồm hai hay nhiều nhánh thông đáy với nhau ví dụ: ấm pha nước chè, siêu đun nước, hệ thống nước từ bể chứa nước qua các ống dẫn đến các vòi trong gia đình . 0,5 0,5 giảI thích đúng 1 4 Lực đẩy ac- si- met xuất hiện khi một vật nhúng trong chất lỏng hoặc chất khí Lực đẩy ac- si- met có phương thẳng đứng,chiều từ dưới lên trên 1 1 V= 0,05m3 , d= 10 000N/m3. Lực đẩy ác-si-mét lên khúc gỗ là: FA= d.V = 10000.0,05 = 500 (N) 1 5 V = 500cm3 , D = 0,92 g/cm3, dn = 10000N/m3 Gọi V’ lần lượt là phần thể tích cục nước đá chìm trong nước Khối lượng của cục nước đá: m = V.D = 500. 0,92 = 460g = 0,46 kg. Trọng lượng của cục nước đá: P = 10.m = 10. 0,46 = 4,6N Lực đẩy ác-si-mét lên cục nước đá: FA= dn.V’ Khi cục nước đá nổi trọng lượng của cục nước đá bằng đúng trọng lượng của nước bị chiếm chỗ tức bằng lực đẩy Acsimét: FA= P « dn.V’ = P « V’ = P/ dn = = 0,00046 m3 = 460 cm3 Thể tích phần cục đá nhô ra khỏi mặt nước là: V – V’ = 500 – 460 = 40cm3 Vậy thể tích phần cục đá nhô ra khỏi mặt nước là 40 cm3. 0,5 0,5
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_2015_2016_truo.doc