Đề kiểm tra chương 1

A. Lí thuyết

Câu 1 (3 điểm)

1. a) Nguyên tố M có số hiệu nguyên tử Z = 16. Hãy cho biết M có bao nhiêu lớp electron, lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron, M là kim loại hay phi kim.

A. M có 4 lớp electron, có 2 electron ở lớp ngoài cùng và M là kim loại.

B. M có 3 lớp electron, có 6 electron ở lớp ngoài cùng và M là phi kim.

C. M có 3 lớp electron, có 3 electron ở lớp ngoài cùng và M là kim loại.

D. M có 4 lớp electron, có 2 electron ở lớp ngoài cùng và M là phi kim.

 Chọn câu trả lời đúng ?

b) Ba nguyên tử X, Y, Z có số proton và số nơtron như sau :

X : 20 proton và 20 nơtron. Y : 18 proton và 22 nơtron. Z : 20 proton và 22 nơtron.

Hỏi những nguyên tử nào là những đồng vị của cùng một nguyên tố ?

 A. X, Y. B. X, Z. C. Y, Z . D. X, Y và Z. Chọn đáp án đúng.

2. a) Nguyên tử nguyên tố A có tổng số electron ở các phân lớp p là 7, nguyên tử nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. X là hợp chất của A và B, khi lấy 5,364 gam X.nH2O hoà tan vào nước thu được dd Z. Cho Z phản ứng với AgNO3 dư thu được 10,332 gam kết tủa. Xác định A, B và công thức phân tử X.nH2¬O.

A. Nguyên tố A là Ca, nguyên tố B là S, hợp chất X.nH2¬O là CaS.5H2O.

B. Nguyên tố A là Al, nguyên tố B là Cl, hợp chất X.nH2¬O là AlCl3.5H2O.

C. Nguyên tố A là Na, nguyên tố B là O, hợp chất X.nH2¬O là Na2O.H2O.

D. Nguyên tố A là Al, nguyên tố B là Cl, hợp chất X.nH2¬O là AlCl3.10H2O.

 Chọn câu trả lời đúng.

 

