Đề kiểm tra : Đại cương kim loại - Nhóm IA, IIS, IIA
Câu 1. Trong các nhận xét sau nhận xét CHƯA ĐÚNG là :
A. Nhôm là kim loại lưỡng tính, nhôm hidroxit là bazơ lưỡng tính, nên chúng đều có thể tan trong dung dịch axit và dung dich kiềm
B. Nhôm có khả năng tan trong dung dịch NaOH, KHSO4, Na2CO3, HCl.
C. Nhôm bền trong không khí là do tạo lớp màng ôxit bảo vệ, nhôm bền trong nước do nhôm tác dụng với H2O tạo ra Al(OH)3 là chất không tan ngăn không cho nhôm tác dụng tiếp với H2O.
D. Hỗn hợp 2 kim loại Al và K có thể tan hoàn toàn trong nước tạo dung dịch trong suốt và khí H2 thoát ra.
HỌ VÀ TÊN: ........................................................... LỚP: .......................... ĐỀ KIỂM TRA : ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI - NHÓM IA, IIA, IIIA Câu 1. Trong các nhận xét sau nhận xét CHƯA ĐÚNG là : A. Nhôm là kim loại lưỡng tính, nhôm hidroxit là bazơ lưỡng tính, nên chúng đều có thể tan trong dung dịch axit và dung dich kiềm B. Nhôm có khả năng tan trong dung dịch NaOH, KHSO4, Na2CO3, HCl. C. Nhôm bền trong không khí là do tạo lớp màng ôxit bảo vệ, nhôm bền trong nước do nhôm tác dụng với H2O tạo ra Al(OH)3 là chất không tan ngăn không cho nhôm tác dụng tiếp với H2O. D. Hỗn hợp 2 kim loại Al và K có thể tan hoàn toàn trong nước tạo dung dịch trong suốt và khí H2 thoát ra. Câu 2. Phản ứng nào dưới đây KHÔNG đúng? Biết trật tự dãy điện hóa : Mg2+ Mg Fe2+ Fe Cu2+ Cu Fe3+ Fe2+ Ag+ Ag A. Fe + 3Ag+ (dư) ® Fe3+ + 3Ag B. Fe + 2Fe3+ ® 3Fe2+ C. Mg (dư) + 2Fe3+ ® Mg2+ + 2Fe2+ D. Cu ( dư) + 2Fe3+ ® Cu2+ + 2Fe2+ Câu 3. Để nhận biết các dung dịch mất nhãn, đựng trong các lọ riêng rẽ sau : FeCl2, FeCl3, NH4NO3, Cu(NO3)2, Al(NO3)3, Na2CO3, NaCl người ta có thể dùng hoá chất nào trong số các hoá chất cho sau đây: A. Dung dịch Ba(OH)2 B. Dung dịch Ba(NO3)2 C. Dung dịch H2SO4 D. Dung dịch BaCl2 Câu 4. Điện phân có màng ngăn, điện cực trơ một dung dịch chứa hỗn hợp CuSO4 và NaCl, dung dịch sau điện phân có thể hoà tan bột Al2O3. Dung dịch sau điện phân có thể là : A. Na2SO4 và H2SO4 B. CuSO4 C. H2SO4 hoặc NaOH D. H2O Câu 5. Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị xây sát sâu đến lớp sắt, thì vật nào bị gỉ sắt chậm nhất? A. Sắt tráng thiếc B. Sắt tráng kẽm C. Sắt tráng niken D. Sắt tráng đồng Câu 6. Ngâm một lá Fe dư vào dung dịch hỗn hợp chứa: CuSO4, Fe2(SO4)3, MgSO4 khi phản ứng kết thúc thì số muối trong dung dịch là: A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 7. Có ba dung dịch mất nhãn : NaCl; NH4Cl; NaNO3 .Dãy hoá chất nào sau đây có thể phân biệt được ba dung dịch : A. Phenol phtalein và NaOH. B. Cu và HCl . C. Phenol phtalein; Cu và H2SO4 loãng . D. Quì tím và dung dịch AgNO3 . Câu 8. Cho từ từ 2a mol NaHSO4 vào dung dịch có chứa a mol NaOH + a mol NaAlO2 thì hiện tượng phản ứng là : A. Tạo kết tủa sau đó một phần kết tủa tan. B. Không có phản ứng xảy ra. C. Có phản ứng xảy ra nhưng không rõ hiện tượng. D. Xuất hiện kết tủa keo màu trắng. Câu 9. Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4HCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa : A. NaCl, NaHCO3, BaCl2 B. NaCl, NaOH, BaCl2 C. NaCl, NaOH. D. NaCl. Câu 10. Cho dung dịch chứa a mol Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch có chứa a mol chất tan X. Để kết tủa lớn nhất thì X là A. Ba(OH)2 . B. H2SO4 . C. Ca(OH)2 . D. NaOH. Câu 11. Khi cho Al vào dung dịch NaOH dư, có khí H2 thoát ra thì trong phản ứng : A. H2O và NaOH đều là chất oxi hoá. B. NaOH là chất oxi hoá, H2O là chất khử. C. H2O là chất oxi hoá, NaOH là môi trường. D. NaOH là chất oxi hoá, H2O là môi trường. Câu 12. Dung dịch nào sau