Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án)

Câu 1:(2,5 điểm)

 a. Thế nào là lai phân tích?

 b. Cho hai cây lúa thuần chủng thân thấp giao phấn với cây thân cao thu được F1 toàn cây thân cao. Tiếp tục cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2. Biết các tính trạng trên di truyền theo đúng quy luật của MenĐen.

 Cho biết tính trạng trội, lặn?

 Xác định các kiểu hình xuất hiện ở F1 và F2 trong phép lai trên?

Câu 2:(2,5 điểm)

 a. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó?

 b. Điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính?

Câu 3:(2 điểm)

 a. Quá trình tổng hợp của ARN diễn ra theo những nguyên tắc nào?

 b. Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:

 Mạch 1: - A – G – T – X – X – T –

 Mạch 2: - T – X – A – G – G – A –

 Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2?

 Câu 4(3 điểm)

 a. Một NST có trình tự các gen phân bố như sau: ABCDEF o GHIKMN (o : tâm động). Do bị đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự:

 1. ABCD o GHIKMN

 2. ABCDEF o GHIKMNMN

 3. ABCDEF o GHIKMN

 4. BACDEF o GHIKMN

Hãy xác định các dạng đột biến trên?

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 – 2016
 Môn: Sinh học 9 Thời gian: 45 phút
CHỮ KÍ GIÁM THỊ
Họ và tên:  Lớp: SBD: Số tờ:
Trường THCS Hoàng Tân
SỐ PHÁCH
Điểm
SỐ PHÁCH
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ BÀI
Câu 1:(2,5 điểm)
 a. Thế nào là lai phân tích?
 b. Cho hai cây lúa thuần chủng thân thấp giao phấn với cây thân cao thu được F1 toàn cây thân cao. Tiếp tục cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được F2. Biết các tính trạng trên di truyền theo đúng quy luật của MenĐen.
 	 Cho biết tính trạng trội, lặn?
	 Xác định các kiểu hình xuất hiện ở F1 và F2 trong phép lai trên?
Câu 2:(2,5 điểm)
 a. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào? Mô tả cấu trúc đó? 
 b. Điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính?
Câu 3:(2 điểm)
 a. Quá trình tổng hợp của ARN diễn ra theo những nguyên tắc nào?
 b. Một đoạn mạch ADN có cấu trúc như sau:
 Mạch 1: - A – G – T – X – X – T –
 ‌ ‌
 Mạch 2: - T – X – A – G – G – A – 
 Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2?
 Câu 4(3 điểm)
 a. Một NST có trình tự các gen phân bố như sau: ABCDEF o GHIKMN (o : tâm động). Do bị đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự:
	1. ABCD o GHIKMN
	2. ABCDEF o GHIKMNMN
	3. ABCDEF o GHIKMN
	4. BACDEF o GHIKMN
Hãy xác định các dạng đột biến trên?
 b. Vì sao thường biến không di truyền được?
 c. Em bạn An có một số đặc điểm ngoại hình khác thường; khi phân tích tế bào thấy có 3 NST 21. Bằng kiến thức đã học em hãy cho biết em bạn An mắc bệnh gì? Biểu hiện của bệnh?
BÀI LÀM
PGD THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN
ĐỀ II
KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Sinh học 9 Thời gian: 45 phút
CHỮ KÍ GIÁM THỊ
Họ và tên:  Lớp: SBD: Số tờ:
Trường THCS Hoàng Tân
SỐ PHÁCH
Điểm
SỐ PHÁCH
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ BÀI
Câu 1:(3 điểm) a. Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập và ý nghĩa của quy luật ?
 b. Phân biệt thường biến và đột biến ?
Câu 2:(4 điểm) 
 a. ADN nhân đôi theo những nguyên tắc nào ?
 b. Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù ?
 c. Một đoạn gen trên sau khi bị đột biến, có chiều dài lớn hơn đoạn gen ban đầu là 6.8 Ao. Hỏi đó là dạng đột biến gì ?( biết mỗi cặp nu cách khau 3,4A0)
Câu 3:(1điểm) Ở cà chua hạt vàng do gen A quy định, Hạt xanh do gen a quy định. Khi lai cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh, được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Viết sơ đồ lai từ P đến F2 ?
Câu 4:(1 điểm) Khi theo dõi sự di truyền của bệnh máu khó đông trong một gia đình người ta thấy: Bố mẹ không mắc bệnh sinh 2 con gái bình thường. Người con gái lớn lấy chồng không mắc bệnh sinh được 1 con trai mắc bệnh. Viết sơ đồ phả hệ của gia đình trên ?
BÀI LÀM
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
SINH HỌC 9
ĐỀ 1
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 Các thí nghiệm của Menđen
Nêu được khái niệm phép lai phân tích.
Xác định được tính trạng trội lặn, kết quả phép lai dựa theo quy luật di truyền Menđen
Số điểm: 2,5
Câu 1,ý a
1.0 điểm
Câu , ý b
1.5 điểm
Nhiễm sắc thể
Mô tả cấu trúc điển hình của NST ở kì giữa
Chỉ ra điểm khác nhau giữa NST thường và
NST giới tính
Số điểm: 2,5
Câu 2, ý a
1.0 điểm
Câu 2, ý b
1,5 điểm
ADN và gen
Chỉ ra được các nguyên tắc trong quá trình tổng hợp ARN
Vận dụng quá trình tổng hợp ARN, viết được cấu trúc ARN được tổng hợp 
