Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn Lớp 8 - Trường THCS Chu Văn An (Có đáp án)
Câu 1: Nối tên nhân vật ở cột A với tên văn bản ở cột B cho thích hợp:
Cột A Cột B
1. Chị Dậu a. Hai cây phong
2. Bé Hồng b. Chiếc lá cuối cùng
3. Giôn-xi c. Trong lòng mẹ
4.Thầy Đuy-sen d. Tức nước vỡ bờ
e. Lão Hạc
Câu 2: Trong văn bản Cô bé bán diêm của An-đéc-xen, cô bé đã thấy một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng lần quẹt diêm thứ nhất, đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 3: Từ ngữ nào nói đúng tâm địa của bà cô bé Hồng ?
A. Ghen ghét, tàn nhẫn B. Lắm lời, thích phỉ báng
C. Xấu xa đê tiện D. Hiểm độc, tàn nhẫn
Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu văn sau:
Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người .trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.(nông dân/công nhân/trí thức)
Câu 5: Trong bức tranh kiệt tác của đời mình, cụ Bơ-men đã vẽ cái gì?
A. Một bông hoa đang nở
B. Một con chim đang bay
C. Một chiếc lá trên cây
D. Một cánh diều trên bầu trời
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LỚP 8 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN Môn: Ngữ văn I. Phần trắc nghiệm ( 2điểm ) Câu 1: Nối tên nhân vật ở cột A với tên văn bản ở cột B cho thích hợp: Cột A Cột B 1. Chị Dậu a. Hai cây phong 2. Bé Hồng b. Chiếc lá cuối cùng 3. Giôn-xi c. Trong lòng mẹ 4.Thầy Đuy-sen d. Tức nước vỡ bờ e. Lão Hạc Câu 2: Trong văn bản Cô bé bán diêm của An-đéc-xen, cô bé đã thấy một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng lần quẹt diêm thứ nhất, đúng hay sai? Đúng B. Sai Câu 3: Từ ngữ nào nói đúng tâm địa của bà cô bé Hồng ? Ghen ghét, tàn nhẫn B. Lắm lời, thích phỉ báng C. Xấu xa đê tiện D. Hiểm độc, tàn nhẫn Câu 4: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu văn sau: Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người.trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.(nông dân/công nhân/trí thức) Câu 5: Trong bức tranh kiệt tác của đời mình, cụ Bơ-men đã vẽ cái gì? A. Một bông hoa đang nở B. Một con chim đang bay C. Một chiếc lá trên cây D. Một cánh diều trên bầu trời II. Phần tự luận (8điểm): Câu 1( 3điểm): Cái chết của cô bé bán diêm trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn An-đéc-xen được tác giả miêu tả như thế nào? Miêu tả như vậy có ý nghĩa gì ? Câu 2 (5điểm): Viết văn bản ngắn nêu cảm nhận của em về những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ nông dân Việt Nam qua nhân vật chị Dậu trong văn bản “Tức nước vỡ bờ”. -----------------Hết---------------- ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm ( 2điểm ) - Mỗi ý trả lời đúng được 0,25điểm. Câu 1 2 3 4 5 Mức tối đa 1- d, 2- c, 3 - b, 4- a A D nông dân C Mức chưa đạt Không trả lời hoặc chọn đáp án khác II. Phần tự luận (8điểm) Câu 1 (3điểm): a. Nội dung (2,5đ) Học sinh trả lời được các ý cơ bản: * Cái chết của cô bé bán diêm: - Em đã chết rét ở một xó tường trong đêm giao thừa. Em ngồi chết giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn.(0,5đ) - Người ta nhìn thấy một em gái có đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười. Cái chết của em được miêu tả thật kì diệu trước sự thờ ơ, lãnh đạm của mọi người. (0,5đ) * Ý nghĩa: - Đây là cái chết bi thảm, một cảnh tượng rất thương tâm nhưng tác giả dùng hình thức nghệ thuật giảm nhẹ: người chết có một hình hài đẹp làm cho ta cảm giác cái chết đó không có gì là bi thảm, dường như em bé mãn nguyện với sự ra đi của mình. Nhà văn đã gửi gắm tình yêu thương, sự cảm thông sâu sắc của mình đối với những em bé bất hạnh. (0,75đ) - Phê phán sự thờ ơ, vô cảm của mọi người trong một xã hội thiếu tình thương. Gửi đến bạn đọc bức thông điệp về tình yêu thương con người. (0,75đ) b. Hình thức: Trình bày, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi diễn đạt, không sai chính tả.(0,5đ) (Khuyến khích những bài trình bày dưới hình thức một đoạn văn ngắn) Câu 2 (5điểm): a. Về nội dung (4điểm): * Mức tối đa: Học sinh đảm bảo được các nội dung cơ bản: - Giới thiệu được hoàn cảnh của chị Dậu: nghèo khổ, đang ở trong tình cảnh thê thảm, nguy cấp (ngắn gọn) - Những phẩm chất tốt đẹp: + Là người phụ nữ đảm đang tháo vát. + Là người phụ nữ có tình yêu thương chồng tha thiết. + Người phụ nữ biết nhẫn nhục, chịu đựng. + Người phụ nữ tiềm tàng sức mạnh phản kháng. -> Những phẩm chất tốt đẹp của chị Dậu cũng chính là phẩm chất chung của người phụ nữ nông dân Việt Nam. -Đánh giá được thái độ của tác giả: Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, cảm thông thương xót cho số phận bất hạnh của người phụ nữ nông dân, lên án tố cáo chế độ xã hội (Học sinh biết lấy dẫn chứng trong văn bản để chứng minh, làm rõ) * Mức chưa tối đa: Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung về nội dung và hình thức trên * Mức không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề. b. Về hình thức và các tiêu chí khác (1điểm): *Mức tối đa: + Bài viết đảm bảo bố cục ba phần + Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. + Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu cảm. * Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên (Giáo viên linh hoạt trong cách cho điểm) * Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề. ----------------------------Hết---------------------------
File đính kèm:
- de_kiem_tra_45_phut_mon_ngu_van_lop_8_truong_thcs_chu_van_an.docx