Đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án)

I.Phần trắc nghiệm (2điểm):

Câu 1: Nối cột A (tên văn bản) với cột B(năm sáng tác) cho đúng:

Cột A Cột B

 1. Ánh trăng a. 1970

 2. Làng b. 1958

 3. Lặng lẽ Sa Pa c. 1969

 4. Bài thơ về tiểu đội xe không kính d. 1978

 e. 1948

Câu 2: Điền vào dấu ( ) để hoàn thành hoàn cảnh ra đời của văn bản “Đoàn thuyền đánh cá”:

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là kết quả của chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng biển mỏ Quảng Ninh của Huy Cận trong thời kì miền Bắc đang ( ).

 (kháng chiến chống Pháp/ kháng chiến chống Mĩ/ xây dựng chủ nghĩa xã hội).

Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nào đã 𬬬ược sử dụng trong hai câu thơ?

 Biển cho ta cá như lòng mẹ

 Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

 A. So sánh. B. So sánh và nhân hoá. C. Hoán dụ. D. Ẩn dụ.

Câu 4: Người kể chuyện trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” là anh thanh niên, đúng hay sai?

 A.Đúng B. Sai

Câu 5: “Bài thơ có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra vấn đề thái độ với quá khứ, với những người đã khuất, với cả chính mình khi hoàn cảnh cuộc sống đổi thay. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ” . Nhận định đó đúng với bài thơ nào?

