Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Chu Văn An (Có đáp án)

Phần 1- Trắc nghiệm( 2 điểm)

Câu 1: Trình tự tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều dưới đây đúng hay sai?

- Phần thứ nhất : Gia biến và lưu lạc

- Phần thứ hai : Gặp gỡ và đính ước

- Phần thứ ba : Đoàn tụ

 A. Đúng B. Sai

Câu 2 : Tác giả nào có quan điểm sáng tác văn dĩ tải đạo?

A. Nguyễn Du B. Nguyễn Dữ

B. Ngô gia văn phái D. Nguyễn Đình Chiểu

Câu 3: Tên tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là gì?

A. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.

B. Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.

C. Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước.

D. Ý chí trước sau như một của vua Lê.

Câu 4 : Nối tên văn bản ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp ?

Cột A Cột B

1. Truyền kì mạn lục. a. Ngô Gia Văn Phái

2. Hoàng Lê nhất thống chí. b. Nguyễn Du.

3. Truyện Lục Vân Tiên. c. Nguyễn Dữ.

4. Truyện Kiều. d. Nguyễn Bỉnh Khiêm

 e. Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 5 : Điền tên tác phẩm phù hợp vào chỗ trống để có nhận xét sao cho đúng ?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Chu Văn An (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LỚP 9
MÔN : NGỮ VĂN
 (Thời gian làm bài: 45 phút)
Phần 1- Trắc nghiệm( 2 điểm)
Câu 1: Trình tự tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều dưới đây đúng hay sai?
- Phần thứ nhất : Gia biến và lưu lạc
- Phần thứ hai : Gặp gỡ và đính ước
- Phần thứ ba : Đoàn tụ
 A. Đúng B. Sai
Câu 2 : Tác giả nào có quan điểm sáng tác  văn dĩ tải đạo?
Nguyễn Du	 B. Nguyễn Dữ
Ngô gia văn phái	 D. Nguyễn Đình Chiểu
Câu 3: Tên tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là gì?
Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê.
Ghi chép việc vua Lê thống nhất đất nước.
Ý chí trước sau như một của vua Lê.
Câu 4 : Nối tên văn bản ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp ?
Cột A
Cột B
1. Truyền kì mạn lục.
a. Ngô Gia Văn Phái
2. Hoàng Lê nhất thống chí.
b. Nguyễn Du.
3. Truyện Lục Vân Tiên.
c. Nguyễn Dữ.
4. Truyện Kiều.
d. Nguyễn Bỉnh Khiêm
e. Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 5 : Điền tên tác phẩm phù hợp vào chỗ trống để có nhận xét sao cho đúng ?
Tác phẩm....................... được đánh giá là “ Tập đại thành ” của ngôn ngữ văn học dân tộc.
Phần II : Tự luận ( 8 điểm)
Câu1( 3 điểm) : 
Viết đoạn văn ( khoảng 10 đến 15 dòng) phân tích ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật cái bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ .
Câu 2 ( 5 điểm): 
Viết văn bản ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của Thuý Kiều trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” ( Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du).
------------------Hết------------------
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LỚP 9
MÔN : NGỮ VĂN
 (Hướng dẫn chấm gồm 3 trang)
I.Phần trắc nghiệm (2điểm): Mỗi ý trả lời đúng được 0,25điểm.
Câu
1
2
3
4
5
Mức tối đa
B
D
C
1-c; 2-a; 3-e; 4-b
Truyện Kiều
Mức chưa đạt
Không trả lời hoặc chọn đáp án khác
II.Phần tự luận (8 điểm):
Câu1 ( 3.0 điểm) 
a. Mức tối đa (3.0 điểm) : 
- Về phương diện nội dung (2.5 điểm): HS chỉ rõ được các ý nghĩa sau của chi tiết nghệ thuật cái bóng: 
Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ. 
+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. 
Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó. 
Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức. 
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện.
Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha. Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng. Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn. 
-Về phương diện hình thức (0.5 điểm): 
+ HS trình bày sạch đẹp, không sai chính tả, câu, từ; ý rõ ràng, mạch lạc.
+ Viết thành đoạn văn, rõ hình thức đoạn văn, liên kết, lập luận chặt chẽ.
b. Mức chưa tối đa ( 0.25 đến 2.75 điểm): Chỉ đảm bảo được một hoặc một số yêu cầu về nội dung và hình thức đã nêu.
c. Mức không đạt (0.0 điểm) : Không làm bài hoặc không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào về nội dung và hình thức đã nêu.
Câu 2( 5 điểm): 
a. Mức tối đa ( 5.0 điểm) : 
- Về phương diện nội dung ( 4.0 điểm): HS cần đảm bảo các ý sau:
* Mở bài ( 0.5 điểm): Giới thiệu xuất xứ ( Chị em Thuý Kiều – Truyện Kiều – Nguyễn Du), giới thiệu khái quát vẻ đẹp của nhân vật Thúy Kiều
*Thân bài ( 3.0điểm)
Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: 
- Tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Nguyễn Du sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để so sánh với vẻ đẹp của con người:
Nếu gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân, nhà thơ chỉ nói đến sắc đẹp thì gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều nhà thơ nhấn mạnh cả vẻ đẹp về Sắc- Tài - Tâm hồn.
 +Sắc: Thuý Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà. Sự thông minh, sắc sảo được thể hiện tập trung qua gợi tả đôi mắt(dẫn chứng). Đó là vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành, vẻ đẹp của một tuyệt thế giai nhân khiến hoa ghen, liễu hờn.
+ Tài: Nhà thơ đã sử dụng biện pháp liệt kê và những tính từ để khẳng định Thuý Kiều rất đa tài: nàng thông minh bẩm sinh, với nhiều tài: làm thơ, vẽ tranh, ca hát, đánh đàn, sáng tác nhạc. Tài năng nào cũng đạt mức độ vượt trội hơn hẳn so với người khác.( dẫn chứng)
+ Tâm hồn : Được thể hiện qua tiếng đàn, qua đôi mắt - Đa sầu, đa cảm...
- Dùng lối ẩn dụ để ví von, so sánh nhằm làm bật lên vẻ đẹp Thuý Kiều. Qua đó nhà thơ cũng ngầm dự báo số phận của nàng trong tương lai: bất hạnh, đầy sóng gió bão táp. 
- Thủ pháp đòn bẩy, tả Vân trước, Kiều sau cũng là một bút pháp tài hoa của Nguyễn Du để nhấn mạnh vào nhân vật trung tâm: Thuý Kiều, qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của nàng Kiều. 
- Thái độ của tác giả: Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ; dự cảm về kiếp tài hoa bạc mệnh. Đó cũng là cảm hứng nhân văn sâu sắc của văn bản.
* Kết bài (0.5 điểm ): Đánh giá khái quát về nhân vật Thuý Kiều; nội dung, nghệ thuật của đoạn trích, qua đó khẳng định về tài năng và tấm lòng của Nguyễn Du. 
	- Về hình thức và các tiêu chí khác (1.0 điểm): 
+ HS viết được bài văn đủ bố cục ba phần ( MB, TB, KB), trình bày sạch đẹp, khoa học; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ ( 0.5 điểm).
+ Phát triển ý theo một trình tự lô gic, hợp lí; thực hiện tốt việc liên kết ý trong câu, câu trong đoạn và các đoạn văn trong văn bản, sử dụng từ ngữ, câu văn linh hoạt, sáng tạo; lập luận logic (0.5 điểm ).
b. Mức chưa tối đa ( 0.25 đến 4.75 điểm): Chỉ đảm bảo được một hoặc một số yêu cầu về nội dung và hình thức đã nêu.
c. Mức không đạt (0.0 điểm): Không làm bài hoặc làm lạc đề.
----------------------Hết-----------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_chu_van_an.doc
Giáo án liên quan