doc25 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra chương 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kết cộng hoá trị phân cực.
Na2O : 3,44 – 0,93 = 2,51 > 1,7 nên liên lết giữa Na với O là liên kết ion.
Tương tự ta có các chất tạo bởi liên kết ion là : Na2O, Na2S, MgO, Al2O3
Liên kết trong các oxit : SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7, Al2S3 là các liên kết cộng hoá trị phân cực.
2. Trong tinh thể ion, các cấu tử là các ion âm và dương. Trong tinh thể nguyên tử, các cấu tử là các nguyên tử. Trong tinh thể phân tử, các cấu tử là các phân tử. Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết cộng hoá trị rất mạnh. Vì vậy, các nguyên tử liên kết với nhau một cách chặt chẽ, do đó tinh thể nguyên tử rất bền, rất cứng, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. Trong tinh thể phân tử, các phân tử vẫn tồn tại như những đơn vị độc lập và hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy, các tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi. Các tinh thể nguyên tử rất khó hoà tan trong các dung môi khác nhau. Các tinh thể phân tử cấu tạo từ các phân tử không phân cực dễ hoà tan trong các dung môi không phân cực. Các tinh thể phân tử cấu tạo từ các phân tử phân cực dễ hoà tan trong các dung môi phân cực.
Câu 3 (4 điểm)
1. 
a) Cấu tạo của các phân tử và cộng hoá trị của các nguyên tố trong các phân tử :
	; 
b) Cấu tạo của các phân tử và cộng hoá trị của các nguyên tố trong các phân tử :
, và 
c) Cấu tạo của các phân tử và cộng hoá trị của các nguyên tố trong các phân tử :
, , và 
d) Cấu tạo của các phân tử và cộng hoá trị của các nguyên tố trong các phân tử :
, , , , 
2. Liên kết giữa ion kim loại và gốc axit là liên kết ion, còn các liên kết giữa các nguyên tử trong anion gốc axit là liên kết cộng hoá trị phân cực :
đề kiểm tra chương 4
(Thời gian 45 phút)
A. Lí thuyết
Câu 1 (3 điểm)
1. Cho quá trình sau : 	(1) Fe – 2e ® Fe+2 
	(2) Cu+2 + 2e ® Cu 
A. Quá trình (1) là quá trình khử, quá trình (2) là quá trình oxi hoá
B. Quá trình (1) là quá trình oxi hoá, quá trình (2) là quá trình khử
C. Trong quá trình trên Fe đóng vai trò chất oxi hoá, Cu đóng vai trò chất khử
D. Trong quá trình trên Fe+2 đóng vai trò chất khử, Cu2+ đóng vai trò chất oxi hoá
Chọn kết luận hoàn toàn đúng ? 
2. Một số học sinh phát biểu khái niệm về phản ứng thu nhiệt như sau :
A. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hoá học giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. 
B. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hoá học hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt. 
C. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng làm cho môi trường sung quanh nóng lên. 
D. Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hoá học hấp thụ năng lượng của ánh sáng.
	Chọn câu trả lời đúng nhất.
3. Cho các phương trình hoá học sau :
1. 2Al + 9Fe2O3 Al2O3 + 6Fe3O4
2. 2KMnO4 	 K2MnO4 	+ MnO2 + O2
3. CuSO4 + BaCl2 ® CuCl2 + BaSO4¯
4. Ca + 2HCl ® CaCl2 + H2­
a) Trong các phản ứng hoá học trên, những phản ứng oxi hoá – khử là :
A. Phản ứng hoá học 1, 2, 3.	B. Phản ứng hoá học 2, 3, 4
C. Phản ứng hoá học 1, 3, 4.	D. Phản ứng hoá học 1, 2, 4.
	Chọn câu trả lời đúng nhất.
b) Trong các phản ứng hoá học trên, phản ứng nhiệt phân huỷ là :
A. Phản ứng hoá học 1.	B. Phản ứng hoá học 2.
C. Phản ứng hoá học 3, 4.	D. Phản ứng hoá học 1, 2.
	Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 2 (3 điểm)
 Hoàn thành các PTHH sau theo phương pháp thăng bằng electron :
