Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc THCS

-Từ khi tôi về trường 2001 đến nay .Năm 2001 việc dạy học đã thực hiện theo đúng chủ trương của bộ GD là “ lấy học sinh làm trung tâm” được áp dụng từ trước đó (1995), phương pháp truyền thống phải chuyển đổi điều này gây không ít lúng túng cho bản thân một giáo viên mới ra trường như tôi.Sau nhiều năm giảng dạy tôi luôn sáng tạo vận dụng phương pháp đổi mới vào từng bài giảng và hiệu quả khởi sắc theo từng năm.

 

 -Vốn là trường ở xã, cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị thiếu thốn, phòng học cũng là phòng thiết bị là phòng hội họp, phòng thiết bị thì hỗn hợp nhiều môn học, phòng chức năng danh cho bộ môn chưa có,phòng thư viện lại hạn chế sách tham khảo cho học sinh thì có đâu đủ cho giáo viên nghiên cứu

 

 -Học sinh của trường phần đông xuất thân là nông dân, địa bàn sinh sống chủ yếu là thôn quê. Ngoài việc đến trường, các em còn phải phụ giúp gia đình kiếm sống, do đó việc đầu tư cho học tập, soạn bài ở nhà gặp không ít khó khăn, trở ngại

 

 -Bên cạnh đó số học sinh chăm học, học khá giỏi lại quá ít, học sinh lười,nghiện game ,đánh bi da , trung bình yếu đa số nhiều. Muốn các em phải “tích cực” trong học tập không phải là chuyện một sớm một chiều.

 

 -Qua nhiều năm nghiên cứu giảng dạy, tôi rút ra được một dãy pháp tốt nhất,đổi mới phương pháp, tôi chú ý thấy đổi mới phương pháp , bởi dùng phương pháp này, học sinh ấn tượng tốt bài học, nhớ lâu, hiểu rõ, phân tích được vấn đề, làm bài tập tốt hơn,học sinh có chuyển biến và hứng thú hơn môn học này,khắc phục được cách học “đọc – chép”, học vẹt, học tủ, học máy móc,.

 

 -Từ đó, tôi đã dùng phương pháp đổi mới trong hầu hết các tiết dạy,phương pháp này tích cực cho các khối lớp dạy mà không cần phải chọn lọc phương pháp gì nữa. Tôi thấy hiệu quả thật đáng kể, tuy nhiên, ban đầu tôi gặp không it khó khăn

 