đây không làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời : A. Dung dịch Ca(OH)2 . B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch NaCl. D. Dung dịch Na2CO3 . Câu 13. Cho 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 0,1 M và Al(NO3 )3 0,1 M tác dụng với 7,82 gam kim loại Na. Sau phản ứng khối lượng kết tủa thu được là : A. 6,13 gam B. 5,35 gam C. 4,15 gam D. 0,78 gam Câu 14. Cho 3,9g Kali tác dụng với 101,8g nước thu được dung dịch KOH có khối lượng riêng là D = 1,056g/ml. Nồng độ phần trăm của dung dịch KOH và nồng độ mol/lit của dung dịch KOH lần lượt là: A. 6,40 % và 0,5 M B. 5,303% và 1M C. 4,5 00% và 1,5 M D. 5,298 % và 0,1M Câu 15. Cho 3,6g hỗn hợp gồm K và một kim loại kiềm A tác dụng vừa hết với nước. Cho 2,24 lit H2 ở 0,5 atm và O0C. Biết số mol kim loại (A) trong hỗn hợp lớn hơn 10% tổng số mol 2 kim loại. A là kim loại: A. Na B. Rb C. K D. Li Câu 16. Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào H2O dư thì thoát ra V lit khí. Mặt khác cũng lượng hỗn hợp X nói trên cho tác dụng hoàn toàn với NaOH loãng dư thu được 1,75 V lit khí. % khối lượng Al có trong X là : A. 30% B. 29,97% C. 70,13% D. 65% Câu 17. Một hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm thuộc hai chu kỳ kế tiếp của bảng hệ thống tuần hoàn có khối lượng 8,5g. Hỗn hợp này tan hết trong nước cho 3,36 lít khí Hidro (đktc). Hai kim loại và khối lượng mỗi kim loại lần lượt là: A. Li , Na :2,8 g và 5,7 g B. Na , K :2,3 g và 6,2 g C. Na , K :4,6 g và 3,9 g D. Li , Na :1,4 g và 7,1 g Câu 18. Sục khí CO2 (đktc) vào 3 lit dd Ca(OH)2 0,05M.Sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa trắng.Thể tích khí CO2tham gia phản ứng là : A. 2,24 hoặc 4,48 lít B. 3,36 lít. C. 2,24 hoặc 3,36 lít. D. Kết quả khác. Câu 19. Cho hỗn hợp A gồm 0,03 mol Al và 0,02mol Mg vào 200ml dd (B) gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 .Sau phản ứng hoàn toàn được dd (C) chỉ có 2 muối và chất rắn (D) chỉ có 2 kim loại có khối lượng 7,96 gam. Nồng độ mol/lít của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong (B) là A. 0,2 và 0,25 B. 0,3 và 0,2 C. 0,04 và 0,05 D. 0,4 và 0,5 Câu 20. Dung dịch X có chứa các ion : .Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 0,34 gam khí mùi khai và 4,3 gam kết tủa. Nếu cho X tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thu được 0,224 lít khí đktc.Cô cạn X thì khối lượng muối khan thu được là : A. 3,36 gam. B. 2,13 gam C. 3,13 gam. D. 2,36 gam Câu 21. Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là : A. 0,2. B. 2. C. 1,8 D. 2,4 Câu 22. Cho dung dịch NaOH 20% tác dụng vừa đủ với dung dịch MgCl2 10% . Lọc bỏ kết tủa dung dịch thu được có nồng độ là : A. 8,67%. B. 7,68%. C. 6,09%. D. 9,06%. Câu 23. Hoà tan hết 13,9 gam hỗn hợp gồm Mg - Al - Cu bằng 360 ml dung dịch HNO3 5M vừa đủ thu được 20,16 lít khí NO2 duy nhất ở đktc và dung dịch X. Cô cạn X khối lượng muối khan thu được là : A. 76,9 gam. B. 79,6 gam. C. 69,7 gam. D. 67,9 gam. Câu 24. Điện phân 400 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,5M với hai điện cực trơ , dòng điện một chiều đến khi ở Anôt thu được 0,896 lít khí đktc thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân hoà tan được m gam Fe có khí NO thoát ra. Giá trị lớn nhất của m là ( Fe = 56, Cu = 64, O = 16, H = 1): A. 10,08 gam. B. 11,2 gam. C. 6,72 gam D. 8,96 gam. Câu 24. Điện phân dung dịch chứa 0,1 mol HCl, 0,2 mol FeCl3, 0,1 mol CuCl2 với hai điện cực trơ đến khi ở catot thu được 3,2 gam Cu thì ở anot thu được lượng khí ở đktc là : A. 3,36 lit. B. 2,24 lit. C. 4,48 lit. D. 1,12 lit.
File đính kèm:
- Hoa 12(2).doc