Số điểm: 2,0
Câu 3, ý a
1.0 điểm
Câu 3, ý b
1.0 điểm
Biến dị 
Vận dụng kiến thức về biến dị để nhận ra các dạng đột biến cấu trúc NST
Giải thích được vì sao thường biến không di truyền được
Số điểm: 2,0
Câu 4, ý a
1.0 điểm
Câu 4, ý b
1.0 điểm
Di truyền học người
Nhận biết được bệnh Đao và các biểu hiện bên ngoài của bệnh
Số điểm: 1,0
Câu 4, ý c
1.0 điểm
Tổng: 10 điểm
3 điểm
4 điểm
2 điểm
1 điểm
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HKI 
 SINH HỌC 9
ĐỀ 1
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2.5 điểm)
a. (1.0 điểm)
Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội
cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết
quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu
gen đồng hợp, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có
kiểu gen dị hợp
1.0
b. (1.5 điểm)
- Tính trạng trội: thân cao, tính trạng lặn: thân thấp
- Kiểu hình F1: 100% cây thân cao
- Kiểu hình F2: 75 % cây thân cao: 25% cây thân thấp (3 cây thân cao: 1 cây thân thấp)
0.5 
0.5
0.5
2 
(2.5 điểm)
a. (1.0 điểm)
Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào
Mô tả cấu trúc 
+ Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm động.
+ Mỗi cromatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
0.5
0.25
0.25
b. (1.5 điểm)
NST thường
NST giới tính
- Có nhiều cặp
- Luôn tồn tại thành cặp tương đồng. 
- Mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể.
- Chỉ có 1 cặp
- Tồn tại thành cặp tương đồng hay không tương đồng phụ thuộc vào giới và loài 
- Mang gen quy định tính trạng liên quan đến giới tính.
Mỗi ý đúng 0.25 đ
3
(2 điểm)
a. (1.0 điểm)
- Nguyên tắc khuôn mẫu: dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ
- Nguyên tắc bổ sung: A - U; T – A; G-X; X - G
Mỗi ý đúng
0.5 đ
b. (1.0 điểm)
- A – G – U – X – X – U - 
3
(3 điểm)
a. (1.0 điểm)
a. ABCD o GHIKMN - mất đoạn
b. ABCDEF o GHIKMNMN – lặp đoạn
c. ABCDEF o GHIKMN – giữ nguyên
d. BACDEF o GHIKMN – đảo đoạn
Mỗi ý đúng
0.25 đ
b. (1.0 điểm)
Thường biến chỉ là những biến đổi kiểu hình nhằm giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống, không làm biến đổi đến vật chất di truyền (ADN, NST) → thường biến không di truyền cho thế hệ sau.
1.0
c. (1.0 điểm)
- Bệnh Đao
- Biểu hiện: bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, mắt một mí, ngón tay ngắn
0.5
0.5
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
SINH HỌC 9
NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ 2
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Các thí nghiệm của Menđen.
Số 20%
Phát biểu được nội dung và ý nghĩa quy luật phân li độc lập
Vân dụng làm bài toán lai, viết sơ đồ
Số điểm 2
Câu 1.a
Điểm 2
Câu 3
Điểm 1
ADN và gen
Số 20%
Nêu được nguyên tắc tổng hợp ADN.
Giải thích tính đa dạng, đặc thù của ADN
Số điểm 2
Câu 2.a
Điểm 1
Câu 2.b
Điểm 2
Biến dị
Số 20%
Phân biệt thường biến và đột biến
Xác định dạng đột biến.
Số điểm 2
Câu 1.b
Điểm 2
Câu 2.c
Điểm 1
DT học người
Số 10%
Viết được sơ đồ phả hệ
Số điểm 1
Câu 4
Điểm 1
Tổng điểm
10
3 điểm
(30%)
4 điểm
(40%)
2 điểm
(20%)
1 điểm
(10%)
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HKI
SINH HỌC 9
ĐỀ 2
Câu 1(2 đ) :a. - Nội dung quy luật phân ly độc lập ( 1 điểm )
ý nghĩa của quy luật phân ly : (1 điểm)
+ Quy luật phân li độc lập chỉ ra 1 trong những nguyên nhân làm xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh vật giao phối.
+ Loại biến dị này là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn giống và tiến hóa
b. (2 đ) : 
Thường biến
Đột biến
+ Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen .không di truyền được.(0.5 đ)
+ Phát sinh đồng loạt theo cùng 1 hướng tương ứng với điều kiện môi trường, có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật.(0.5 đ)
+ Là những biến đổi trong vật chất di truyền (NST, ADN) , di truyền được. (0.5 đ)
+ Xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên, cá biệt, thường có hại cho bản thân sinh vật. (0.5 đ).
Câu 2 (3 đ) : a) ADN nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại 1 nửa.
- Nguyên tắc bổ sung : 0.5 đ
- Nguyên tắc giữ lại 1 nửa : 0.5 đ
b) ADN có tính đa dạng và đặc thù vì : (2đ)
Dạng đột biến thêm 2 cặp nucleotit. (1 đ)
Câu 3 (1 đ): Theo bài : A – Hạt vàng; a – Hạt xanh.
Pt/c: Cây hạt vàng (AA) 	x	Cây hạt xanh (aa)
G : 	A	 a
F1 : 	100% Aa (Hạt vàng)
PF1: Hạt vàng (Aa)	x	Hạt vàng (Aa)
G : A ; a	A ; a
F2: Kiểu gen (3):	1AA: 2Aa: 1aa
	Kiểu hình (2):	3 Hạt vàng: 1 hạt xanh
Câu 4 (1 đ): Bố mẹ:
	Bình thường
	Máu khó đông
Con:
Cháu:	

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2015_2016_tr.doc