doc16 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4061 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học ở bậc THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh động, thao tác của giáo viên chuẩn xác sẽ thu hút sự chú ý của học sinh,tạo cho các em nhiều mới lạ, niềm tin vào khoa học và tìm tòi sáng tạo, hứng thú và ấn tượng bài học sâu sắc.
 	- Đối với những thí nghiệm dùng hóa chất độc hại, tôi sử dụng hình vẽ sơ đồ biểu diễn tiến trình thí nghiệm( VD: Hóa học lớp9 – bài “tính chất hóa học của kim loại” – có thí nghiệm giữa kim loại với Clo, là một khí độc nên tôi vẽ hình phoáng to vào giấy Rôki mô tả từng phản ứng xảy ra). Tuyệt đói đảm bảo tối đa phải có phương tiện trực quan trong từng bài một cách thường xuyên( tối kị đối với môn hóa học là phương pháp “dạy chay”, hay dạy theo kiểu “ đọc – chép”).
 	- Đối với những bài luyện tập chương, ôn tập cuối học kỳ, tôi sử dụng sơ đồ hệ thống hóa, phiếu học tập và nhiều hình thức giải bài tập nhanh trên sơ đồ, thực hiện câu lạc bộ Hóa học vào cuối mỗi chương( mỗi tổ, lớp cử ra 1 nhóm hỏi đáp kiến thức quan trọng
để phóng to lên máy chiếu. Tất nhiên là tôi phải chuẩn bị bài thật kỹ để xử lý mọi tình huống có thể xảy ra. Trong tiết này, tôi sẽ là trọng tài khách quan nhất để quyết định thành công hay hạn chế của các nhốm thi đua. Em nào làm tốt, có sáng tạo, giải đáp đúng thì cho điểm khuyến khích hay cộng điểm khích lệ….
 	-Từ những tác dụng thiết thực này, tôi thấy học sinh say mê thích thú học môn hóa học hơn, chính những kết quả khi lên bảng làm bài tập, giải bài nhanh, kết quả kiểm tra, ý kiến đóng góp ở từng tiết học, kết quả học kỳ, kết quả cuối năm….Đã cho tôi biết được kết của phương pháp đổi mới.
	2/. Dùng phương pháp đổi mới trong dạy học như thế nào?
 	Đối với từng loại đồ dùng trong phương pháp đổi mới, tôi vận dụng kết hợp cho học sinh nghe – nhìn trên lớp (mô tả, diễn đạt, cho học sinh quan sát, giải thích các hiện tượng mới lạ cho học sinh nghe để thấu hiểu nội dung).
	a. Dùng tranh ảnh có trong sách giáo khoa:
	* Ảnh minh họa thí nghiệm hóa học: 
	- Tôi chọn những ảnh rõ nét, màu sắc thực tế, nếu không thì tôi tìm trong sách tài liệu phục vụ rồi phóng to ra khổ giấy lớn để các em dễ thấy, dễ quan sát các em sẽ chú ý hơn. Vừa xem hình vẽ sách giáo khoa vừa quan sát hình vẽ trên bảng sẽ dễ hiểu hơn.
	- Đối với hình vẽ minh họa trong sách giáo khoa không đủ lớn, tôi tự vẽ phóng to và tô màu thêm để học sinh thấy rõ, nếu vẽ không đẹp tôi nhờ học sinh có năng khiếu vẽ hộ , từ đó tạo thêm mối quan hệ thắm đậm tình thầy trò.
	* Ảnh minh họa quá trình sản xuất và ứng dụng của chất trong đời sống:
	Phần lớn ảnh minh họa trong quá trình sản xuất các chất trong sách giáo khoa khá đầy đủ, chỉ cần khai thác khéo léo sẽ tạo nên tác dụng lớn. Bên cạnh, ảnh minh họa ứng dụng các chất trong đời sống rất phong phú, học sinh có thể xem và nêu rất dễ dàng. Phần này tôi thường gọi những học sinh yếu khai thác ảnh và đặt câu hỏi vấn đáp, các em rất hăng say khi được điểm khuyết khích, khắc phục thói quen nhút nhác của các em.
	b.Dùng phiếu học tập trong các phần thảo luận nhóm:
	 Phần lớn phương tiện này được sử dụng trong nhiều các tiết luyện tập, ôn tập, vì lượng bài tập nhỏ rất nhiều, phiếu học tập làm hạn chế phải gọi nhiều học sinh giải một bài tập, bài giải làm được vào phiếu và các em chỉ trình bày kết quả do nhóm làm được đỡ mất thời gian khá nhiều.
	c.Dùng thí nghiệm biểu diễn trên lớp:
