Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Dân (Có đáp án)

II. Đề bài

Câu 1 (1,5 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

 “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

 (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục VN)

a, Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả?

b, Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn là ai?

c, Qua đoạn văn, em cảm nhận được những vẻ đẹp gì ở nhân vật đó?

Câu 2 (1,5 điểm).

a. Thế nào là thành phần biệt lập? Kể tên các thành phần biệt lập đã học.

b. Xác định các thành phần biệt lập trong những câu sau đây:

- Hình như thu đã về.

 (Hữu Thỉnh, Sang thu)

 - Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra chất lượng học kỳ II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Dân (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH 
TRƯỜNG THCS TÂN DÂN
Người ra đề: Trần Thị Duyên Chức vụ: Giáo viên. 
Trường THCS:TÂN DÂN
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2016- 2017
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài 90 phút
Đề gồm có 03 câu, 01 trang
Điện thoại: 01266465575. Email:tranduyen69@gmail.com
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp thấp
Cấp cao
1. Văn bản
“Những ngôi sao xa xôi”,
Nhớ tên tác phẩm, tên tác giả và hiểu về giá trị nội dung của một đoạn văn
Số câu Số điểm
Tỉ lệ %
1
1,5
15%
1
1,5
15%
2. Tiếng Việt
Các thành phần biệt lập
- Nhớ khái niệm thành phần biệt lập và tên các TPBL.
- Xác định thành phần BL. 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
1,5
15%
1
1,5
15%
3. Tập làm văn
Nghị luận về 1 đoạn thơ.
Viết một bài văn nghị luận về 1 đoạn thơ trong bài "Mùa xuân nho nhỏ "- Thanh Hải
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
7
70%
1
7
70%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ %
1
1,5
15%
1
1,5
15%
1
7
70%
3
10
100
II. Đề bài
Câu 1 (1,5 điểm). 
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
 (Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục VN)
a, Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả?
b, Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn là ai?
c, Qua đoạn văn, em cảm nhận được những vẻ đẹp gì ở nhân vật đó?
Câu 2 (1,5 điểm).	
a. Thế nào là thành phần biệt lập? Kể tên các thành phần biệt lập đã học.
b. Xác định các thành phần biệt lập trong những câu sau đây:
- Hình như thu đã về.
 (Hữu Thỉnh, Sang thu)
 	- Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
	 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Câu 3 (7,0 điểm).
 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
	Mọc giữa dòng sông xanh
	Một bông hoa tím biếc
	Ơi con chim chiền chiện
	Hót chi mà vang trời
	Từng giọt long lanh rơi
	Tôi đưa tay tôi hứng.
	Mùa xuân người cầm súng
	Lộc giắt đầy trên lưng
	Mùa xuân người ra đồng
	Lộc trải dài nương mạ
	Tất cả như hối hả
	Tất cả như xôn xao
	Đất nước bốn nghìn năm
	Vất vả và gian lao
	Đất ngước như vì sao
	Cứ đi lên phía trước.
 (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
----------------------- Hết -----------------------
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA
HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài: 90 phút 
(Hướng dẫn chấm này gồm 3 câu 3 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt đáp án. Nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
Lưu ý: Điểm tổng của bài thi lẻ đến 0,25.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(1,5 điểm)
a. 
- Đoạn văn trên trích từ văn bản: Những ngôi sao xa xôi
- Tác giả: Lê Minh Khuê 
0,5 điểm
b. Nhân vật xưng tôi là: Phương Định
c. Qua đoạn văn trên, ta cảm nhận được vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn, tính cách của Phương Định:
- Ngoại hình: xinh đẹp, trẻ trung.
- Tính cách, tâm hồn: tự tin, kiêu hãnh về vẻ đẹp của mình; có tâm hồn mơ mộng, lãng mạn.
0,25 điểm
0,75 điểm
Câu 2
(1,5 điểm)
a. - Nêu đúng khái niệm: Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. 
- Kể tên các thành phần biệt lập :
+ Thành phần tình thái
+ Thành phần cảm thán
+ Thành phần gọi - đáp
+ Thành phần phụ chú
0,5 điểm
0,5 điểm
b. Xác định đúng : - Thành phần tình thái: hình như.
 - Thành phần cảm thán: chao ôi.
0,5 điểm
Câu 3 (7,0 điểm):
* Mức tối đa:
- Về phương tiện nội dung: (5,0 điểm)
- HS có thể trình bày suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản như sau: 
3
(5,0 điểm)
 Nội dung
Điểm
 1. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, và đoạn trích gồm ba khổ thơ trên.
- Cảm xúc của nhà thơ trước bức tranh mùa xuân của thiên nhiên đất trời và mùa xuân của đất nước.
 0,5 đ
2. Thân bài: Triển khai cụ thể những suy nghĩ về đoạn thơ.