1. Cu2S + HNO3 ® CuSO4 + NO2 + Cu(NO3)2 + H2O
2. As2S3 + HNO3 + H2O ® H2SO4 + H3AsO4 + NO
3. Fe + H2SO4 (đặc, nóng) ® Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
4. Al + HNO3 ® Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O
B. Bài tập
Câu 3 (4 điểm)
Hoà tan 6,25 gam hỗn hợp Zn, Al vào 275 ml dd HNO3 thu được dd A, chất rắn B có khối lượng 2,516 gam và 1,12 lít khí D đo ở điều kiện tiêu chuẩn chứa NO và N2O có tỉ khối hơi so với H2 là 16,75. Tính nồng độ dd HNO3 và khối lượng muối thu được khi cô cạn dd A (không chứa muối NH4NO3).
Đáp án đề kiểm tra chương 4
A. Lí thuyết
Câu 1 (3 điểm)
1. Đáp án B. 
2. Đáp án B. 
3. a) Đáp án D. b) Đáp án B.
Câu 2 (3 điểm)
 Hoàn thành các PTHH theo phương pháp thăng bằng electron :
1. 
Cu2S + 12HNO3 ® CuSO4 + 10NO2 + Cu(NO3)2 + 6H2O
2. 	
3As2S3 + 28HNO3 + 4H2O ® 9H2SO4 + 6H3AsO4 + 28NO
3. 2Fe + 6H2SO4 (đặc, nóng) ® Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
4. 8Al + 30HNO3 ® 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O
B. Bài tập
Câu 3 (4 điểm)
Khối lượng kim loại đã phản ứng là : 6,25 – 2,516 = 3,734 gam, số mol N2O và NO là a và b mol. Kim loại dư nên HNO3 phản ứng hoàn toàn :
	Al + 4HNO3 ® Al(NO3)3 + NO + 2H2O	(1) 
	8Al + 30HNO3 ® 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O	(2) 
	3Zn + 8HNO3 ® 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O	(3) 
	4Zn + 10HNO3 ® 4Zn(NO3)2 + N2O + 5H2O	(4) 
Ta có ; a + b = = 0,05 mol
Þ a = 0,0125 mol, b = 0,0375 mol.
Theo các PTHH :
– Để sinh ra 1 mol N2O cần 10 mol HNO3 và khối lượng muối tăng so với khối lượng kim loại là 8.62 = 496 gam
– Để sinh ra 1 mol NO cần 4 mol HNO3 và khối lượng muối tăng so với khối lượng kim loại là 3.62 = 186 gam
Số mol HNO3 đã phản ứng : n = 10a + 4b = 0,275 mol Þ nồng độ dd HNO3 : 
	CM = 1,0 mol/lít
Khối lượng muối sinh ra : 
m + 496a + 186b = 3,734 + 496.0,0125 + 186.0,0375 = 16,909 gam
đề kiểm tra chương 5
(Thời gian 45 phút)
A. Lí thuyết
Câu 1 (3 điểm)
1. a) Nguyên tố X có 11 electron ở các obitan p, đó là :
A. Nguyên tố Na.	B. Nguyên tố F.	
C. Nguyên tố Br.	D. Nguyên tố Cl.
Chọn câu trả lời đúng.
b) Hoà tan khí Cl2 vào dd NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dd chứa:
A. NaCl, NaClO3, Cl2.	B. NaCl, NaClO, NaOH.	
C. NaCl, NaClO3, NaOH.	D. NaCl, NaClO3.
Chọn câu trả lời đúng.
2. a) Có 3 lọ đựng 3 dd riêng biệt là BaCl2, NaHCO3 và NaCl bị mất nhãn. Có thể dùng một chất nào trong số các chất sau để đồng thời nhận biết được cả 3 dd :
A. Dd Ba(OH)2.	B. Dung dich NaOH.	 	
C. Dd AgNO3.	D. Dung dich H2SO4. 
b) Để điều chế clo, người ta có thể :
1. Điện phân muối NaCl nóng chảy hoặc dd NaCl bão hoà có màng ngăn.
2. Cho KMnO4 hoặc MnO2 tác dụng với dd HCl đặc.
3. Cho KClO3 tác dụng với dd HCl đặc.
4. Cho Br2 dư tác dụng với dd HCl đặc.
A. Các phương pháp 1, 2, 3.	B. Các phương pháp 1, 2, 4.
	C. Các phương pháp 2, 3, 4.	D. Các phương pháp 1, 3, 4.
Chọn câu trả lời đúng.
3. a) Một dd có các tính chất :
– Tác dụng với nhiều kim loại như Mg, Zn, Fe đều giải phóng hiđro.
– Tác dụng với bazơ hoặc oxit bazơ tạo thành muối và nước.
– Tác dụng với đá vôi giải phóng khí CO2.
Dd đó là của chất nào sau đây ? 
A. NaOH. 	B. HNO3. 	
C. HCl.	 	D. H2SO4 đặc, nóng.
b) Cho 1,20g Mg kim loại phản ứng hoàn toàn với V lít khí X2 (đo ở đktc) thu được 4,75g hợp chất MgX2. Hãy cho biết X2 là khí nào và tính thể tích V của khí X2 đã phản ứng với Mg.
A. Khí X2 là Cl2, V = 1,120 lít. 	B. Khí X2 là O2, V = 3,36 lít.
C. Khí X2 là Br2, V = 2,480 lít. 	D. Khí X2 là N2, V = 3,360 lít.
