Đề kiểm tra chất luợng kỳ I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Cẩm Giàng (Có đáp án)
Câu 1: (2,0 điểm)
“Câu hát căng buồm với gió khơi.
a. Chép chính xác những câu thơ còn lại trong đoạn thơ trên
b. Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào? Của tác giả nào? Thời gian sáng tác của văn bản?
c. Nêu những nội dung cơ bản của đoạn thơ trên?
Câu 2: (3,0 điểm)
a. Tóm tắt ngắn gọn văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ .
b. Nhân vật chính của truyện là ai? Nhân vật ấy và Thuý Kiều trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du có những điểm nào giống nhau (về nhan sắc, phẩm chất, số phận)?
TRƯờNG THCS CẩM GIàNG Đề KIểM TRA CHấT LUợNG Kỳ I, NĂM HọC 2009-2010 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm: 01 trang ............................................. Câu 1: (2,0 điểm) “Câu hát căng buồm với gió khơi..... Chép chính xác những câu thơ còn lại trong đoạn thơ trên Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào? Của tác giả nào? Thời gian sáng tác của văn bản? Nêu những nội dung cơ bản của đoạn thơ trên? Câu 2: (3,0 điểm) a. Tóm tắt ngắn gọn văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ . b. Nhân vật chính của truyện là ai? Nhân vật ấy và Thuý Kiều trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du có những điểm nào giống nhau (về nhan sắc, phẩm chất, số phận)? Câu 3: (5,0 điểm) Suy nghĩ của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân (phần trích giảng trong sgk). ..........................Hết.............................. TRƯờNG THCS CẩM GIàNG Đáp án Đề KIểM TRA CHấT LUợNG Kỳ I, NĂM HọC 2009-2010 Môn: Ngữ văn 9 Câu 1:( 2,0 điểm) HS chép chính xác đoạn thơ ( 0,5 điểm) Câu hát căng buồm với gió khơi Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi b. Đoạn thơ trên nằm trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận Thời gian sáng tác: năm 1958 (0, 5 điểm) c. Nội dung của đoạn thơ: (1 điểm) * Vẻ đẹp của thiên nhiên lúc bình minh * Những câu thơ gợi tả niềm phấn khởi và thắng lợi của người dân chài. * Khổ thơ mang đến cho người đọc dư âm về cuộc sống lao động của người dân biển Câu 2: (3,0 điểm) a. HS tóm tắt ngắn gọn văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ theo các sự việc chính. (1,75 điểm) - Vũ Nương là người con gái đẹp người đẹp nết, quê ở Nam Xương lấy chồng là Trương Sinh tính đa nghi. - Trương Sinh phải đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con, chăm sóc mẹ chồng và nuôi con nhỏ, mẹ mất, nàng lo ma chay chu đáo. - Trương Sinh về, nghe lời con trẻ ngây thơ mà nghi oan cho vợ là thất tiết. - Vũ Nương minh oan không được đã tự tử. - Nàng được Linh Phi cứu giúp, ở thuỷ cung gặp được Phan Lang- người cùng làng. - Nghe lời nhắn nhủ của Vũ Nương qua Phan Lang, nhận ra sự việc oan uổng của nàng, Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng. Nàng hiện về trong rực rỡ nói lời từ tạ và biến mất. b. HS trả lời đúng các ý * Nhân vật chính của truyện là Vũ Nương? (0,5 điểm) * Nhân vật ấy và Thuý Kiều trong “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du có những điểm giống nhau: - Về nhan sắc: cả hai đều là những người con gái đẹp(0,25 điểm) .- Về phẩm chất: họ đều là những người con hiếu thảo, thuỷ chung son sắt trong tình yêu. (0,2,5 điểm) - Về số phận: họ là những người phụ nữ bất hạnh, truân chuyên (0,2,5 điểm) Câu 3: (5,0 điểm) A. yêu cầu về hình thức: Bài viết đảm bảo bố cục mạch lạc, các ý rõ ràng, hệ thống. Vận dụng linh hoạt và hợp lý các phép lập luận Diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc, có sự liên tưởng, mở rộng tới một số dẫn chứng ngoài bài học nhưng đã học, đã đọc. Không mắc các lỗi về chính tả, từ, câu. Yêu cầu về nội dung Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. -Nêu nhận xét về nhân vật chính. Thân bài: * Nhà văn đặt nhân vật vào tình huống: ở nơi tản cư ông Hai vô tình nghe tin làng chợ dầu làm việt gian cho Pháp. Qua đó bộc lộ sâu sắc tình yêu làng yêu nước của ông Hai. Niềm tự hào về làng quê của ông sụp đổ. Nghe tin ông sững sờ “cổ họng nghẹn ứ...” Ông đau đớn nhục nhã: “cúi gằm mặt xuống..” Ông buồn bã chán chường: “về đến nhà ông nằm vật ra...” Ông nơm nớp lo sợ: mấy ngày sau ông không dám đi đâu... Ông bế tắc tuyệt vọng khi mụ chủ muốn đuổi gia đình ông đi Có lúc ông đã định về làng nhưng cuối cùng ông quyết định “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Khi nghe tin cải chính về làng của ông, ông đã vui mừng đi khoe hết với mọi người. *Tình yêu làng của ông gắn với tình yêu nước (đoạn nói chuyện với đứa con) Tình cảm đặc biệt của ông Hai với làng quê và đất nước - đó cũng là tình cảm chung của những người nông dân Việt nam thời kháng chiến chống Pháp. Kết bài: - Đánh giá thành công của Kim Lân trong việc xây dựng nhân vật: ngôn ngữ, diễn biến nội tâm... C. Biểu điểm: Điểm 5: Bài văn đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có các yếu tố sáng tạo trong cách lập luận, có liên hệ kiến thức hợp lý, thuyết phục. Viết câu lưu loát, có những câu văn hay, đậm chất văn chương, không mắc lỗi về chính tả, từ, câu. - Điểm 4: Bài văn đảm bảo các yêu cầu trên, bài văn sáng tạo song còn chưa xuất sắc, không mắc lỗi nhiều về diễn đạt: chính tả, từ, câu. - Điểm 3: Bài viết đạt các yêu cầu trên song chưa sâu, chưa có sự sáng tạo trong lập luận, mắc vài lỗi về diễn đạt ở mức cho phép. - Điểm 2; Bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên song còn hời hợt, sơ sài, chưa thuyết phục, còn mắc nhiều lỗi về chính tả, câu.. - Điểm 1: Bài viết có ý song chưa đầy đủ hoặc chưa hoàn thiện đủ ba phần , chưa đáp ứng yêu cầu trên. - Điểm 0: Bài lạc đề, sai nội dung, không đúng kiểu bài nghị luận (Người chấm cho điểm lẻ đến 0,25, vận dụng linh hoạt thang điểm.)
File đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_ky_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2009_2.doc