Đề kiểm tra giữa học kì II năm học 2009 – 2010 môn : hoá ( khối 9)

Câu 1: Có thể phân biệt axit axêtic và benzen bằng những cách nào sau đây :

a./ Quì tím b./ Dùng Natri c./ Dùng NaOH d./ Tất cả đều được

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra giữa học kì II năm học 2009 – 2010 môn : hoá ( khối 9), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TÂN PHÚ
GV : ĐỖ THỊ THU THỦY
 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2009 – 2010
 Môn : Hoá ( Khối 9)
 Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian phát đề )
Điểm
Lời phê của giáo viên
I./ TRẮC NGHIỆM (4 điểm ) Chọn câu đúng
Câu 1: Có thể phân biệt axit axêtic và benzen bằng những cách nào sau đây :
a./ Quì tím 	b./ Dùng Natri	c./ Dùng NaOH	d./ Tất cả đều được
Câu 2: Natri có thể phản ứng với :
a./ Rượu và benzen b./ Rượu, nước, axit	 c./Mêtan, êtylen	 d./ Tất cả đều đúng
Câu 3: Nhiệt độ sôi của chất nào sau đây thấp nhất :
a./ Nước cất	b./ H2SO4	c./ Etanol	d./ Axit axêtic
Câu 4: Một hợp chất hữu cơ A vừa tác dụng với Na vừa tác dụng với NaOH là :
a./ Mêtan	b./ Rượu êtylic	c./ Axit axêtic	d./ Tất cả đều đúng
Câu 5: Hoà tan axit axêtic vào nước được dung dịch A. Để trung hoà 100 ml dung dịch A cần 250 ml dung dịch NaOH 0,1M. Vậy nồng độ dung dịch A bằng :
a./ 0,2 M	b./ 0,4 M	c./ 0,25 M	d./ 0,1M
Câu 6 : Thể tích rượu êtylic 600 cần lấy để pha chế thành 3 lít rượu êtylic 200 là :
a./ 1 lít	b./ 1,5 lít	c./ 2 lít	d./ 3 lít
Câu 7: Nhóm chất nào ở điều kiện bình thường ở trạng thái khí:
a./ Nước cất, rượu êtylic	b./ Mêtan, êtilen, axêtylen
c./ Benzen, axit axêtic	d./ Rượu êtylic, axit axêtic
Câu 8 : Các nhóm chất sau, nhóm nào là dẫn xuất của Hyđrôcacbon:
a./ Mêtan, rượu êtylic, benzen	b./ Êtanol, axit axêtic
c./ Êtylen, rượu êtylic	d./ Axit axêtic, axêtylen
Câu 9 : Một chai rượu ghi 450 có nghĩa là : 
a./ Trong 55 gam nước có 45 gam rượu êtylic nguyên chất
b./ Trong 100 ml nước có 45 ml rượu nguyên chất
c./ Trong 100 ml dung dịch có 45 ml rượu nguyên chất
d./ Trong 100 gam nước có 45 ml rượu êtylic nguyên chất
Câu 10: Tính chất đặc trưng của Benzen là : 
a./ Chất lỏng, cháy cho ngọn lửa sáng
b./ Chất khí, có mùi đặc trưng, không tan trong nước
c./ Chất lỏng, có mùi đặc trưng, không tan trong nước
d./ Chất rắn, hoà tan tốt trong nước
Câu 11: Tính chất hoá học đặc trưng của Benzen là : 
a./ Phản ứng thế	b./ Phản ứng thế và phản ứng cộng
c./ Phản ứng cộng và trùng hợp	c./ Tất cả đều đúng
Câu 12: Dẫn xuất của Hyđrôcacbon là :
a./ Ngoài cacbon và hyđrô trong phân tử còn có các nguyên tố khác như : ôxi, nitơ, clo
b./ Phân tử chỉ có 2 nguyên tố là cacbon và hyđrô
c./ Phân tử có 3 nguyên tố là cacbon, hyđrô và ôxi
Câu 13: Công thức cấu tạo của rượu êtylic là : 
 a ./ H O b./ H H 
 H – C – C H – C – C – OH
 H O – H H H 
 H 
c./ H – C C – H d./ H – C – H
 H 
Câu 14 : Cho các hợp chất sau, chất nào có vị chua :
a./ CH4	b./ C2H5OH	c./ C6H6	d./ CH3COOH
Câu 15 : Cho các hợp chất sau, chất nào làm quý tím chuyển sang đỏ:
a./ CH4	b./ C2H5OH	c./ C6H6	d./ CH3COOH
Câu 16 : Phản ứng cháy của rượu êtylic và ôxi. Tỉ lệ giữa số mol CO2 và số mol nước là :
a./ 2:3	b./ 1:3	c./ 2:2	d./ 3:3
II./ TỰ LUẬN (6 điểm )	 
Câu 1 (3 điểm ): Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện nếu có): 
 C2H5ONa
 C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5 C2H5OH
 CO2
Câu 2 (3 điểm) Đốt chát hoàn toàn 9,2 gam rượu êtylic
a./ Tính thể tích CO2 sinh ra (ở đktc )
b./ Tính thể tích không khí (ở đktc ) cần dùng cho phản ứng trên, biết ôxi chiếm 20% thể tích không khí .
Bài làm :
I./ TRẮC NGHIỆM (4 điểm )
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Câu 11
Câu 12
Câu 13
Câu 14
Câu 15
Câu 16
II./ TỰ LUẬN (6 điểm )

File đính kèm:

  • dockiem tra hoa 9.doc