Đề kiểm tra học kì I ( 2007-2008) môn: hóa 11 (thời gian : 50 phút)
1. Để nhận biết khí amoniac ta dùng :
A. Giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
B. Giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh.
C. Giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.
D. Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Sở giáo dục-Đào tạo TP.HCM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( 2007-2008) Trường THPT Thủ Thiêm MÔN: HÓA 11 (Thời gian : 50phút) Đề chính thức A/ Trắc nghiệm (3,0 điểm) Để nhận biết khí amoniac ta dùng : Giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. Giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh. Giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ. Giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại ? A. NO B. NH4NO3 C. NO2 D. N2O5 Tính oxi hoá của cacbon thể hiện ở phản ứng nào trong các phản ứng sau ? A. C + O2 à CO2 B. C + 2CuO à 2Cu + CO2 C. 3C + 4Al à Al4C3 D. C + H2O à CO + H2 Số oxi hoá cao nhất của silic thể hiện ở hợp chất nào sau đây ? A. SiO B. SiO2 C. SiH4 D. Mg2Si Nhiệt phân muối KNO3 thu được các chất sau: A. KNO2, N2, O2. B. KNO2, O2. C. KNO2, O2. D. KNO2, NO2, O2. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính? A. O2. B. H2. C. CO2. D. N2. B/ Tự luận (7,0 điểm) Câu 1 : Viết phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển hoá sau(ghi rõ điều kiện phản ứng,nếu có): (2đ) NH4NO3 " NH3 " NO " NO2 " HNO3 " Cu(NO3)2 " CuO $ H3PO4 " Na3PO4. Câu 2 : Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các dung dịch sau: (2đ) NH4NO3, (NH4)2SO4 , H2SO4 , NaNO3 Câu 3 : (3 đ) Cho 2,95 gam hỗn hợp Cu và Ag vào dung dịch HNO3 đặc, dư có 1,4 lít (đkc) khí NO2 bay ra . Tính thành phần trăm khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu . Cô cạn dd sau phản ứng rồi đem nhiệt phân hoàn toàn thì thu được bao nhiêu gam chất rắn? Cho Cu = 64 ; Ag = 108 ; N = 14 ; O = 16 ; H = 1. **Ghi chú : Học sinh được phép sử dụng bản HTTH các nguyên tố hóa học có tem của BGD ( tài liệu được bộ duyệt cho phép mang vào phòng thi )
File đính kèm:
- de 1.doc