Đề kiểm tra định kỳ giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Tiến (Có đáp án)

II. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả (2 điểm-15 phút)

 Nghe- viết: Bài Một chuyên gia máy xúc (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 45).

 (Đoạn Qua khung cửa kính buồng máy giản dị, thân mật.)

2. Tập làm văn (8 điểm-35 phút):

 Đề bài. Quê em có rất nhiều cảnh đẹp. Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em ấn tượng nhất.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Tiến (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA KỲ I - LỚP 5
Năm học 2020-2021
Nội dung KT
Chủ đề
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
Ghi chú
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1 câu có thể tích hợp cả đọc hiểu văn bản và kiến thức TV
hoặc có nhiều ý.
Phần kiểm tra đọc
Đọc thành tiếng
Số câu
2 (hoặc 3)
Số điểm
1
1
0,5
0,5
3
Đọc hiểu
văn bản
Số câu
03
1
2
05
Số điểm
1,5
0,5
1,5
3,5
Kiến thức TV
Số câu
01
2
1
1
05
Số điểm
1
1
1
1
05
Tổng số câu
04
03
2
03
1
10
Tổng số điểm
2,5
1
1,5
1
1,5
1,5
1
7,0
Phần kiểm tra viết
Chính tả
Số câu
1
1
Số điểm
2
2
Tập làm văn
Số câu
1
1
Số điểm
8
8
Tổng
Số câu
2
2
Số điểm
10
10
* Lưu ý: Điểm toàn bài là điểm trung bình cộng giữa điểm kiểm tra đọc và kiểm tra viết làm tròn từ 0,5 thành 1.
UBND HUYỆN GIA LỘC
TRƯỜNG TH TÂN TIẾN
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I
 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
NĂM HỌC 2020 - 2021
 Thời gian: 80 phút (không kể thời gian giao đề và KT đọc thành tiếng)
(Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra, không làm vào đề)
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (30 phút) (7 điểm) 
Học sinh đọc thầm bài đọc sau:
NGƯỜI TÙ BINH DA ĐEN
Đêm xuống, trong khu rừng âm u, những đống lửa nhóm lên xôn xao dưới những thân cây cao vút. Người tù binh da đen ngồi trên một tảng đá bâng khuâng nhìn những chiến sĩ Việt Nam đang cười đùa với nhau. Một nhóm vẫy anh lại, anh rụt rè đi tới:
- Thế nào, anh bị bắt có buồn lắm không ? Có sợ không ?
Người lính da đen vẫn cười, không dám trả lời thế nào. Anh chiến sĩ hỏi:
- Anh có con chưa ?
- Có rồi, hai con gái.
- Chúng lớn chứ ? Có bằng con gái tôi đây không ?
Anh chiến sĩ Việt Nam rút trong túi ra một cuốn sổ tay trong đó có ảnh con gái anh. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ, chỉ ghé mắt nhìn và gật đầu:
- Một đứa bằng đấy, một đứa bé hơn.
- Tên chúng nó là gì ?
Hai mắt người lính da đen xa mờ đi. Anh chiến sĩ đứng tuổi lại hỏi:
- Sao tóc anh đã hoa râm thế còn đi lính cho Pháp ?
Người tù binh ngồi ngây ra, rồi bỗng chảy nước mắt. Giọng ngắc ngứ vừa nói vừa ra hiệu. Anh bắt đầu kể chuyện. Anh là người Ma- Rốc, làm thợ mộc ở một làng vùng núi. Nhà có một mẹ già và hai anh em. Pháp đến bắt lính. Người em bỏ trốn vào rừng Những hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập như gọi anh trở về nguồn gốc cũ. Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khắc hẳn của mình.
 Theo Nguyễn Đình Thi
Ghi lại chữ cái đặt trước ý trả lời đúng và hoàn thành tiếp bài tập!
Câu 1(0,5 điểm). Bài “ Người tù binh da đen” của tác giả nào ?
a. Tô Hoài	 b. Đoàn Giỏi	 c. Nguyễn Đình Thi	 	d. Phạm Hổ
Câu 2 (0,5 điểm). Người tù binh da đen là người nước nào ?
a. Mĩ	 b. Ma-Rốc 	 c. Pháp	d. Nam Phi
Câu 3 (0,5 điểm). Các chiến sĩ Việt Nam đã hỏi người tù binh da đen những gì?
a. Gia đình
b. Cuộc sống trong những ngày đi lính cho Pháp.
c. Lí do đi lính cho Pháp
d. Tâm trạng khi bị bắt, con cái, lí do đi lính cho Pháp.
Câu 4 (0,5 điểm). Vì sao người tù binh da đen lại đi lính cho Pháp ?
