Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Lập (Có đáp án)

Câu 1: (2,5 điểm)

 Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây lúa?

Câu 2: (1,0 điểm)

 Cỏc cỏ thể trong một quần thể cú những mối quan hệ nào? Lấy vớ dụ minh họa. Tại sao nói các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể đó giúp quần thể tồn tại và phát triển ổn định?

Câu 3: (1,5 điểm)

 Hãy vẽ sơ đồ của 3 chuỗi thức ăn có trong hệ sinh thái đồng ruộng đã quan sát ở bài thực hành: “ Thực hành – Hệ sinh thái”

 

doc12 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Vĩnh Lập (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đề)
Câu 1: (2,5 điểm)
	Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây lúa?
Câu 2: (1,0 điểm)
	 Cỏc cỏ thể trong một quần thể cú những mối quan hệ nào? Lấy vớ dụ minh họa. Tại sao nói các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể đó giỳp quần thể tồn tại và phỏt triển ổn định?
Câu 3: (1,5 điểm)
	 Hãy vẽ sơ đồ của 3 chuỗi thức ăn có trong hệ sinh thái đồng ruộng đã quan sát ở bài thực hành: “ Thực hành – Hệ sinh thái”
Câu 4: (1,5 điểm)
	Hãy cho biết nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sau khi ăn rau và quả? Từ đó đề xuất biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật? 
Câu 5: (3,5 điểm)
	1. Tại sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên đất? Sử dụng tài nguyên đất như thế nào là hợp lí? Tại sao bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất lại có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên đất?
	2. Em hãy nêu mục đích của việc ban hành Luật bảo vệ môi trường? Trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường là gì?
----------------------------Hết-----------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN SINH HỌC LỚP 9
Năm học 2013 - 2014
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,5 điểm)
Các thao tác giao phấn ở cây lúa:
+ Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng để lộ rõ nhị.
+ Dùng kẹp để rút bỏ nhị đực (khử nhị đực).
+ Sau khi khử nhị đực, bao bông lúa để lai bằng giấy kính mờ, có ghi ngày lai và tên của người thực hiện.
+ Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị (sau khi đã bỏ bao giấy kính mờ).
+ Bao bông lúa đã được lai bằng giấy kính mờ và buộc thẻ có ghi ngày, tháng, người thực hiện, công thức lai. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
(1,0 điểm)
 Cỏc cỏ thể trong một quần thể gắn bú với nhau thụng qua 2 mối quan hệ:
+ Quan hệ hỗ trợ: Ví dụ: Các con trâu trong đàn trâu rừng hỗ trợ nhau để chống lại các loài thú săn mồi
+ Quan hệ cạnh tranh: Ví dụ: Các con sói cùng đàn tranh giành thức ăn với nhau
- Cỏc mối quan hệ trờn giỳp quần thể tồn tại và phát triển ổn định vỡ:
+ Quan hệ hỗ trợ giúp các cá thể trong quần thể kiếm sống hiệu quả hơn, bảo vệ nhau chống lại kẻ thù tốt hơn
+ Quan hệ cạnh tranh giỳp quần thể duy trỡ số lượng và phân bố cá thể hợp lí, phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn sống của môi trường 
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(1,5 điểm)
 - Mỗi chuỗi thức ăn vẽ đúng được 0,5 điểm
3x0,5
4
(1,5 điểm)
* Nguyên nhân của việc ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật:
- Do người trồng rau quả đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách: dùng sai loại thuốc, thuốc không đảm bảo chất lượng, dùng quá liều lượng. Không tuân thủ quy định thời gian thu hoạch rau quả sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật. 
* Biện pháp hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
- Sản xuất lương thực và thực phẩm an toàn
- Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng khi thật cần thiết, khi sử dụng phải đúng liều lượng, đúng chủng loại và đúng cách. 
- Tăng cường các biện pháp canh tác, cơ giới và sinh học để loại trừ sâu, bệnh hại cây trồng.
- Cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(3,5 điểm)
 1.
* Cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên đất vì:
- Đất là môi trường để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Đất còn là nơi để xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường 
giao thông
- Hiện nay tài nguyên đất đang bị suy thoái nghiêm trọng.
* Sử dụng hợp lí tài nguyên đất là làm cho đất không bị thoái hóa
* Bảo vệ rừng và cây xanh trên mặt đất lại có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên đất vì: 
- Xác thực vật và sinh vật rừng sau khi chết được phân giải sẽ cung cấp một lượng khoáng lớn cho đất.
- Thực vật có hệ rễ giữ đất, tán lá cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, khi chảy trên mặt đất nước luôn va vào gốc cây nên chảy chậm lại, do đó thực vật có vai trò quan trọng trong việc hạn chế xói mòn đất. Mặt khác nhờ đó mà nước được thấm vào đất nhiều hơn nên đất không bị khô.
2.
* Luật bảo vệ môi trường ban hành nhằm:
+ Điều chỉnh hành vi của cả xã hội để ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do hoạt động của con người và thiên nhiên gây ra.
+ Điều chỉnh việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường hợp lí để phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước. 
- Trách nhiệm của mỗi học sinh trong việc thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường là:
+ Tìm hiểu và thực hiện tốt luật bảo vệ môi trường. Tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường.
+ Ngăn chặn các việc làm có ảnh hưởng xấu: làm suy thoái môi trường, gây ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
TRƯỜNG THCS VĨNH LẬP
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Sinh học. Lớp: 9