	 Phần lớn các bài học khai thác kiến thức mới của môn hóa học đều có phần biểu diễn thí nghiệm ngay trong tiết học. Phương pháp này vô cùng thiết thực và hiệu quả, bởi vì các em có thể quan sát trực tiếp, nêu hiện tượng qua quan sát thấy được và giải thích các phản ứng hóa học xảy ra rất thực tế, một phần gây sự chú ý cho học sinh yếu kém không còn lơ là, mà ít nhiều học sinh yếu sẽ có sự quan tâm tìm hiểu và ghi nhớ bài học.
	VD: Trong bài: “Tính chất của oxi” ở lớp 8, có các thí nghiệm biểu diễn : Khí oxi phản ứng với sắt sinh ra các tia sáng rồi thành các hạt màu nâu, khí oxi phản ứng với lưu huỳnh và phôtpho đỏ có lượng khối sinh ra…. Hiện tượng sinh ra gây cho cácem sự chú ý, hào hứng, các emtranh nhau phát biểu về hiện tượng quan sát được. Kiến thức tìm được có thể khắc sâu trong trí nhớ các em.
	 Chương trình hóa học lớp 9, số thí nghiệm trên lớp đa dạng và phong phú hơn, học sinh thích thú khi trực tiếp tiến hành thí nghiệm minh họa.
	VD: Khi dạy tính chất hóa học chung các hợp chất vô cơ (Oxit; Axit; Bazơ; Muối) tất cả đều có thí nghiệm minh họa và giữa chúng có mối quan hệ với nhau.
Oxit axit +	dung dịch bazơ Ò Muối + Nước
Oxit bazơ +	dung dich axit Ò Muối + Nước
Axit + Bazơ	 Ò Muối + Nước
 Muối + 	Muối Ò 2 Muối mới
 ² Tôi chuẩn bị thật kỹ các hóa chất và dụng cụ cho học sinh lên tự biểu diễn thí nghiệm và cả lớp quan sát, nhận xét và tự rút ra kết luận. Nếu thí nghiệm nào khó thực hiện , để tránh mất thời gian tôi biểu diễn cho cả lớp xem, các hiện tượng sinh ra làm cho các em thích thú và tiết học rất sinh động.
	VD: Khi dạy bài “Dãy hoạt động hóa học của kim loại” ( Hóa học 9) có các thí nghiệm minh họa để so sánh độ hoạt động giữa kim loại này với kim loại khác tôi cho học sinh tự lên biểu diễn và rút ra mức độmạnh yếu giữa các kim loại, từ đó hình thành ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại…
 	@ Chẳng hạn:
 	* Thí nghiệm giữa kim loại Fe với dung dịch CuSo4 và ngược lại giữa Cu với dung dịch FeSo4 tiến hành trong hai ống nghiệm chỉ xảy ra phản ứng:
 Fe + CuSO4 à FeSO4 + Cu
( trắng xám) (xanh lam) (lục nhạt) (đỏ)
 Cu + FeSO4 à không xảy ra phản ứng
=> Sắp xếp độ hoạt động: Fe, Cu( đồng yếu hơn sắt)
	* Thí nghiệm của kim loại Na và Kim loại Fe với Nước tiến hành trong hai ống nghiệm xảy ra các hiện tượng như sau:
2Na + 2 H2O à 2NaOH + H2
 (làm dd P.P hóa đỏ) (khí bay lên)
Fe + H2O à không có phản ứng xảy ra.
=> Sắp xếp độ hoạt động : Na, Fe ( sắt yếu hơn Natri)
 	* Tương tự trong bài còn có các thí nghiệm giữa các kim loại với dung dịch axit để thấy các kim loại có khả năng phản ứng khác nhau với axit. Từ các thí nghiệm , học sinh hiểu sâu hơn về ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của các kim loại để vận dụng giải các bài tập định tính và định lượng.
 	- Hầu hết bài học ở chương trình hóa học lớp9 đều có thí nghiệm trực quan được tiến hành trên lớp giúp học sinh tiếp thu, khai thác kiến thức và rèn các kỹ năng thực hành thí nghiệm, giáo dục tính năng động sáng tạo, cẩn thậnkhi tiếp xúc các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm. Nhờ có nhiều thí nghiệm trên lớp mà bài giảng bớt đi phần đơn điệu và kể cả học sinh yếu cũng tích lũy ít nhiều kiến thức suốt năm học.
	d. Dùng máy chiếu:
