Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Gia Hòa (Có đáp án)

B. KIỂM TRA VIẾT

I. Chính tả (2 điểm) – 20 phút

1. Nghe - viết bài “Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh” TV 5 tập 2 trang 132

 (viết đoạn “ Mảng thành phố trong nắng sớm.”)

II. Tập làm văn (8 điểm) – 35 phút

 Học sinh chọn một trong hai đề dưới đây:

 Đề 1. Em hãy tả cảnh trường em trước buổi học.

 Đề 2. Em hãy tả một người mà em yêu quý.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 08/05/2023 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Gia Hòa (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t rồi. Đâu đây thoang thoảng khói hương trầm, mùi hương nồng ấm, ngọt dịu của ngày Tết cổ truyền xua tan chút hơi lạnh còn sót lại của mùa đông. Những tia nắng xuân đầu tiên như những ngón tay hồng nhẹ nhàng gõ cửa đánh thức vạn vật, muôn loài bừng giấc say 
Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ. Có phải màu của lá non là màu của sự sống đang lên nhựa thanh xuân ? Từ những thân cây mẹ, chồi non mạnh mẽ xuyên thủng lớp vỏ xù xì rồi bật ra nõn nà như tiếng trẻ thơ. Đây đó là thâm u dưới những tầng cội rễ cỏ, bầy ấu trùng đợi ngày lột xác thành con ve sầu. Đâu đó trong những mắt lá diệp lục, tiếng chim ri âu yếm gọi bạn. Dường như mọi cội nguồn của sự sinh thành đều đổ dồn vào mùa xuân. Mùa xuân như có phép lạ, sau một đêm, trên những thân cây cằn khô bất ngờ bật ra những chồi non mạnh mẽ. Mùa xuân đến như chiếc chìa khóa mở toang kho nhật nguyệt cho đất trời ấm lại, cho vạn vật sáng tươi. Những chiếc lá non còn ngậm sương mai, giọt sương ngày đầu xuân trong vắt như một ánh nhìn tha thiết yêu thương.
Nguyễn Xuân Hoàng
* Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng và hoàn thành các bài tập sau: 
Câu 1: Điều gì giúp tác giả nhận ra mùa xuân đến?
Một hơi ấm trong ngọn gió lạnh cuối đông thoảng qua nồng nàn lan tỏa.
Thoang thoảng khói hương trầm, mùi hương nồng ấm, ngọt dịu của ngày Tết cổ truyền. 
Những tia nắng xuân đầu tiên nhẹ nhàng gõ cửa đánh thức vạn vật.
Tất cả các ý trên. 
Câu 2: Hình ảnh miêu tả sức sống mãnh liệt của lộc non là:
 (Đúng ghi Đ, sai ghi S trước câu văn)
Những chiếc lá non còn ngậm sương mai, giọt sương ngày đầu xuân trong vắt như một ánh nhìn tha thiết yêu thương.
Chồi non mạnh mẽ xuyên thủng lớp vỏ xù xì rồi bật ra. 
Dưới những tầng cội rễ cỏ, bầy ấu trùng đợi ngày lột xác thành con ve sầu.
Sau một đêm, trên những thân cây cằn khô bất ngờ bật ra những chồi non mạnh mẽ. 
Câu 3: Thêm từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu văn:
Dường như mọi cội nguồn của sự  đều đổ dồn vào mùa xuân.
Câu 4: “Mùa xuân đến như chiếc chìa khóa mở toang kho nhật nguyệt cho đất trời ấm lại, cho vạn vật sáng tươi.” Ý nói gì?
Mùa xuân đến nên xuất hiện mặt trời, mặt trăng.
Mùa xuân là chiếc chìa khóa mở toang đất trời.
Mùa xuân là cội nguồn của sự sống, có phép lạ thay đổi đất trời, vạn vật.
Câu 5: Hình ảnh so sánh trong câu “Những chiếc lá non còn ngậm sương mai, giọt sương ngày đầu xuân trong vắt như một ánh nhìn tha thiết yêu thương.” Có tác dụng gì?
Nói lên vẻ đẹp của lộc non, giọt sương và tình yêu mùa xuân tha thiết của tác giả.
Nói lên vẻ đẹp của lá non.
Nói lên sự yêu thương tha thiết của giọt sương với những chiếc lá non.
Câu 6: Câu ghép “Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ.” Có mấy vế câu?
Có 2 vế câu
Có 3 vế câu
Có 4 vế câu
Câu 7: Dấu phẩy trong câu “Sau một mùa đông dài, những chiếc lộc non đã đâm chồi.” có tác dụng gì?
A.
Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
B.
Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
C.
Ngăn cách các vế trong câu ghép.
Câu 8: Chủ ngữ trong câu:” Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau tỏa mùi thơm.” là:
Hoa lá, quả chín
Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt
 C. Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân
Câu 9: Viết lại câu văn cho sinh động hơn: “Trên cành cây, những chiếc lộc non đã đâm chồi.”
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 10: Em hãy đặt một câu hỏi bộc lộ cảm xúc khi thấy mùa xuân đến.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (2 điểm) – 20 phút
1. Nghe - viết bài “Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh” TV 5 tập 2 trang 132
 (viết đoạn “ Mảng thành phố  trong nắng sớm.”)
II. Tập làm văn (8 điểm) – 35 phút
 Học sinh chọn một trong hai đề dưới đây:
 Đề 1. Em hãy tả cảnh trường em trước buổi học.
 Đề 2. Em hãy tả một người mà em yêu quý.
ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC CUỐI NĂM HỌC 2016-2017
1. Hình thức kiểm tra: GV cho HS bốc thăm rồi gọi từng HS đọc thành tiếng đoạn bài và trả lời câu hỏi ghi trong phiếu.
2. Cách đánh giá: 
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc biểu cảm: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
