Đề kiểm tra cuối kì II môn Toán Lớp 3

I. Bài trắc nghiệm : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : ( 3 điểm)

 1. Dãy số nào dưới đây đã được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn : (0,5điểm)

 a. 98 754, 82 461, 58 362, 57 983.

 b. 82 461, 58 362, 57 893, 98 754.

 c. 57 893, 58 362, 82 461, 98 754.

 d. 98 754, 82 461, 57 983, 58 362.

 2. Một hình chữ nhật có chiều dài 45cm,rộng 9cm,thì . Chu vi của hình chữ nhật đó là : ( 1điểm)

 a. 150cm.

 b. 180cm.

 c. 108cm.

 d. 120dm.

 3. Cũng với số đo của hình chữ nhật bên trên,thì :

 Diện tích của hình chữ nhật đó là : ( 0,5 điểm)

 a. 405 cm2

 b. 405 cm

 c. 180 cm2

 d. 108 cm.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối kì II môn Toán Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu Học Bùi Thị Xuân ĐỀ KIỂM TRA CUỐI Kì II- NĂM HỌC 2009 – 2010
Hoï vaø teân :...................... MÔN TOAÙN LỚP 3 
Lôùp:.................................
 ( Thời gian 45 phút )
Điểm 
Lời phê của thầy (cô )giáo 
 I. Bài trắc nghiệm : Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : ( 3 điểm)
 1. Dãy số nào dưới đây đã được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn : (0,5điểm)
 a. 98 754, 82 461, 58 362, 57 983.
 b. 82 461, 58 362, 57 893, 98 754.
 c. 57 893, 58 362, 82 461, 98 754.
 d. 98 754, 82 461, 57 983, 58 362.
 2. Một hình chữ nhật có chiều dài 45cm,rộng 9cm,thì . Chu vi của hình chữ nhật đó là : ( 1điểm)
 a. 150cm.
 b. 180cm.
 c. 108cm.
 d. 120dm. 
 3. Cũng với số đo của hình chữ nhật bên trên,thì : 
 Diện tích của hình chữ nhật đó là : ( 0,5 điểm)
 a. 405 cm2
 b. 405 cm
 c. 180 cm2
 d. 108 cm.
 4. Khi đổi 9m 3dm ra dm,ta được : (0,5điểm)
 a. 930 dm
 b. 93 dm
 c. 93 cm
 d. 93 m.
 5. Hãy chỉ ra ,đâu là phép chia có dư được ghi dưới đây : (0,5 điểm)
 a. 654 : 3
 b. 417 :7
 c. 28356 : 2
II. Bài tập tự luận : ( 7điểm )
 1. Đặt tính rồi tính : ( 2 điểm )
 a. 19 762 + 73 177 b. 83 926 – 67 451 c. 13 241 x 4 d. 54 186 : 3 
 2. Tính giá trị của biểu thức : ( 1 điểm )
 ( 4 500 - 1 500 ) x 6
 .
 .
 .
 3. Tìm x : (1điểm)
 X x 2 = 3998
 .
 .
 4. Bài toán : ( 3 điểm )
 Có 56kg gạo chia đều vào 7 túi. Hỏi phải lấý mấy túi như vậy để được 32kg gạo ? 
 Bài giải
 ....   
 Trường TH Bùi Thị Xuân ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM - NĂM HỌC 2009 – 2010
Hoï vaø teân :...................... MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 
Lôùp :................................ 
 Điểm
 Lời phê của thầy (cô) giáo :
A. ĐỌC : ( 10 điểm)
 I. Đọc thành tiếng : ( 6 điểm ) 
 Bài : 
 VỀ QUÊ NGOẠI, NGƯÒI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN, BÀN TAY CÔ GIÁO, BÁC SĨ Y-ÉC-XANH, SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG.
 II. Đọc thầm : ( 4 điểm )
 Bài : 
 NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