 - Đối với những bài dài và khó, tôi chọn những chi tiết phải minh họa, qua máy chiếu, các em được mở rộng thêm kiến thức và tôi cũng khống chế được thời gian, nhưng ít khi sử dụng vì thiếu phòng nghe nhìn nên chỉ dùng khi dạy chuyên đề ở tổ bộ môn và đảm bảo đủ tiết sử dụng máy chiếu theo qui định của chuyên môn . Tuy nhiên, việc dùng máy chiếu nhằm rút ngắn thời gian ghi bảng, nhưng cơ sở vật chất thực tế rất hạn chế nên khi sử dụng còn nhiều bất cập ( việc di dời máy chiếu từ lóp học này sang lớp học khác mất nhiều thời gian)
	e.Dùng sơ đồ, biểu bảng:
 	 - Việc làm này được áp dụng phần lớn trong các tiết dạy luyện tập, ôn tập chương, ôn tập học kỳ hoặc nhiều bài có nội dung dài và khó.
	- Đối với những bài có nhiều nội dung, tôi tiến hành cho các em lập bảng tóm tắt hoặc bảng liệt kê hệ thống các chi tiết của bài học, cho mỗi em trình bày một phần.
	- Sau khi học xong tính chất hóa học một chất hoặc tính chất hóa học chung của một loại hợp chất, tôi lập sơ đồ chuỗi để củng cố, chọn những phản ứng minh họa cho mỗi mắc xích của chuỗi.
	- Đối với bài ôn tập, luyện tập chương, tôi hướng dẫn các em lập bảng tổng kết những tính chất quan trọng của các chất, những phản ứng các chất trong đời sống và sản xuất.
	VD: Khi dạy bài luyện tập số 4 ( hoá học 8) tôi hướng dẫn học sinh lập sơ đồ mối quan hệ giữa số mol với khối lượng chất hoặc thể tích mol chất khí; từ đó triển khai thành công thức tính cho các bài tập
(3)
(1)
THỂ TÍCH MOL CHẤT KHÍ
MOL
KHỐI LƯỢNG CHẤT
(2)
(4)
(5)
(6)
KHỐI LƯỢNG MOL
	Mỗi chiều diễn biến của mũi tên áp dụng một bài tập ở phần II trong SGK trang 79, tương tự phần bài tập cũng hướng dẫn theo kiểu sơ đồ tóm tắt được chuẩn bị trước trên bảng phụ. Nhờ áp dụng phương pháp dùng sơ đồ, biểu bảng mà lớp học rất sinh động, các nhóm thảo luận và cá nhân học sinh rất tích cực tham gia học. Qua sơ đồ, học sinh có thể nhận xét chỉnh sửa rất nhanh.
	VD: Khi dạy bài ôn tập HKI (Hóa học 9)*Trước hết, tôi hướng dẫn thật kỹ cho học sinh ở tiết trước về việc thiết kế sơ đồ 
Sơ đồ 1: Kim loại Những loại hợp chất vô cơ (Oxit, Axit, Bazơ, Muối)
Từ sơ đồ 1 học sinh tự triển khai thành các chuỗi chuyển đổi hóa học, mỗi mắc xích chuỗi là một phương trình hóa học minh họa , sơ đồ 1 có thể vừa củng cố lý thuyết vừa làm bài tập 1,2,3,4,5 ( SGK trang 71, 72 ) (20 phút)
OXIT
MUỐI
KIM
LOẠI
BAZƠ
Tương tự sơ đồ 1, mỗi mũi tên minh họa bằng một phản ứng, có thể thay sơ đồ 1 bằng sơ đồ 2, mỗi cá nhân tự trang bị bài ôn tập có sự kiểm tra của giáo viên. Phản ứng nào đơn giản thì ưu tiên cho học sinh yếu kém.
Các sơ đồ, biểu bảng tôi chuẩn bị tất cả trên bảng phụ (hoặc giấy A0) học sinh căn cứ vào sơ đồ tóm tắt mà viết các phương trình minh họa.
Tiếp theo, tôi phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập( gồm các bài tập 7,8,10 trên 1 phiếu) tôi hương dẫn chung từng bài, sau đó giao cho mỗi nhóm 1 bài, nhóm khá giỏi có thể làm bài tập 6 và 9. Các nhómn hoàn thành mỗi bài trong 5 phút, trình bài vào bảng phụ và treo lên, thành viên các nhóm còn lại nhận xét, giáo viên nhận xét chung kết quả các nhóm ( thời gian nhận xét tronh 5 – 7 phút), thời gian còn lại tôi nhẫn mạnh trọng tâm HKI để chuẩn bị kiểm tra.
Việc lập sơ đồ sẽ rút ngắn thời gian phân tích mỗi chuỗi, nếu không lập 2 sơ đồ trên thì có thể ôn tập giống hướng dẫn của SGK , mỗi nhóm hình thành một chuỗi chuyển đổi hóa học , học sinh có thể hoàn thành bài học vào chuỗi đã chuẩn bị trước.
Tóm lại, mỗi phương pháp đổi mới sẽ mang lại hiệu quả đặc trưng, ứng dụng phù hợp sẽ truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách khoa học nhất. những kinh nghiệm 

File đính kèm:

  • docSKKN HOA Doi moi phuong phap day hoc o bac THCS.doc