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp
độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
1. Ứng dụng di truyền học
- Nêu được các bước tiến hành giao phấn ở cây lúa
Số câu: 1 câu
25%= 2,5 điểm
1 câu
100% =2,5 điểm
2. Sinh vật và môi trường
- Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật, xác định được các mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong quần thể, giải thích được ý nghĩa của các mối quan hệ đó
Số câu: 1 câu
10%= 1,0 điểm
1 câu
100%= 1,0 điểm
3. Hệ sinh thái
- Xây dựng được các chuỗi thức ăn
Số câu: 1 câu
15%= 1,5 điểm
1 câu
100% = 1,5 điểm
4. Con người, dân số và môi trường
- Xác định được nguyên nhân gây ô nhiễm không khí
- Đề xuất được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
Số câu: 2 câu
15%= 1,5 điểm
1 câu
33,3% = 0,5 điểm
1câu
66,7% = 1,0 điểm
5. Bảo vệ môi trường.
 - Giải thích được vì sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên nước. Nêu được phương thức sử dụng tài nguyên nước. Giải thích được bảo vệ rừng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên nước.
- Hiểu được ý nghĩa của việc cần thiết phải khôi phục môi trường, gìn giữ thiên nhiên hoang dã
- Đưa ra các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
Số câu: 3 câu
35%= 3,5 điểm
2 câu
85,7% = 3,0 điểm
1 câu
14,3% =0,5 điểm
Tổng số câu: 8 
Tổng số điểm:
100%=10điểm
1 câu
2,5 điểm
25%
3 câu
3,5 điểm
35%
3 câu
3,0 điểm
30%
1 câu
1,0 điểm
10%
 Vĩnh Lập, ngày 19 tháng 4 năm 2014
 Duyệt đề Giáo viên làm đề 
 Nguyễn Thị Liễu
 TRƯỜNG THCS VĨNH LẬP
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐỀ ĐỀ XUẤT
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Sinh học. Lớp: 9
(Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,5 điểm)
	Trình bày các bước tiến hành giao phấn ở cây lúa?
Câu 2: (1,0 điểm)
	 Các cá thể trong một quần thể có những mối quan hệ nào? Lấy ví dụ minh họa. Tại sao nói các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể đó giỳp quần thể tồn tại và phỏt triển ổn định?
Câu 3: (1,5 điểm)
	Vẽ sơ đồ 3 chuỗi thức ăn có trong hệ sinh thái đồng ruộng đã quan sát ở bài thực hành: “ Thực hành – Hệ sinh thái”
Câu 4: (1,5 điểm)
	Nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ? Từ đó đề xuất biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí? 
Câu 5: (3,5 điểm)
	1. Tại sao phải sử dụng hợp lí tài nguyên nước? Sử dụng tài nguyên nước như thế nào là hợp lí? Tại sao bảo vệ rừng lại có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên nước?
	2. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã? Mỗi học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên? 
----------------------------Hết---------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN SINH HỌC LỚP 9
Năm học 2013 - 2014
Câu
Nội dung
Điểm
1
(2,5 điểm)
Các bước tiến hành giao phấn ở cây lúa:
+ Cắt chéo vỏ trấu ở phía bụng để lộ rõ nhị.
+ Dùng kẹp để rút bỏ nhị đực (khử nhị đực).
+Sau khi khử nhị đực, bao bông lúa để lai bằng giấy kính mờ, có ghi ngày lai và tên của người thực hiện.
+ Nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị (sau khi đã bỏ bao giấy kính mờ).
+ Bao bông lúa đã được lai bằng giấy kính mờ và buộc thẻ có ghi ngày, tháng, người thực hiện, công thức lai. 
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
(1,0 điểm)
 Cỏc cỏ thể trong một quần thể gắn bú với nhau thụng qua 2 mối quan hệ:
+ Quan hệ hỗ trợ: Vớ dụ: Các con trâu trong đàn trâu rừng hỗ trợ nhau để chống lại các loài thú săn mồi
+ Quan hệ cạnh tranh: Ví dụ: Các con sói cùng đàn tranh giành thức ăn với nhau
- Các mối quan hệ trên giúp quần thể tồn tại và phát triển ổn định vỡ:
+ Quan hệ hỗ trợ giỳp các cá thể trong quần thể kiếm sống hiệu quả hơn, bảo vệ nhau chống lại kẻ thù tốt hơn
+ Quan hệ cạnh tranh giỳp quần thể duy trỡ số lượng và phân bố cá thể hợp lí, phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn sống của môi trường 
0,25
0,25
0,25
0,25
3
(1,5 điểm)
 - Mỗi chuỗi thức ăn vẽ đúng được 0,5 điểm
3 x 0,5
4
(1,5 điểm)
* Nguyên nhân gây ô nhiễm khí thải rất đa dạng nhưng chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu: gỗ củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt. trong các hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt trong gia đình.
* Biện pháp hạn chế ô nhiễm không khí
+ Áp dụng công nghệ lắp đặt các thiết bị thu, lọc bụi và xử lí khí độc trước khi thải ra không khí. Cải tiến công nghệ để có thể sản xuất ít gây ô nhiễm
+ Sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng lượng gió, năng lượng mặt trời...
+ Trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của người dân về phòng chống ô nhiễm.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
5
(3,5 điểm)
 1.
* Cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên nước vì:
- Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên trái đất. tài nguyên nước là yếu tố quyết định chất lượng môi trường sống của con người.
- Hiện nay tài nguyên nước đang ngày một ít dần và bị ô nhiễm.
* Sử dụng hợp lí tài nguyên nước là không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước.
* Bảo vệ rừng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên nước vì: Rừng tạo điều kiện cho sự tuần hoàn nước trên trái đất, tăng lượng nước bốc hơi và lượng nước ngầm.
2.
* Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã:
- Bảo vệ được các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, nhất là với những loài động thực vật quí 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_9_nam_hoc_2013_2014_tr.doc