	Chọn câu trả lời đúng.
Câu 2 (3 điểm)
1. Hiđroflorua được điều chế bằng cách cho axit sunfuric đặc tác dụng với canxi florua.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng canxi florua cần dùng để điều chế 250 kg dd axit flohiđric 40%.
2. Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau :
	 Cl2 HCl CaCl2
 NaCl 	 ® NaCl	 ®	NaCl	 CaCO3
	 Na NaOH Na2CO3
B. Bài tập
Câu 3 (4 điểm)
Cho khí Cl2 tác dụng với dd Ca(OH)2 thu được clorua vôi là hỗn hợp của CaCl2, CaOCl2, Ca(ClO)2 và nước. Sau khi loại bỏ nước thu được 152,4 gam hỗn hợp A chứa 50% CaOCl2; 28,15% Ca(ClO)2 còn lại là CaCl2 (theo khối lượng). Nung nóng hỗn hợp A thu được 152,4 gam hỗn hợp B chỉ chứa CaCl2 và Ca(ClO3)2. Tính thành phần % theo khối lượng CaCl2 trong 
Đáp án đề kiểm tra chương 5
A. Lí thuyết
Câu 1 (3 điểm)
1. a) Đáp án D. b) Đáp án D.
2. a) Đáp án D. b) Đáp án D.
3. a) Đáp án C. b) Đáp án A.
Câu 2 (3 điểm)
1. Hướng dẫn giải :
a. CaF2	 +	H2SO4	® CaSO4 + 2HF­
b. Khối lượng CaF2 cần dùng : m = 195 kg.
2. Các phương trình hoá học :
 2NaCl 2Na + Cl2 
	Cl2	+ 2Na ® 2NaCl	
	Cl2	+ H2 ® 2HCl	
	2Na	+ 2H2O ® 2NaOH + H2	
	HCl	+ NaOH ® NaCl	 + H2O
	2HCl	+ Ca(OH)2 ® CaCl2 + 2H2O
	CO2	+ 2NaOH ® Na2CO3 + H2O	
	Na2CO3 + CaCl2 ® CaCO3 + 2NaCl	
B. Bài tập
Câu 3 (4 điểm) Hướng dẫn giải :
– Cho Cl2 tác dụng với dd Ca(OH)2 :
	Cl2 + Ca(OH)2 ® CaOCl2 +	H2O
	2Cl2 + 2Ca(OH)2 ® Ca(ClO)2 +	CaCl2 + 2H2O
– Hỗn hợp A chứa :
– Khi nung hỗn hợp A :
	3Ca(ClO)2 2CaCl2	+ Ca(ClO3)2
	6CaOCl2 5CaCl2	+ Ca(ClO3)2
– Số mol CaCl2 trong hỗn hợp B : mol
– Số mol Ca(ClO3)2 trong hỗn hợp B : mol
– Thành phần hỗn hợp B :
đề kiểm tra chương 6
(Thời gian 45 phút)
A. Lí thuyết
Câu 1 (3 điểm)
1. a) Khi điều chế oxi trong PTN bằng phương pháp nhiệt phân dd H2O2 khí oxi sinh ra thường bị lẫn hơi nước. Người ta có thể làm khô khí oxi bằng cách dẫn khí đi qua các ống sứ chứa : phương trình hoá học
A. Bột CaO	B. Na kim loại 
C. Bột photpho	D. CaSO4.10H2O
b) Dạng thù hình bền nhất của lưu huỳnh ở nhiệt độ phòng là :
A. Lưu huỳng tà phương (Sa) 	B. Lưu huỳng đơn tà (Sb) 
C. Cả hai dạng Sa và Sb	D. Không có dạng nào bền
Chọn câu trả lời đúng. 
2. Phân lớp có mức năng lượng cao nhất trong nguyên tử của nguyên tố X là 4s và của nguyên tố Y là 3p. X và Y tạo hợp chất có công thức là XY, trong phân tử chứa tổng số các loại hạt n, p, e là 108. Xác định vị trí của X và Y trong BTH các nguyên tố hóa học (số thứ tự, chu kì, nhóm). Biết rằng trong thành phần cấu tạo nguyên tử của X và Y đều có tổng số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện.
 A. X là K : ô 19, chu kì 4, nhóm IA ; Y là Cl : ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA ; XY là KCl
 B. X là Ca : ô 20, chu kì 4, nhóm IIA ; Y là S : ô 16, chu kì 3, nhóm VIA ; XY là CaS
 C. X là Ca : ô 20, chu kì 4, nhóm IIA ; Y là F : ô 9, chu kì 2, nhóm VIIA ; XY là CaF2 
 D. X là K : ô 19, chu kì 4, nhóm IA ; Y là S : ô 16, chu kì 3, nhóm VIIA ; XY là K2S
Chọn câu trả lời đúng.
3. Để tăng hiệu quả tẩy trắng của bột giặt người ta thường cho thêm vào một ít bột natri peoxit. Do natri peoxit khi tác dụng với nước sẽ sinh ra H2O2 là một chất oxi hoá mạnh có thể tẩy trắng được quần áo :
Na2O2 + 2H2O ® 2 NaOH + H2O2 
2H2O2 ® 2H2O + O2 ­.
Vậy cách tốt nhất để bảo quản bột giặt là :
A. Bảo quản trong một hộp không có nắp để ra ngoài ánh nắng cho bột giặt luôn khô ráo.
B. Bảo quản trong một hộp không có nắp trong bóng râm.
C. Bảo quản trong một hộp có nắ

File đính kèm:

  • dockiem tra cac chuong 10.doc