Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

Câu 1 (1,5 điểm).

Cho hai câu thơ:

 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

 Chỉ cần trong xe có một trái tim.

a. Hai câu thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

b. Từ “trái tim” trong câu thơ trên được dùng với nghĩa như thế nào?

Câu 2 (1,5 điểm).

a. Thế nào là thuật ngữ?

b. Tìm thuật ngữ trong các câu sau và cho biết các thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực khoa học nào?

- “Hình chữ nhật là hình tứ giác có bốn góc vuông.”

- “Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.”

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015-2016
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 (1,5 điểm).
Cho hai câu thơ:
 Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
 Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Hai câu thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Từ “trái tim” trong câu thơ trên được dùng với nghĩa như thế nào?
Câu 2 (1,5 điểm).
Thế nào là thuật ngữ?
Tìm thuật ngữ trong các câu sau và cho biết các thuật ngữ đó thuộc lĩnh vực khoa học nào?
“Hình chữ nhật là hình tứ giác có bốn góc vuông.”
“Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.”
Câu 3 (7,0 điểm).
Thay lời nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng (Ngữ văn 9, tập 1) kể lại câu chuyện cảm động của hai cha con trong lần ông Sáu được về thăm nhà.
------------------ Hết-----------------
 UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN 9
Năm học: 2015-2016
Thời gian làm bài: 90 phút
 (Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)
Câu 1 (1,5 điểm)
Mức tối đa: 
a. - Hai câu thơ trích từ tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (0,25đ)
- Tác giả: Phạm Tiến Duật (0,25đ)
- Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang vào giai đoạn gay go, ác liệt nhất. (0,25)
b. Từ “trái tim” trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển: 
+ Chỉ người lính lái xe (0,25)
+ Chỉ lòng yêu nước nồng nàn, sự nhiệt tình cứu nước, quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. (0,5)
Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý
- Mức không đạt: Trình bày không đúng yêu cầu, hoặc không viết được gì
Câu 2 (1,5 điểm):
Mức tối đa: Học sinh nêu được
Phần
Nội dung
Điểm
a
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. 
0,5đ
b
-Thuật ngữ “Hình chữ nhật, hình tứ giác, góc vuông” -> thuộc lĩnh vực Toán học
- Thuật ngữ “Ẩn dụ” -> thuộc lĩnh vực Ngữ văn 
1,0đ
- Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một số trong các yêu cầu trên.
- Mức không đạt: Trình bày không đúng yêu cầu, hoặc không viết được gì
Câu 3 (7,0 điểm):
- Mức tối đa:
*Về nội dung: (6,0 điểm):
+ Kể lại được cuộc gặp gỡ bất ngờ cảm động của cha con ông Sáu trong ba ngày ông Sáu nghỉ phép. Dựa vào văn bản Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
+ Viết đúng kiểu bài tự sự, biết kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm nhân vật. Kể chuyện theo ngôi thứ nhất (nhân vật bé Thu – xưng tôi. ). Biết chuyển ngôi kể, lời kể phù hợp với người kể (bé Thu) thể hiện được tình cảm, tâm trạng của mình - bé Thu.
+ Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nội dung như sau:
 	 a. Mở bài: ( 0.5 điểm)
- Giới thiệu nhân vật (tôi – bé Thu ), tình huống kể lại câu chuyện (có thể là tình huống sau này khi lớn lên tôi trở thành cô giao liên, tình cờ gặp lại Bác Ba, được nhận cây lược của ba, xúc động nhớ lại kỉ niệm ...)
 b. Thân bài: ( 5,0 điểm) 
- Kể về hoàn cảnh của hai cha con: Vì hoàn cảnh chiến tranh, hai cha con không gặp nhau: Tôi – Thu chưa đầy tuổi đã phải xa ba, tám năm mới gặp lại...
- Kể về tâm trạng, nỗi nhớ, khát khao gặp ba của tôi : Nghe má kể về ba , ngắm ba trong tấm hình, hình ảnh ba in sâu trong tâm trí, mong được gặp ba, được gọi ba, được ba yêu thương ...
- Kể về diễn biến câu chuyện của hai cha con trong suốt 3 ngày nghỉ phép.
+ Trong giây phút bất ngờ gặp lại ba mà không nhận ra ba: lo lắng, sợ hãi, bỏ chạy...
+ Trong 3 ngày ba nghỉ phép, tôi đã từ chối một cách quyết liệt tình cảm, sự gần gũi, yêu thương chăm sóc của ba, nhất quyết không chịu gọi ba, bữa cơm hất tung cái trứng cá mà ba gắp cho, bị ba đánh, giận dỗi bỏ về bà ngoại (lưu ý phải tự nói được suy nghĩ của mình : yêu cha sâu sắc mãnh liệt nên tôi chỉ biết đến một người cha duy nhất trong tấm hình ...; nét tính cách ngang ngạnh, bướng bỉnh, cá tính mạnh mẽ của tôi)
+ Kể lại tâm trạng ân hận, tiếc nuối của khi nghe ngoại giải thích về ba .... 
- Kể về tình huống bất ngờ, xúc động trong giây phút cuối cùng trước khi ba lên đường. Tình cảm cha con bùng lên sâu sắc mãnh liệt tôi đã gọi ba, ôm chặt lấy ba, không cho ba đi ...đòi ba mua cho cây lược ...(lưu ý diễn đạt được tâm lí của mình: đã nhận ra ba muốn nhận ba nhưng còn e ngại.
b. Thân bài: ( 0,5 điểm) 
 - Kết thúc câu chuyện: Suy nghĩ, tình cảm của tôi sau khi chia tay ba.
*Về hình thức và các tiêu chí khác :( 1,0 điểm)
 + Bài viết đảm bảo bố cục ba phần, rõ ràng, mạch lạc. 
 + Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu chính xác. 
 + Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc, có sáng tạo trong việc thay đổi ngôi kể, lời kể linh hoạt, sinh động, hấp dẫn, phù hợp với người kể.
- Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên
- Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
 ----------------------Hết-----------------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2015_2016_co.doc