Đề kiểm tra 45 phút môn Địa lí Lớp 6 (Có đáp án)
Câu 1( 3đ ) Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy trong hệ mặt trời ? Đường kinh tuyến khác đường vĩ tuyến như thế nào ?
Câu 2( 1đ )Hai thành phố A và B cách nhau 85 km. Hỏi trên bản đồ có tỉ lệ số là 1: 1000.000 thì khoảng cách đó là bao nhiêu cm?
Câu 3(3đ )Có mấy cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ ? Tại sao nhìn vào các đường đồng mức ta biết sườn dốc, sườn thoải?
Ma trận đề kiểm tra một tiết - học kì I lớp 6 Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao Vị trí, hình dạng và kích thước của trái đất Chuẩn KTKN cần kiểm tra - Biết vị trí của trái đất trong hệ mặt trời - Hiểu được sự khác nhau giữa kinh tuyến và vĩ tuyến Tỉ lệ % 30% 10% 20% 30% Số điểm 3đ 1đ 2đ 3đ Số câu Bản đồ - Nêu được cách xác định phương hướng trên bản đồ - Trình bày được các cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ - Trình bày được cách biểu hiện các đường đồng mức trên bản đồ địa hình - Xác định được phương hướng, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ - Dựa vào tỉ lệ và khoảng cách thực tế tìm khoảng cách trên bản đồ Tỉ lệ % 70% 20% 20% 20% 10% 70% Số điểm 7đ 2đ 2đ 2đ 1đ 7đ Số câu Tỉ lệ % 100% 30% 40% 20% 10% 100% Tổng số điểm 10đ 3đ 4đ 2đ 1đ 10đ Tổng số câu Đề kiểm tra 45’ – Học kì I-Môn địa lí 6 Câu 1( 3đ ) Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy trong hệ mặt trời ? Đường kinh tuyến khác đường vĩ tuyến như thế nào ? Câu 2( 1đ )Hai thành phố A và B cách nhau 85 km. Hỏi trên bản đồ có tỉ lệ số là 1: 1000.000 thì khoảng cách đó là bao nhiêu cm? Câu 3(3đ )Có mấy cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ ? Tại sao nhìn vào các đường đồng mức ta biết sườn dốc, sườn thoải? Câu 4( 3đ ) Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta làm như thế nào ? Quan sát bản đồ dưới đây hãy xác định hướng đi từ Hà Nội tới Xingapo, từ Hà Nội tới Rangun? Xác định toạ độ địa lí của điểm E, G trên bản đồ ? (Dùng 1 trong 2 hình dưới đây) Bản đồ thủ đô các nước ở khu vực Đông Nam Á Đáp án- Biểu điểm Câu 1 (3đ ) Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong hệ mặt trời (1đ) Kinh tuyến là những đường nối từ cực Bắc đến cực Nam trên bề mặt quả địa cầu. Tất cả các kinh tuyến đều dài bằng nhau.Còn vĩ tuyến là những vòn tròn trên bề mặt quả địa cầu vuông góc với kinh tuyến. Các vĩ tuyến không dài bằng nhau mà nhỏ dần từ xích đạo về phía 2 cực (2đ) Câu 2 (1đ) Đổi 85km= 8.500.000 cm Làm phép tính: 8.500.000: 1000.000= 8,5cm Vậy đoạn AB trên bản đồ có khoảng cách là 8,5cm Câu 3 (3đ) Có 2 cách biểu hiện độ cao địa hình trên bản đồ: thang màu và đường đồng mức (1đ) Tại vì : các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng dốc, các đường đồng mức càng xa nhau thì địa hình càng thoải (2đ) Câu 4 (3đ) Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Đầu bên trái kinh tuyến chỉ hướng Tây, đầu bên phải chỉ hướng Đông. Đầu bên trên vĩ tuyên chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam. Nếu bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến thì phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc sau đó tìm các hướng còn lại (1đ) Từ Hà nội đến Xingapo: Hướng Nam (0,5đ) Từ Hà nội đến Rangun: hướng Tây Nam (0,5đ) E 1400 Đ 00 ( 0,5đ ) G 1300 Đ 150 B ( 0,5đ )
File đính kèm:
- de_kiem_tra_45_phut_mon_dia_li_lop_6_co_dap_an.doc