 Vương Hi Chi nổi tiếng là người viết chữ đẹp ở Trung Quốc thời xưa. Một lần,ông đang ngồi nghỉ mát dưới gốc cây thì một bà già bán quạt cùng đến nghỉ. Bà lão phàn nàn là quạt bán ế, chiều nay cả nhà bà sẽ phải nhịn cơm. Rồi bà ngồi tựa vào gốc cây,thiu thiu ngủ.
 Trong lúc bà lão thiếp đi, ông Vương lẳng lặng lấy bút mực ra, viết chữ, đề thơ vào từng chiếc quạt. Bà lão tỉnh dậy, thấy cả gánh quạt trắng tinh của mình đã bị ông già kia bôi đen lem luốc. Bà tức giận, bắt đền ông. Ông già chỉ cười, không nói, rồi thu xếp bút mực ra đi.
 Nào ngờ, lúc quạt trắng thì không ai mua, giờ quạt bị bôi đen thì ai cũng cầm xem và mua ngay. Chỉ một loáng, gánh quạt đã bán hết. Rồi người mua mách nhau đến hỏi rất đông. Nhiều người còn hỏi mua với giá ngàn vàng. Bà lão nghe mà tiếc ngẩn tiếc ngơ.
 Trên đường về, bà nghĩ bụng : có lẽ vị tiên ông nào đã cảm thương cảnh ngộ nên đã giúp bà bán quạt chạy đến thế.
 Dựa vào bài đọc trên, hãy khoanh vào vào các câu trả lời đúng :
 1. Câu chuyện trên có mấy nhân vật chính ? ( 0,5 điểm )
 a. 4 nhân vật b. 3 nhân vật c. 2 nhân vật d. 1 nhân vật
 2. Bộ phận được gạch chân trong câu “Bà lão nghe mà tiếc ngẩn tiếc ngơ” Trả lời cho câu hỏi nào ?
 ( 0,5 điểm )
 a. Ai ? b. Như thế nào ? c. Làm gì ? d. Khi nào ?
 3. Vương Hi Chi là người nước nào ? ( 0,5 điểm )
 a. Việt Nam b. Triều Tiên c. Lào d. Trung Quốc
 4. Theo em thì lòng tốt của ông Vương Hi Chi có thể diễn tả bằng từ nào ?: ( 0,5 điểm ) 
 5. Vương Hi Chi là một người : ( 0,5 điểm )
 a. Tốt bụng b. Gian ác c. Bất lương d. Hiền lành
 6. Ai đã giúp bà lão bán hết quạt ? ( 0,5 điểm )
 a. Tiên ông b. Vương Hi Chi c. Khách hàng d. Nhờ Trời
 7. Em có thể học được ở ông Vương Hi Chi điều gì ? Hãy ghi lại đây về những điều đó : (1 điểm )
 ..
..
 Tröoàng TH Ngaõ Naêm 2 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM - NĂM HỌC 2009 – 2010
Hoï vaø teân :...................... MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 
Lôùp :................................ 
 Điểm Lời phê
B. VIẾT : ( 10 điểm )
 I. Chính tả - nghe đọc : ( 5 điểm ) Bài : QUÀ CÙA ĐỒNG NỘI
.. 
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
 II. Tập làm văn : ( 5 điểm )
 Đề bài : Viết một đoạn văn kể lại việc tốt em đã làm về góp phần bảo vệ môi trường.
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
Hướng dẫn chấm :
 Môn TOÁN LỚP 3
I. Bài trắc nghiệm ( 3,5 điểm ) :
 1.b ( 0,5 điểm ) 2.c ( 1 điểm ) 3.a ( 0,5 điểm )
 4.b ( 0,5 điểm ) 5.c ( 0,5 điểm ) 6.b ( 0,5 điểm )
II.Bài tự luận ( 6,5 điểm ) :
 1. ( 2 điểm ) : a = 92 939 b = 16 475 c = 52 964 d = 18 062
 2. ( 1 điểm ) : ( 4 500 - 1 500 ) x 6 =
 3 000 x 6 = 18 000
 3. ( 1 điểm ) : X x 2 = 3 998
 X = 3 998 : 2
 X = 1 999.
 4.( 2,5 điểm ) : Bài giải
 Số kg gạo mỗi túi đựng được là :
 56 : 7 = 8 ( kg )
 Số túi gạo cần phải lấy là :
 32 : 8 = 4 ( túi ).