2.1. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
- Chỉ bằng vài nét vẽ thật mềm mại trên bức tranh xuân, nét vẽ hiện lên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình, nước trong xanh, tinh khiết.
 + Điểm trên dòng sông xanh ấy là nét chấm phá sinh động "một bông hoa tím biếc" 
 + Động từ "mọc" đặt ở đầu câu, cách nói đảo ngữ gây sự bất ngờ, mới lạ, sự vật trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt. Nhấn mạnh sự trỗi dậy vươn lên bất diệt của hoa cỏ mùa xuân.
+ Tính từ "tím biếc" màu tím có ánh sáng kết hợp với từ "xanh" ở câu trên làm nên màu sắc hài hòa tươi tắn của lá, hoa, sông, nước.
→Tác giả tả ít gợi nhiều vẽ lên một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, gần gũi, thi vị, mang đặc trưng của xứ Huế có đường nét mềm mại, màu sắc tươi sáng, không gian khoáng đạt, thơ mộng.
- Bức tranh mùa xuân của Thanh Hải không chỉ có đường
 nét, màu sắc mà còn có âm thanh ngập tràn không gian là bản nhạc mùa xuân của bầy chim chiền chiện.
- Nhà thơ vui sướng lắng tai nghe tiếng chim hót.
+ Từ "ơi' cất lên như một tiếng gọi thân thương.
+ Hai tiếng "hót chi" thể hiện giọng điệu ngọt ngào của xứ Huế.
+ "Giọt long lanh" là một hình ảnh thơ đẹp giàu sức liên tưởng thất khó xác định đây là giọt mưa mùa xuân? Giọt sương lắng đọng trên lá? Hay từng giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện: ở đây Thanh Hải đã dùng "giọt long lanh" để tả tiếng chim, đó là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. 
+ Động tác "tôi đưa tay tôi hứng" cử chỉ của tác giả thật nâng niu, trân trọng, vô cùng xúc động. Tất cả thể hiện sự đắm say của nhà thơ trước mùa xuân.
=> Điều đáng chú ý là Thanh Hải viết bài thơ vào tháng 11 khi mùa xuân chưa về với đất trời. Phải yêu đời, lạc quan lắm nhà thơ mới mở lòng với mùa xuân như vậy.
2.2. Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước:
- Đất nước hiện lên với sức sống mùa xuân tươi trẻ tràn đầy. Làm lên mùa xuân đất nước là hình ảnh "người cầm súng" và "người ra đồng". 
+ "Người cầm súng" là người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc.
+ "Người ra đồng" là người nông dân tăng gia sản xuất.
 Họ là những người đang thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ "lộc" là trồi non là vẻ đẹp sức sống của mùa xuân, người lính khoác trên lưng cành lá ngụy trang xanh biếc.
+ Từ "trải dài" và từ "giắt đầy" gợi một màu xanh bất tận. Con người có mặt ở đâu thì mùa xuân theo tới đó. "Người cầm súng" mang mùa xuân ra chiến trường, còn "người ra đồng" thì gieo mùa xuân trên từng nhánh mạ. Họ chính là mùa xuân của đất nước, họ làm lên mùa xuân bằng bàn tay của mình."Lộc" còn có thể hiểu đó là những giá trị và thành quả tốt đẹp. 
+ Với biện pháp điệp cấu trúc "tất cả như", cùng sự xuất của
 hai từ láy "hối hả", "xôn xao". Khí thế khẩn trương, náo nức của cả dân tộc đang bước vào mùa xuân. 
- Suy ngẫm về bề dầy lịch sử của dân tộc.
+ Đất nước với bề dày lịch sử bốn nghìn năm với bao gian lao vất vả. Phép nhân hóa "vất vả và gian lao" một dân tộc nhỏ bé nhưng luôn phải đối đầu với các thế lực tàn bạo.
+ Cách so sánh "đất nước như vì sao" muốn nói về sức mạnh vượt qua đêm tối, vượt qua gian khó. Biểu lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng.
+ Từ "cứ" trong cụm từ "cứ đi lên phía trước" thể hiện chí khí quyết tâm và niềm tin sắt đá vào tương lai tươi sáng của dân tộc. 
=> Suy nghĩ đó của tác giả đã thể hiện sự trân trọng, tự hào và niền tin bất diệt vào sự trường tồn của dân tộc.
 - Đánh giá chung về thành công nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ. 
- Liên hệ rút ra bài học cho bản thân.
4đ
0,5 đ
0,25 đ
1 đ
1 đ
0,25 đ
0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
3. Kết bài: 
- Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.
- Thanh Hải không còn nữa nhưng bài ca xuân: xuân thiên nhiên, xuân đất trời, xuân của lòng người vẫn còn mãi trong lòng người đọc.
0,5 đ
- Về hình thức và các tiêu chí khác: (2,0 điểm)
 + Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, thể hiện năng lực cảm thụ thơ; lập luận thuyết phục, hành văn lưu loát có cảm xúc.
 + Bài viết đảm bảo bố cục ba phần
 + Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả
 + Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh 
* Mức chưa tối đa: Bài viết chưa đầy đủ các yêu cầu về nôi dung về hình thức nêu trên.
(GV căn cứ vào các tiêu chí mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 6,75 điểm hoặc các điểm dưới 6,75 cho bài làm của học sinh)
* Mức không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài.
----------------------- Hết -----------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2016.doc