Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án)

Câu 1:(2 điểm) Trung du và miền núi Bắc Bộ có những thế mạnh gì để trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới ?

Câu 2:(2 điểm) Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phân bố các dân tộc ở nước ta.

Câu 3:(3 điểm) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có gì giống và khác nhau ?

Câu 4:(3 điểm) Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%)

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Hoàng Tân (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGD THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN
ĐỀ CHÍNH THỨC
KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 – 2016
 Môn: Địa lý 9 Thời gian: 45 phút
CHỮ KÍ GIÁM THỊ
Họ và tên:  Lớp: SBD: Số tờ:
Trường THCS Hoàng Tân
SỐ PHÁCH
Điểm
SỐ PHÁCH
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ BÀI
Câu 1:(2 điểm) Trung du và miền núi Bắc Bộ có những thế mạnh gì để trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới ?
Câu 2:(2 điểm) Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
Câu 3:(3 điểm) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có gì giống và khác nhau ?
Câu 4:(3 điểm) Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%)
Năm
Tiêu chí
1995
1998
2000
2002
Dân số
100,0
103,5
105,6
108,2
Sản lượng lương thực
100,0
117,7
128,6
131,1
Bình quân lương thực theo đầu người
100,0
113,8
121,8
121,2
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.
BÀI LÀM
PGD THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS HOÀNG TÂN
ĐỀ II
KIỂM TRA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Địa lý 9 Thời gian: 45 phút
CHỮ KÍ GIÁM THỊ
Họ và tên:  Lớp: SBD: Số tờ:
Trường THCS Hoàng Tân
SỐ PHÁCH
Điểm
SỐ PHÁCH
Bằng số
Bằng chữ
ĐỀ BÀI
Câu1:(2 điểm) Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?
Câu 2:(2 điểm) Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
Câu 3:(3 điểm) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có gì giống và khác nhau ?
Câu 4:(3 điểm) Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng (%)
Năm
Tiêu chí
1995
1998
2000
2002
Dân số
100,0
103,5
105,6
108,2
Sản lượng lương thực
100,0
117,7
128,6
131,1
Bình quân lương thực theo đầu người
100,0
113,8
121,8
121,2
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng.
BÀI LÀM
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
ĐỊA LÝ 9
NĂM HỌC 2015-2016
Chủ đề
Cấp độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Địa lí dân cư
- Dựa vào Át lát Địa lí VN để trình bày sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
20% TSĐ = 2 điểm
2 điểm = 100%
Sự phân hóa lãnh thổ
- Biết được những thế mạnh kinh tế của vùng thể hiện trong ngành nông nghiệp (công nghiệp ) của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ.
- Trình bày đặc điểm TN – TNTN của vùng BTB – DHNTB và những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển KT – XH.
- Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH.
80% TSĐ = 8 điểm
2 điểm = 25%
3 điểm = 37,5 %
3 điểm = 37,5 %
TSĐ = 10 điểm = 100%
2 điểm = 30 %
3điểm = 30 %
5 điểm = 50%
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực giải quyết vấn đề, NL quan sát tranh ảnh, NL vẽ biểu đồ
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỊA 9 
ĐỀ I
Câu1: (2 điểm)
Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh gì để trồng cây công nghiệp lâu năm, rau quả cận nhiệt và ôn đới là do vùng có điều kiện khí hậu và địa hình thích hợp.
Địa hình núi, cao nguyên: Thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày.
Khí hậu: Có mùa đông lạnh và khí hậu vùng núi cao: Thuận lợi cho trồng các loại cây cận nhiệt và ôn đới.
Câu 2: (2 điểm)
Sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