Bài: Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng
(TV5 tập 2 trang 20)
Đọc từ đầu đến phụ trách Quỹ
Trả lời câu hỏi: Ông Thiện đã đóng góp như thế nào trong các thời kì trước Cách mạng và khi Cách mạng thành công?
Bài: Trí dũng song toàn
(TV5 tập 2 trang 25)
Đọc từ đầu đến mạng Liễu Thăng
Trả lời câu hỏi: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”?
Bài: Tiếng rao đêm
(TV5 tập 2 trang 30)
Đọc từ Ngôi nhà đầu hẻm đến cái chân gỗ!
Trả lời câu hỏi: Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?
Bài: Hộp thư mật
(TV5 tập 2 trang 62)
Đọc từ đầu đến ba bước chân.
Trả lời câu hỏi: Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
Bài: Phong cảnh đền Hùng
(TV5 tập 2 trang 68)
Đọc từ đầu đến đồng bằng xanh mát.
Trả lời câu hỏi: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng.
Bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
(TV5 tập 2 trang 83)
Đọc từ đầu đến bắt đầu thổi cơm.
Trả lời câu hỏi: Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
Bài: Tranh làng Hồ
(TV5 tập 2 trang 88)
Đọc từ đầu đến bên gà mái mẹ.
Trả lời câu hỏi: Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam.
Bài: Tranh làng Hồ
(TV5 tập 2 trang 88)
Đọc từ Kĩ thuật tranh làng Hồ đến dáng người trong tranh.
Trả lời câu hỏi: Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
Bài: Một vụ dắm tàu
(TV5 tập 2 trang 108)
Đọc từ đầu đến băng cho bạn.
Trả lời câu hỏi: Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương?.
Bài: Một vụ dắm tàu
(TV5 tập 2 trang 108)
Đọc từ Cơn bão dữ dội đến lôi lên xuồng.
Trả lời câu hỏi: Quyết định nhường bạn xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?
Bài: Con gái
(TV5 tập 2 trang 112)
Đọc từ đầu đến trào nước mắt.
Trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
Bài: Tà áo dài Việt Nam
(TV5 tập 2 trang 122)
Đọc từ Từ đầu thế kỉ XIX đến hết bài
Trả lời câu hỏi: Chiếc áo dài tân thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?
Bài: Công việc đầu tiên
(TV5 tập 2 trang 126)
Đọc từ Nhận công việc vinh dự đến hết bài
Trả lời câu hỏi: Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
Bài: Út Vịnh
(TV5 tập 2 trang 136)
Đọc từ Một buổi chiều đẹp trời đến hết bài
Trả lời câu hỏi: Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
Bài: Lớp học trên đường
(TV5 tập 2 trang 153)
Đọc từ đầu đến  nó không bao giờ quên.
Trả lời câu hỏi: Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
Bài: Lớp học trên đường
(TV5 tập 2 trang 153)
Đọc từ Buổi đầu đến hết bài.
Trả lời câu hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM TIẾNG VIỆT 5 CUỐI NĂM HỌC 2016-2017
A. BÀI KIỂM TRA ĐỌC 
I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra cá nhân): 3 điểm 
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc biểu cảm: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.
II. Đọc thầm và làm bài tập
Câu
Đáp án
Điểm
1
D
0,5
2
S
 Những chiếc lá non còn ngậm sương mai, giọt sương ngày đầu xuân trong vắt như một ánh nhìn tha thiết yêu thương.
0,5
Đ
Chồi non mạnh mẽ xuyên thủng lớp vỏ xù xì rồi bật ra. 
0,5
S
Dưới những tầng cội rễ cỏ, bầy ấu trùng đợi ngày lột xác thành con ve sầu.
0,5
Đ
Sau một đêm, trên những thân cây cằn khô bất ngờ bật ra những chồi non mạnh mẽ. 
0,5
3
Sinh thành (sinh trưởng)
0,5
4
C
0,5
5
A
0,5
6
A
0,5
7
B
0,5
8
C
0,5
9
HS viết câu văn có hình ảnh (so sánh , nhân hóa )
0,5
10
1,0
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (2 Điểm)
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm 
- Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm (mỗi lỗi chính tả trừ 0,2 điểm). 
II. Tập làm văn : 8 điểm
HS viết được bài văn theo đúng yêu cầu đề bài. Trong đó:
Đề 1:
- Đảm bảo đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng với nội dung đề bài. 
1,5 điểm
- Tả được ngôi trường (cổng, sân, các dãy nhà, phòng học, cây cối .....)
3 điểm
- Tả được cảnh trường trước buổi học (không khí trường, hoạt động của HS ...)
1,5 điểm
- Kể được một vài kỉ niệm với ngôi trường 
0,5 điểm
- Từ ngữ miêu tả phù hợp, câu văn giàu cảm xúc
1,5 điểm
* Bài được 7,5 - 8 điểm cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Học sinh diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, câu văn đúng ngữ pháp, thể hiện được sự quan sát tinh tế, hồn nhiên và bày tỏ được tình cảm của bản thân với ngôi trường.
- Kết hợp sử dụng một số biện pháp nghệ thuật hợp lí, dùng từ sinh động, giàu hình ảnh...
- Bài viết không mắc lỗi chính tả.
Đề 2:
- Đảm bảo đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. (Phần mở bài, thân bài phù hợp)
1,5 điểm
- Tả được những đặc điểm về hình dáng của người chọn tả: tuổi tác, gương mặt, ánh mắt, giọng nói, nụ cười,...
3 điểm
- Tả được một vài hoạt động, nêu được những nét nổi bật về tính tình của người chọn tả 
1,5 điểm
-

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2016_2017.doc
Giáo án liên quan