 A. Đồng chí B. Đoàn thuyền đánh cá C. Bếp lửa D. Ánh trăng

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn Lớp 9 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mức độ / Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Cấp thấp
Cấp cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Thơ hiện đại
Nhớ năm sáng tác , hoàn cảnh, ra đời, nhân vật của các văn bản
Hiểu NT sử dụng trong văn bản
Hiểu nhân vật trong văn bản
Cảm nhận được giá trị nội dung nghệ thuật của đoạn thơ
Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận về đoạn thơ
Câu số:
Số điểm:
C1,2,5
1.25
C3
0,25
C2
1,0
C2
2,0
C2
2.0
5
6,5
(30 %)
2. Truyện hiện đại
Nhớ năm sáng tác , nhân vật của văn bản
Hiểu tình huống truyện
Vận dụng phân tích ý nghĩa của tình huống truyện
Câu số:
Số điểm:
C1,4
0,5
C1
 2,0
C1
 1,0
3
 3,5
(70 %)
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ %:
3
1,75
17,5
2
3,25
 32,5
2
5
50
7
10
100
LẬP MA TRẬN ĐỀ
 UBND THỊ XÃ CHÍ LINH 	 ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LỚP 9
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN 	 MÔN: NGỮ VĂN
	 (Thời gian làm bài: 45 phút)
I.Phần trắc nghiệm (2điểm):
Câu 1: Nối cột A (tên văn bản) với cột B(năm sáng tác) cho đúng:
Cột A
Cột B
 1. Ánh trăng
a. 1970
 2. Làng
b. 1958
 3. Lặng lẽ Sa Pa
c. 1969
 4. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
d. 1978
e. 1948
Câu 2: Điền vào dấu () để hoàn thành hoàn cảnh ra đời của văn bản “Đoàn thuyền đánh cá”:
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là kết quả của chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng biển mỏ Quảng Ninh của Huy Cận trong thời kì miền Bắc đang ().
 (kháng chiến chống Pháp/ kháng chiến chống Mĩ/ xây dựng chủ nghĩa xã hội).
Câu 3: Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ?
 Biển cho ta cá như lòng mẹ
 Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
 A. So sánh.	 B. So sánh và nhân hoá. C. Hoán dụ.	D. Ẩn dụ.
Câu 4: Người kể chuyện trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” là anh thanh niên, đúng hay sai?
 A.Đúng 	B. Sai
Câu 5: “Bài thơ có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời bởi nó đặt ra vấn đề thái độ với quá khứ, với những người đã khuất, với cả chính mình khi hoàn cảnh cuộc sống đổi thay. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ” . Nhận định đó đúng với bài thơ nào?
 A. Đồng chí	B. Đoàn thuyền đánh cá C. Bếp lửa 	D. Ánh trăng
II. Phần tự luận (8điểm):
Câu 1 (3điểm): Nêu và phân tích ý nghĩa tình huống truyện trong văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Câu 2(5điểm)
Viết văn bản ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
( Đồng chí - Chính Hữu)
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LỚP 9
Môn: Ngữ văn
I. Phần trắc nghiệm (2điểm) - Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
Mức tối đa
1-d; 2-e;3-a; 4-c
xây dựng chủ nghĩa xã hội
 B
B
D
Mức không đạt
Chọn đáp án khác hoặc không chọn
II. Phần tự luận (8điểm):
Câu 1 (3điểm):
a. Mức tối đa (3.0 điểm) : 
* Về phương diện nội dung (2.5 điểm): Học sinh cần nêu và phân tích được ý nghĩa hai tình huống trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng: 
- Tình huống thứ nhất: Ông Sáu về thăm nhà, gặp con sau tám năm xa cách, muốn nhận con nhưng thật trớ trêu là bé Thu lại không nhận cha. Đến lúc bé nhận ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết với cha thì ông Sáu lại phải ra đi. 
=>Tình huống này chủ yếu thể hiện tình cảm sâu sắc của bé Thu dành cho cha.
- Tình huống thứ hai: Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao món quà ấy cho con thì ông đã hy sinh trong một trận càn của giặc. Tình huống thứ hai tập trung thể hiện tình yêu thương con sâu sắc của ông Sáu.
=> Với việc xây dựng tình huống truyện bất ngờ, hợp Nguyễn Quang Sáng đã tạo câu chuyện thêm bất ngờ, cuốn hút người đọc; góp phần thể hiện rõ nét tính cách, tình cảm của nhân vaath đồng thời thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: Ngợi ca tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.
*Về phương diện hình thức (0.5 điểm): 
+ HS trình bày sạch đẹp, không sai chính tả, câu, từ; ý rõ ràng, mạch lạc.
+ Viết thành đoạn văn, rõ hình thức đoạn văn, liên kết, lập luận chặt chẽ.
b. Mức chưa tối đa ( 0.25 đến 2.75 điểm): Chỉ đảm bảo được một hoặc một số yêu cầu về nội dung và hình thức đã nêu.
c. Mức không đạt (0.0 điểm) : Không làm bài hoặc không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào về nội dung và hình thức đã nêu.
Câu 2( 5 điểm): 
a. Mức tối đa ( 5.0 điểm) : 
- Về phương diện nội dung ( 4.0 điểm): HS cần đảm bảo các ý sau:
* Mở bài ( 0.5 điểm): Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đánh giá khái quát hình ảnh thơ, dẫn 3 câu thơ cuối.
*Thân bài ( 3.0điểm): Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau: 
 - Đây là những hình ảnh thơ đặc sắc khép lại bài thơ. Ba câu thơ dựng lên bức tượng đài đẹp về người lính và tình đồng chí. Kết tinh vẻ đẹp của tình đồng chí, cũng là biểu hiện cao đẹp nhất của tình đồng chí là cùng sát cánh chiến đấu, cùng chung chiến hào. 
- Hoàn cảnh chiến trường khắc nghiệt và hiểm nghèo "rừng hoang, sương muối", trong không khí căng thẳng chờ giặc tới. Người lính không cô đơn, có đồng đội, vầng trăng, khẩu súng làm bạn trong tư thế chủ động. Họ hiện lên với vẻ đẹp phong trần, dũng cảm và lãng mạn, có sức mạnh trong tư thế, có sự đằm thắm trong tâm hồn, tình cảm.
- "Đầu súng trăng treo" là hình ảnh thơ đẹp, sáng tạo. Súng và trăng là những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cách mạng, súng biểu tượng cho chiến tranh, cho hiện thực khốc liệt, trăng biểu tượng cho hòa bình, lãng mạn, thơ mộng. Chính Hữu đã dung hòa trong một câu thơ làm nên vẻ đẹp của tình đồng chí. Là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, chất chiến sĩ và thi sĩ. Hình ảnh thơ trên còn cho thấy mục đích người lính cầm súng để hướng tới ánh sáng, tự do, hoà bình. Câu thơ đã khẳng định bản lĩnh thơ Chính Hữu, thể hiện được khát vọng hoà bình của cả dân tộc.
- Giữa những khoảnh khắc yên bình hiếm hoi của hai trận đánh, người lính vẫn thả hồn mình theo ánh trăng, họ đâu chỉ biết cầm súng.
- Cách thể hiện vừa hiện thực vừa lãng mạn, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cụ thể, chân thực vừa mang ý nghĩa khái quát, lãng mạn. Nhịp thơ câu cuối 2/2 giàu tính nghệ thuật, gợi sự song đôi của hai hình ảnh để nói sự gắn bó của tình đồng chí.
* Kết bài (0.5 điểm ): Đánh giá khái quát về giá trị của đoạn thơ. 
- Về hình thức và các tiêu chí khác (1.0 điểm): 
+ HS viết được bài văn đủ bố cục ba phần ( MB, TB, KB), trình bày sạch đẹp, khoa học; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ ( 0.5 điểm).
+ Phát triển ý theo một trình tự lô gic, hợp lí; thực hiện tốt việc liên kết ý trong câu, câu trong đoạn và các đoạn văn trong văn bản, sử dụng từ ngữ, câu văn linh hoạt, sáng tạo; lập luận logic (0.5 điểm ).
b. Mức chưa tối đa ( 0.25 đến 4.75 điểm): Chỉ đảm bảo được một hoặc một số yêu cầu về nội dung và hình thức đã nêu.
c. Mức không đạt (0.0 điểm): Không làm bài hoặc làm lạc đề.
----------------------Hết-----------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_mon_ngu_van_lop_9_co_dap_an.doc
Giáo án liên quan