Dân tộc kinh phân bố rộng khắp cả nước nhưng tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển. (0,5 điểm)
Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.(1,5 điểm)
+ Vùng trung du và miền núi phía Bắc: là địa bàn đan xen của trên 30 dân tộc: Người Tày, Nùng, Thái, Mường...
+ TrườngSơn – Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc cư trú thành từng vùng khá rõ rệt: Người Gia – Rai, Ê Đê...
+ Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Dân tộc Chăm, Khơ Me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Kinh. Dân tộc Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị.
Câu 3: (3 điểm) 
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
a. Giống nhau: (1,5 điểm)
- Địa hình: Từ Tây sang Đông đều có núi, đồi, đồng bằng, biển đảo
- Đất đai: Đa dạng
- Rừng: Còn khá nhiều, trong rừng có nhiều gỗ và lâm sản quý.
- Có nhiều điều kiện để nuôi trồng thủy, hải sản.
- Nhiều thiên tai: Bão lũ, hạn hán, cát lấn
b. Khác nhau: (1,5 điểm)
- Địa hình: vùng BTB có nhiều đồng bằng lớn hơn vùng DHNTB.
- Rừng: Vùng BTB có nhiều rừng hơn.
- Khoáng sản: Vùng BTB có nhiều khoáng sản ( Đá quý, ti tan, thiếc)
- Biển: Vùng DHNTB có tiềm năng về kinh tế biển lớn hơn: Nguồn lợi hải sản phong phú hơn, có nhiều vũng – vịnh nước sâu để xây dựng các cảng biển, có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 4: (3 điểm) 
- Vẽ biểu đồ 3 đường biểu diễn tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH khoa học, chính xác.
- Chia khoảng cách năm tương ứng với các năm theo bảng số liệu đã cho.
- Biểu đồ có tên, bảng chú giải.
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HKI ĐỊA 9
BIỂU ĐIỂM – ĐÁP ÁN 
ĐỀ 1
Câu1: (2 điểm)
- Công nghiệp năng lượng phát triển mạnh: Nhiệt điện, thủy điện
- Khai khoáng: Than, sắt, thiếc, apatit...
- Công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm, sản xuất xi măng, thủ công mỹ nghệ đã được xây dựng dựa trên nguồn tài nguyên tại chỗ.
Câu 2: (2 điểm)
Sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
Dân tộc kinh phân bố rộng khắp cả nước nhưng tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển. (0,5 điểm)
Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.(1,5 điểm)
+ Vùng trung du và miền núi phía Bắc: là địa bàn đan xen của trên 30 dân tộc: Người Tày, Nùng, Thái, Mường...
+ TrườngSơn – Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc cư trú thành từng vùng khá rõ rệt: Người Gia – Rai, Ê Đê...
+ Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Dân tộc Chăm, Khơ Me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Kinh. Dân tộc Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị.
Câu 3: (3 điểm) 
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
a. Giống nhau: (1,5 điểm)
- Địa hình: Từ Tây sang Đông đều có núi, đồi, đồng bằng, biển đảo
- Đất đai: Đa dạng
- Rừng: Còn khá nhiều, trong rừng có nhiều gỗ và lâm sản quý.
- Có nhiều điều kiện để nuôi trồng thủy, hải sản.
- Nhiều thiên tai: Bão lũ, hạn hán, cát lấn
b. Khác nhau: (1,5 điểm)
- Địa hình: vùng BTB có nhiều đồng bằng lớn hơn vùng DHNTB.
- Rừng: Vùng BTB có nhiều rừng hơn.
- Khoáng sản: Vùng BTB có nhiều khoáng sản ( Đá quý, ti tan, thiếc)
- Biển: Vùng DHNTB có tiềm năng về kinh tế biển lớn hơn: Nguồn lợi hải sản phong phú hơn, có nhiều vũng – vịnh nước sâu để xây dựng các cảng biển, có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Câu 4: (3 điểm) 
- Vẽ biểu đồ 3 đường biểu diễn tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người ở ĐBSH khoa học, chính xác.
- Chia khoảng cách năm tương ứng với các năm theo bảng số liệu đã cho.
- Biểu đồ có tên, bảng chú giải.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_dia_ly_lop_9_nam_hoc_2015_2016_truo.doc
Giáo án liên quan