Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt Khối 3

A. I ( 1đ): Đọc thành tiếng: Đọc một trong ba đoạn văn của văn bản.

A. II. Đọc thầm và làm bài tập ( khoảng 15 – 20 phút):

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:

1. ( 0,5 đ) Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?

a. Hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng.

b. Hạ lệnh tìm gà mái biết đẻ trứng.

c. Hạ lệnh nộp gà trống biết nói.

2. ( 0,5 đ) Vì sao cậu bé bình tĩnh khi nghe lệnh của nhà vua?

a. Vì cậu bé không sợ nhà vua.

b. vì cậu bé nghĩ sẽ tìm được gà trống đẻ trứng.

c. Vì cậu bé biết lệnh của vua vô lí.

3. ( 0,5 đ) Lần thứ hai nhà vua đã thử tài cậu bé như thế nào?

a. Bắt con chim sẻ.

b. Đưa đến con chim sẻ và bảo cậu bé làm ba mâm cỗ.

c. Đưa đến chiếc kim khâu cho cậu bé.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt Khối 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: TIẾNG VIỆT – KHỐI 3 
 Thời gian: 60 phút 
 (Không tính thời gian phần đọc thầm)
A. Kiểm tra đọc và kiến thức tiếng Việt
Cho văn bản sau:
Cậu bé thông minh
Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước. Vua hạ lệnh cho mỗi
làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không có thì cả làng phải
chịu tội.
Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một câu bé bình tĩnh thưa với cha:
- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua, con sẽ lo được việc này.
Người cha lấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.
Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua cho gọi vào, hỏi:
- Cậu bé kia, sao dám đến đây làm ầm ĩ?
- Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em.
Con không xin được, liền bị đuổi đi.
Vua quát:
- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!
Cậu bé bèn đáp:
- Muôn tâu, vậy sao Đức Vua lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống biết đẻ
trứng ạ?
Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vẫn muốn thử tài cậu lần nữa.
Hôm sau, nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ, bảo cậu bé làm ba mâm
cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả một chiếc kim khâu, nói:
- Xin ông về tâu lại Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc
để xẻ thịt chim.
Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào
trường học để luyện thành tài. 
 Theo TRUYỆN CỔ VIỆT NAM
A. I ( 1đ): Đọc thành tiếng: Đọc một trong ba đoạn văn của văn bản.
A. II. Đọc thầm và làm bài tập ( khoảng 15 – 20 phút):
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. ( 0,5 đ) Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
a. Hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
b. Hạ lệnh tìm gà mái biết đẻ trứng.
c. Hạ lệnh nộp gà trống biết nói.
2. ( 0,5 đ) Vì sao cậu bé bình tĩnh khi nghe lệnh của nhà vua?
a. Vì cậu bé không sợ nhà vua.
b. vì cậu bé nghĩ sẽ tìm được gà trống đẻ trứng.
c. Vì cậu bé biết lệnh của vua vô lí.
3. ( 0,5 đ) Lần thứ hai nhà vua đã thử tài cậu bé như thế nào?
a. Bắt con chim sẻ.
b. Đưa đến con chim sẻ và bảo cậu bé làm ba mâm cỗ.
c. Đưa đến chiếc kim khâu cho cậu bé.
4. ( 0,5 đ) Cậu bé đã làm gì khi nhận được lệnh làm thịt chim sẻ thành ba mâm cỗ?
a. Không trả lời nhà vua.
b. Nhận làm ba mâm cỗ.
c. Đưa cho sứ giả chiếc kim khâu và xin nhà vua rèn thành con dao thật sắc.
5. ( 0,5 đ) Câu nào sau đây có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Ai? Làm gì?
a. Nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ.
b. Vua biết là đã tìm được người giỏi.
c. Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được!
6. ( 0,5 đ) Bộ phận in đậm, nghiêng trong câu “Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc.” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Làm gì?
b. Là gì?
c. Như thế nào?
7. ( 0,5 đ) Trong câu chuyện này em thích nhân vật nào? Vì sao?
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
8. ( 0,5 đ) Gạch chân sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ dưới đây:
 Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn
B. I. Chính tả ( Nghe – viết) ( 2,0 đ) bài Trận bóng dưới lòng đường ( từ Một chiếc xích lô xịch tới.... đến hết) trang 83 sách Tiếng Việt 1 A.
B. II. Viết đoạn văn ( 3,0 đ)
 Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu nói về buổi đầu đi học của em dựa vào gợi ý sau: 
Hôm đó, em đến trường một mình hay có ai đưa đi?
Trên đường tới trường, em nhìn thấy những cảnh gì?
Buổi đầu đi học, điều gì làm em thấy lạ lùng, bỡ ngỡ?
Điều gì ở trường khiến em thích nhất?
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HKI
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 (VNEN) – NH 2013 - 2014
A. I ( 1đ): Đọc thành tiếng: Đọc một trong ba đoạn văn của văn bản.
A. II. Đọc thầm và làm bài tập: Học sinh chọn đúng mỗi câu được 0,5 điểm
1. ( 0,5 đ) Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài?
a. Hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng.
2. ( 0,5 đ) Vì sao cậu bé bình tĩnh khi nghe lệnh của nhà vua?
c. Vì cậu bé biết lệnh của vua vô lí.
3. ( 0,5 đ) Lần thứ hai nhà vua đã thử tài cậu bé như thế nào?
b. Đưa đến con chim sẻ và bảo cậu bé làm ba mâm cỗ.
4. ( 0,5 đ) Cậu bé đã làm gì khi nhận được lệnh làm thịt chim sẻ thành ba mâm cỗ?
c. Đưa cho sứ giả chiếc kim khâu và xin nhà vua rèn thành con dao thật sắc.
5. ( 0,5 đ) Câu nào sau đây có bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: Ai? Làm gì?
a. Nhà vua cho người đem đến một con chim sẻ nhỏ.
6. ( 0,5 đ) Bộ phận in đậm, nghiêng trong câu “Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành một con dao thật sắc.” trả lời cho câu hỏi nào?
a. Làm gì?
7. ( 0,5 đ) Trong câu chuyện này em thích nhân vật nào? Vì sao?
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
8. ( 0,5 đ) Gạch chân sự vật được so sánh với nhau trong câu thơ dưới đây:
 Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn
B. I. Chính tả ( Nghe – viết) ( 2,0 đ) bài Trận bóng dưới lòng đường ( từ Một chiếc xích lô xịch tới.... đến hết) trang 83 sách Tiếng Việt 1 A.
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng đoạn văn (2 điểm )
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai phụ âm đầu hoặc phần vần, thanh không viết hoa đúng quy định trừ 0,5 điểm .
B. II. Viết đoạn văn ( 3,0 đ)
- Câu văn dùng đúng từ, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng sạch đẹp được 3,0 điểm.
- Tùy theo mức độ sai sót về ý: về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm sau: 2,5 – 2 ; 1,5 – 1

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_1_mon_tieng_viet_khoi_3.doc
Giáo án liên quan