a. Bản thân muốn chinh phục, khám phá đất nước Việt Nam.
b. Bị Pháp bắt đi lính.
c. Kiếm tiền nuôi gia đình.
d. Tự nguyện tham gia đi lính cho Pháp.
Câu 5 (0,5 điểm). Khi được các chiến sĩ Việt Nam hỏi chuyện về con cái, tại sao người tù binh da đen lại khóc?
Câu 6 (0,5 điểm). Từ đồng nghĩa với từ “ rụt rè” là:
a. rề ra	b. rối ren	c. nhu nhược	d. nhút nhát
Câu 7 (1 điểm). Tìm từ trái nghĩa với từ “ chiến tranh” và đặt câu với từ tìm được.
Câu 8 (1 điểm). Từ “ cầm” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc ?
a. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ.
b. Lần này, vị tướng lại cầm binh ra trận.
c. Nếu chị đi buôn bán chuyến này thì cầm chắc lãi to.
d. Chứng kiến hoàn cảnh cậu bé, tôi không cầm được nước mắt.
Câu 9 (1 điểm). Được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, em sẽ làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc?
Câu 10 (1 điểm). Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
	Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khác hẳn của mình.
II. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả (2 điểm-15 phút)
	Nghe- viết: Bài Một chuyên gia máy xúc (SGK Tiếng Việt 5, tập 1, trang 45).
 (Đoạn Qua khung cửa kính buồng máy  giản dị, thân mật.) 
2. Tập làm văn (8 điểm-35 phút): 
 Đề bài. Quê em có rất nhiều cảnh đẹp. Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em ấn tượng nhất.
---------------------Hết---------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 
1
2
3
4
6
8
Đáp án
c
b
c
b
d
a
Câu 5: 0,5 điểm
	Khi được các chiến sĩ Việt Nam hỏi chuyện về con cái, người từ binh da đen khóc vì:
Anh nhớ con, nhớ gia đình, nhớ quê hương, đất nước của anh. (0,25 điểm)
Anh nhận ra rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam hoàn toàn phi nghĩa. (0,25 điểm)
(HS có thể diễn đạt theo ý hiểu nhưng nghĩa tương tự vẫn được điểm tối đa)
Câu 7 (1 điểm)
 - Tìm đúng từ (VD: hòa bình, thái bình, thanh bình...) : 0,5 điểm 
 - Đặt đúng theo yêu cầu, rõ, nội dung trong sáng: 0,5 điểm 
 Thiếu dấu câu, đầu câu không viết hoa: trừ 0,15 điểm/lỗi.
Câu 9(1 điểm). 
	HS trả lời đúng từ 2 ý trở lên, viết câu đúng, nội dung rõ ràng: 1 điểm
Ví dụ: Được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, em sẽ đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn bè/chăm ngoan, học giỏi để sau này trở thành người có ích cho xã hội./
Câu 10 (1 điểm). Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Đã bao năm, anh //hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khác hẳn của mình. 
 TN CN VN 
II. KIỂM TRA VIẾT
1. Chính tả (2 điểm-15 phút)
	- Bài viết đủ, không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2 điểm
- Mắc 5 lỗi (phụ âm đầu, vần , thanh...) trừ 1 điểm
- Toàn bài viết cẩu thả, chữ không đúng chuẩn, trình bày bẩn trừ 0,5 điểm.
2. Tập làm văn (8 điểm-35 phút): 
- Viết được bài văn đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài , đúng yêu cầu của đề; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
- Bài viết biết sử dụng các từ ngữ sinh động, gợi tả, gợi cảm.
- Thể hiện được tình cảm với đối tượng miêu tả.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
*Tùy từng mức độ sai sót của bài viết, giáo viên có thể cho các mức độ 7,5; 7; 6,5; 6; 5,5; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5; 0 điểm.
Điểm mỗi bài KT (Đọc, Viết) có thể là số thập phân (không làm tròn). Điểm bài KT môn Tiếng Việt là số tự nhiên, làm tròn 0,5 trở lên thành 1. 

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_giua_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2.doc
Giáo án liên quan