Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Tiến (Có đáp án)

1. Chính tả (2 điểm) (Thời gian: 15 phút)

 Nghe-viết: Nghe-viết: Cô Chấm (Tiếng Việt 5 – Tập 1- Trang 156)

 (Đoạn viết: “Chấm không phải là nói đáng mấy điểm nữa.)

2. Tập làm văn (8 điểm) (Thời gian: 35 phút)

Đề bài: Xung quanh em có rất nhiều người đáng yêu, đáng quý. Em hãy tả lại một trong số những người mà em yêu quý đó.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kỳ cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học Tân Tiến (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND HUYỆN GIA LỘC
TRƯỜNG TH TÂN TIẾN
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học: 2020 – 2021
 Thời gian: 85 phút (không kể thời gian đọc thành tiếng và giao đề)
(Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra, không làm vào đề)
A. KIỂM TRA ĐỌC
1. Đọc thành tiếng (3 điểm)
2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt ((7 điểm – Thời gian: 35 phút) 
	Học sinh đọc thầm bài văn sau:
CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA
Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. 
Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt lúa thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. 
Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới
 Tôi hi vọng sự lựa chọn của hạt giống thứ hai cũng sẽ là sự lựa chọn của bạn và tôi khi đứng trước cánh đồng cuộc đời bao la này
 (Theo Internet)
 Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng và hoàn thiện các bài tập sau theo yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Hạt lúa thứ nhất chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó vì:
	A. Ở đó có đầy đủ nước và chất dinh dưỡng. 
	B. Không muốn thân mình bị nát tan trong đất.
	C. Đó là nơi trú ngụ an toàn và có điều kiện sống tốt để phát triển.
Câu 2 (0,5 điểm). Vì sao hạt lúa thứ hai ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất? 
	A. Vì ở trong lòng đất sẽ được an toàn.
	B. Vì nó thích được thay đổi chỗ ở.
	C. Vì nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. 
Câu 3 (0,5 điểm).  Điều gì đã xảy ra với hạt lúa thứ nhất?
	A. Bị chuột ăn mất.	
	B. Bị héo khô, chết dần chết mòn nơi góc nhà vì thiếu nước và ánh sáng.	
	C. Trở thành cây lúa xanh tốt, khỏe mạnh.
Câu 4 (0,5 điểm). Chi tiết nào cho thấy kết quả tốt đẹp mà hạt lúa thứ hai đã nhận được? 
	A. Nó được vươn mình lên khỏi mặt đất để đón những tia nắng mới.
	B. Nó được cung cấp đầy đủ nước và ánh sáng. 
	C. Từ thân nó mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt, nó mang đến cho đời những hạt lúa mới.
Câu 5 (1 điểm). Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? 
Câu 6 (0,5 điểm). Ghi lại 1 từ đồng nghĩa với từ trú ngụ trọng câu văn: “Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” 
Câu 7 (1 điểm). Dòng nào dưới đây chứa các từ đồng âm.
	A. đồng ruộng, một nghìn đồng, tượng đồng, đồng bào.
	B. chân ghế, chân núi, chân chống xe, bàn chân.
	C. vàng lịm, vàng hoe, vàng ối, vàng tươi.
Câu 8  (0,5 điểm). Trong đoạn văn thứ hai của bài đọc trên có các đại từ xưng hô là :
	 A. ông chủ, ta, nó B. chúng, ta, nó C. ông chủ, ta
Câu 9 (1 điểm). Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau:
 Những đám mây trắng bồng bềnh trôi theo gió.
Câu 10 (1 điểm). Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản rồi gạch chân cặp quan hệ từ đó.
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả (2 điểm) (Thời gian: 15 phút)
 Nghe-viết: Nghe-viết: Cô Chấm (Tiếng Việt 5 – Tập 1- Trang 156)
 (Đoạn viết: “Chấm không phải là nói đáng mấy điểm nữa.) 
2. Tập làm văn (8 điểm) (Thời gian: 35 phút)
Đề bài: Xung quanh em có rất nhiều người đáng yêu, đáng quý. Em hãy tả lại một trong số những người mà em yêu quý đó.
-----------------------Hết-----------------------
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ I
 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5- Năm học: 2020- 2021
TT
CÂU/ĐÁP ÁN
ĐIỂM
Đọc
hiểu
7 điểm
Câu 1: B 
0,5
Câu 2: C 
0,5
Câu 3: B
0,5
Câu 4: C
0,5
Câu 5: Phải can đảm, dám đương đầu với những khó khăn thử thách thì ta mới thành công và sống cuộc đời có ý nghĩa.
1
Câu 6: ở / trú / ngụ / cư trú
0,5 
Câu 7: A
1 
Câu 8: C 
0,5 
Câu 9: Những đám mây trắng bồng bềnh trôi theo gió. 
 CN VN 
1 
Câu 10: HS đặt câu đúng yêu cầu, nghĩa trong sáng, đúng ngữ pháp, đúng chính tả chữ viết rõ ràng.
Nếu đầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu câu, trừ 0,25điểm/lỗi.
1 
Chính tả
2 điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp
1 
Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi)
1
Toàn bài viết cẩu thả, chữ không đúng chuẩn, trình bày bẩn trừ 0,5 điểm.
Tập làm văn
8 điểm
- Viết được bài văn đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
Mở bài: Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp 
1
- Thân bài: 
 + Nội dung: Nội dung thể hiện rõ đặc trưng của văn tả người. 
+ Kĩ năng: Viết câu đúng ngữ pháp, sắp xếp các ý hợp lí, diễn đạt mạch lạc. 
+ Cảm xúc: Bài viết có sử dụng những từ ngữ hoặc câu văn thể hiện cảm xúc giữa người tả với đối tượng miêu tả hoặc ngược lại. 
4
1,5
1,5
1
- Kết bài: HS nêu được cảm nghĩ hoặc nhận xét của mình về đối tượng được nhắc tới trong bài văn.
1
- Chữ viết, chính tả: Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, mắc không quá 5 lỗi.
0,5
- Dùng từ, đặt câu: HS biết dùng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm, viết câu có hình ảnh, cảm xúc.
0,5
- Sáng tạo: Bài viết có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, lời văn tự nhiên.
1
* Lưu ý: Điểm đọc, viết là tổng điểm của các nội dung trong phần A (Kiểm tra đọc) hoặc phần B - Kiểm tra viết. Điểm đọc, viết có thể có điểm lẻ 0,25; 0,5;0,75. Điểm KTĐK môn Tiếng Việt (điểm chung) là điểm trung bình cộng của 2 bài kiểm tra đọc, viết được làm tròn lẻ 0,5; 0,75 lên thành 1; lẻ 0,25 làm tròn xuống. Điểm TB là số nguyên từ 1 đến 10. Bài làm gạch xóa, không được 10 điểm phải trừ ngay từ điểm thành phần, không trừ điểm tổng.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_h.doc
Giáo án liên quan