Đề kiểm tra 45 phút môn Ngữ văn 7 (Có đáp án)
Phần I : Trắc nghiệm( 2,0 điểm)
Câu 1: Điền vào chỗ trống để nhận định sau đây được đầy đủ.
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là.và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài.
Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là tục ngữ?
A- Cây nhà lá vườn B- Khoai đất lạ, mạ đất quen
C- Mặt hoa da phấn D- Nước mắt cá sấu
Câu 3: Nối tên văn bản ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho đúng
Cột A Cột B
1.Sự giàu đẹp của Tiếng việt a.Hồ Chí Minh
2.Đức tính giản dị của Bác Hồ b.Hoài Thanh
3.Ý nghĩa văn chương c.Hoài Chân
4.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta d.Phạm Văn Đồng
e.Đặng Thai Mai
Câu 4: Trình tự lập luận sau đây có trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đúng hay sai?
Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ->Bổn phận của chúng ta ngày nay ->Lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay->Lòng yêu nước trong quá khứ của dân tộc.
A-Sai B- Đúng
Câu 5: Nhận xét nào sau đây giúp nhận biết rõ nhất tục ngữ và ca dao?
a- Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng là một cặp lục bát 6/8.
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT Môn: Ngữ văn 7 Phần I : Trắc nghiệm( 2,0 điểm) Câu 1: Điền vào chỗ trống để nhận định sau đây được đầy đủ. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là.............................và rộng ra là thương cả muôn vật muôn loài. Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là tục ngữ? Cây nhà lá vườn B- Khoai đất lạ, mạ đất quen C- Mặt hoa da phấn D- Nước mắt cá sấu Câu 3: Nối tên văn bản ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho đúng Cột A Cột B 1.Sự giàu đẹp của Tiếng việt a.Hồ Chí Minh 2.Đức tính giản dị của Bác Hồ b.Hoài Thanh 3.Ý nghĩa văn chương c.Hoài Chân 4.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta d.Phạm Văn Đồng e.Đặng Thai Mai Câu 4: Trình tự lập luận sau đây có trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đúng hay sai? Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ->Bổn phận của chúng ta ngày nay ->Lòng yêu nước của đồng bào ta ngày nay->Lòng yêu nước trong quá khứ của dân tộc. A-Sai B- Đúng Câu 5: Nhận xét nào sau đây giúp nhận biết rõ nhất tục ngữ và ca dao? a- Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng là một cặp lục bát 6/8. b- Tục ngữ nói về khái niệm lao động sản xuất, còn ca dao nói đến tư tưởng, tình cảm của con người. c- Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan, còn ca dao là thơ trữ tình thiên về tình cảm, phô diễn nội tâm con người. d-Tục ngữ là văn học còn ca dao không là văn học Phần 2 : Tự luận 8,0 đ Câu 1: ( 2,0 đ) : Nêu những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản : “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” Câu 2: ( 6,0 đ) : Viết đoạn văn ( khoảng 10 đến 15 dòng) giải thích và chứng minh câu nói: “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm (2điểm): Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 Mức tối đa lòng thương người B 1-e ; 2- d ; 3- b ; 4-a A C Mức chưa đạt Không trả lời hoặc chọn đáp án khác II.Phần tự luận (8 điểm): Câu1 ( 2.0 điểm) a. Mức tối đa (2.0 điểm) : - Về phương diện nội dung ( 1,75 điểm): Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ Hồ : giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với những tư tưởng tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành . -Về phương diện hình thức (0.25 điểm): HS viết đoạn văn, trình bày sạch đẹp, không sai chính tả, câu, từ; ý rõ ràng, mạch lạc. b. Mức chưa tối đa ( 0.25 đến 1.75 điểm): Chỉ đảm bảo được một hoặc một số yêu cầu về nội dung và hình thức đã nêu. c. Mức không đạt (0.0 điểm) : Không làm bài hoặc không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào về nội dung và hình thức đã nêu. Câu 2( 6,0 điểm): a. Mức tối đa ( 6,0 điểm) : - Về phương diện nội dung ( 4,0 điểm): Học sinh cần đảm bảo các ý sau: Viết đúng đoạn văn nghị luận bàn về công dụng của văn chương. Có câu chủ đề là ý kiến ở đề bài. Triển khai câu chủ đề. * “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có” nghĩa là tạo cho người đọc những tình cảm mà trước khi đọc tác phẩm chưa có được .Vì con người không phải ai cũng có mọi thứ tình cảm trên đời. Văn chương giúp con người hình thành những tình cảm cao thượng: vị tha, nhân hậu, biết sống vì người khác... * “ Luyện những tình cảm ta sẵn có” : Văn chương bồi đắp những tình cảm vốn có trong mỗi con người thêm sâu sắc hơn. Ai cũng có tình cảm gia đình : tình anh em, tình yêu thương kính trọng cha mẹ, tình mẫu tử ... hay tình yêu với quê hương đất nước. Đến với tác phẩm văn chương, tình cảm ấy càng đậm đà, thắm thiết... - Nêu dẫn chứng để phân tích, làm sáng tỏ ( mỗi ý 2,0 điểm) - Về hình thức và các tiêu chí khác (2,0 điểm): Học sinh viết được đoạn văn đảm bảo theo yêu cầu về nội dung và hình thức, trình bày sạch đẹp, khoa học; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ. Đoạn văn có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả... Sáng tạo: HS có quan điểm riêng thể hiện sự tìm tòi về nội dung, công phu trong hình thức diễn đạt ( từ ngữ giàu hình ảnh, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục). b. Mức chưa tối đa ( 0.25 đến 5.75 điểm): Chỉ đảm bảo được một hoặc một số yêu cầu về nội dung và hình thức đã nêu. c. Mức không đạt (0.0 điểm): Không làm bài hoặc làm lạc đề.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_45_phut_mon_ngu_van_7_co_dap_an.doc