 Đáp số : 4 túi.
 Môn TIẾNG VIỆT 3
A.ĐỌC :
 I. Đọc thành tiếng (6 điểm ) :
 - Đọc rõ ràng ,phát âm đúng,tốc độ đảm bảo : 6 điểm.
 - Đọc rõ ràng ,phát âm sai 1 – 2 từ, tốc độ đảm bảo : 5 điểm.
 - Đọc rõ ràng, phát âm sai 3 – 5 từ ,tốc độ đảm bảo : 4 điểm.
 - Đọc rõ ràng, phát âm sai 6 – 8 từ : 3 điểm.
 * Ngoài các trường hợp trên ,dựa vào khả năng đọc của học sinh, giáo viên có thể đánh giá sao cho hợp lý.
 II. Đọc thầm (4 điểm ) :
 - Câu 1,2 ,3,5,6 các câu đúng là : 1c, 2a, 3d, 5a, 6b.
 - Câu 4 : Học sinh có thể nêu những từ gần hoặc đồng nghĩa với từ tốt bụng.
 - Câu 7 : Lòng nhân ái.
B.VIẾT :
 I. Chính tả (5 điểm ) :
 - Mỗi tiếng viết sai : trừ 0,25 điểm ).
 II. Tập làm văn ( 5 điểm ):
 Viết được 5 đến 7 câu với nội dung theo yêu cầu : 
 - Giới thiệu, kể lại cụ thể các hoạt động mà em đã làm để bảo vệ môi trường và nêu được cảm nghĩ của bản thân về những việc làm đó : 5 điểm.
 * Dựa vào yêu cầu trên, giáo viên có thể đánh giá sao cho phù hợp với từng đối tượng bài làm của học sinh.
 1. Sự tích chú Cuội cung trăng
 Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ. Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu,leo tót lên cây. Từ trên cao nhìn xuống. Cuội thấy hổ mẹ chạyđến một bụi cây gần đó. Đóp một ít lá về nhai móm cho con. Khoảng dập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy, vẫy đuôi rồi sống lại. Chờ cho hổ mẹ tha con đi nơi khác. Cuội tìm đến bụi cây kia, đào gốc mang về.
 2. Bác sĩ Y - éc - xanh
 Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y- éc - xanh phần vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò. Bà muốn biết điều gì khiến ông chọn nơi góc biển chân trời nầy để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.
 Y - éc - xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
 3. Bàn tay cô giáo
 Một tờ giấy trắng Thêm tờ xanh nữa Biết bao điều lạ
 Cô gấp cong cong Cô cắt rất nhanh Từ bàn tay cô.
 Thoát cái đã xong Mặt nước dập dềnh
 Chiếc thuyền xinh quá ! Quanh thuyền sóng lượn.
 Một tờ giấy đỏ Như phép mầu nhiệm
 Mềm mại tay cô Hiện trước mắt em :
 Mặt trời đã phô Biển biếc bình minh
 Nhiều tia nắng toả. Rì rào sóng vỗ
 4. Người đi săn và con vượn
 Ngày xưa có một người đi săn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp phải bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số.
 Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.
 Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.
 5. Về quê ngoại
Em về quê ngoại nghĩ hè
Gặp đầm sen nở mà nghe hương trời
Gặp bà tuổi đã tám mươi
Quên quên nhớ nhớ những lời ngày xưa
Gặp trăng gặp gió bất ngờ
Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu
Bạn bè ríu rít tìm nhau
Qua con đường đất rực màu rơm phơi
Bóng tre mát rợp vai người
Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_toan_lop_3.doc
Giáo án liên quan