Đề kiểm tra 45 phút học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án)

I-Trắc nghiệm ( 2,0 điểm )

 Khoanh tròn tr¬ước chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.

Câu 1: Nhân vật chính trong văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài là ai?

 A. Thành B.Thủy

 C. Thành và Thủy D. Người mẹ

Câu 2: Trong văn bản " Cổng trường mở ra” của Lí Lan ph¬ương thức biểu đạt chính là biểu cảm điều đó đúng hay sai.

A. Đúng B.Sai

Câu 3: Điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện giá trị nội dung một văn bản nhật dụng mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 7 tập I:

 “Con hãy nhớ rằng ., . là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”.

Câu 4: Nối tên tác phẩm ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phút học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đồng Lạc (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
MA TRẬN 
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT VĂN BẢN - HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Ma trận gồm 3 chủ đề, 01 trang)
A - Ma trận.
Cấp độ
 Các cấp độ tư duy 
Cộng
 Nhận biết 
 Thông hiểu 
 Vận dụng
 thấp cao
TN
TL
TN
TL
TL
TL
Chủ đề 1:
Văn bản nhật dụng
Nhận biết nhân vật chính trong một văn bản
Xác định được phương thức biểu đạt. Điền từ còn thiếu và nội dung của một văn bản.
3
0,75 
7,5%
 Câu
 điểm 
Tỉ lệ
 1
0, 25
2,5%
2,3
0, 5
5%
Chủ đề 2
Thơ trung đại, thơ Đường.
Nhớ, chép lại hai câu thơ. 
Nối tên tác phẩm với nội dung tương ứng. Xác định nghệ thuật đối trong hai câu thơ
Xác định nghệ thuật và nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ. 
3
4,25
42,5
Câu
điểm
tỉ lệ
1
1
10%
4,5
1, 25
12,5%
1
2 
20%
Chủ đề 3
Văn học dân gian
Viết đoạn văn theo yêu cầu. Nêu cảm xúc đánh giá của em về một bài ca dao đã học.
1
5
50%
Câu
điểm
tỉ lệ
2
4
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ
1,5 
1,25
12,5%
4,5
3,75
37,5%
1
5
50%
7
 10
100%
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT VĂN BẢN HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(Đề này gồm 07 câu, 01 trang)
I-Trắc nghiệm ( 2,0 điểm ) 
 Khoanh tròn trước chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu sau.
Câu 1: Nhân vật chính trong văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài là ai?
 A. Thành B.Thủy
	 C. Thành và Thủy D. Người mẹ
Câu 2: Trong văn bản " Cổng trường mở ra” của Lí Lan phương thức biểu đạt chính là biểu cảm điều đó đúng hay sai.
A. Đúng B.Sai
Câu 3: Điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện giá trị nội dung một văn bản nhật dụng mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 7 tập I:
 	 “Con hãy nhớ rằng ........................................, ................................... là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”.
Câu 4: Nối tên tác phẩm ở cột A phù hợp với nội dung ở cột B.	
A
Nối
	B
1. Nam quốc sơn hà
a. Nỗi nhớ nước thương nhà, tâm trạng cô đơn.
2. Phò giá về kinh
b. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ, ý chí quyết tâm bảo vệ. 
3. Qua đèo Ngang
c. Sự gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã
4. Bạn đến chơi nhà
d.Tình cảm bạn bè chân thành đậm đà thắm thiết.
e. Hào khí chiến thắng khát vọng hòa bình đân tộc.
 Câu 5: Hai câu thơ sau đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
“ Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
 Hương âm vô cải, mấm mao tồi”
(Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê - Hạ Tri Chương)
 A. So sánh. B. Nhân hoá. C. Hoán dụ. D. Đối lập. 
II- Tự luận (8,0 điểm).
Câu 1 (3,0 điểm).
	a. Chép lại theo trí nhớ hai câu thơ đầu bài thơ “Bánh trôi nước” của Bà Hồ Xuân Hương. 
 	b. Xác định biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong hai câu thơ.
 	c. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 2 (5,0 điểm).
	Viết một đoạn văn độ dài (7-10 dòng) nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước, con người được thể hiện trong một bài ca dao đã học.
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LẠC
HƯỚNG DẪN CHẤM
 BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT VĂN BẢN - HKI
NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: NGỮ VĂN 7
(Hướng dẫn gồm 02 phần, 07 câu, 02 trang)
A. YÊU CẦU CHUNG
Hướng dẫn chấm dưới đây nêu khái quát nội dung cần đạt và biểu điểm mức tối đa. Giám khảo cần phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá chính xác, khách quan, tránh đếm ý cho điểm; vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng nếu đáp ứng được tốt các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 Lưu ý : Điểm bài kiểm tra có thể lẻ đến 0,25 và làm tròn đến số thập phân thứ 2.
 B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm)
* Mức tối đa: Học sinh lựa chọn đúng các phương án sau:
Câu
1
2
3
5
4
Phương án
C
A
Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ, 
D
1-b 
2-e
3-a 
4-d
Điểm đạt
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
*Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào việc lựa chọn các phương án của HS để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm từ 0,25 đến 1,0 điểm cho từng câu trong bài làm bài của học sinh.
*Mức không đạt: HS lựa chọn đáp án sai hoặc không làm bài.
Phần II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm) 
a. Mức tối đa: 
* Về nội dung: (2,75 điểm): Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau song cần đảm bảo đủ những nội dung cơ bản sau: 
Phần
Nội dung
Điểm
a
(0,5 đ)
Chép lại chính xác hai câu thơ đầu bài thơ “Bánh trôi nước” của Bà Hồ Xuân Hương. 
0,75 đ
b (1,0 đ)
Nghệ thuật: Điệp từ, thành ngữ, ẩn dụ, căp quan hệ từ
1,0 đ
c
(1,0đ)
Tác dụng tả chiếc bánh trôi nước đẹp, tinh khiết, cách luộc bánh. Đồng thời gợi vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ xinh xắn, đầy đặn, tâm hồn trong trắng, thân phận cuộc đời chìm nổi. 
1,0 đ
 * Về hình thức: (0,25 điểm)
HS có thể viết dưới dạng một đoạn văn, chữ viết và trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi thông thường: diễn đạt, chính tả, trình bày
b. Mức chưa tối đa: Chưa nêu đầy đủ đáp án trên.
c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2: (5,0 điểm) 
1. Về phương diện nội dung (4,0 điểm) 
a. Mức tối đa: Học sinh có thể lựa chọn cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Phần
Nội dung
Điểm
Mở đoạn
(0,5 đ)
- Giới thiệu về ca dao dân ca, tình yêu thiên nhiên đất nước con người được thể hiện trong bài ca dao là tình cảm gì? Cảm xúc của em về bài ca dao đó.
0,5 đ
Thân đoạn
(3,0 đ)
 Trình bày cảm nghĩ về tình yêu thiên nhiên đất nước con người HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau:
- Những câu hát về tình yêu thiên nhiên đất nước con người thường gợi hơn tả, hay nhắc đến tên sông tên núi, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn nhủ và bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất tinh tế và lòng tự hào với con người và quê hương đất nước...(Tùy thuộc vào nội dung của từng bài mà HS có những suy nghĩ riêng cho phù hợp)
3,0 đ
Kết đoạn
(0,5 đ)
- Cảm nghĩ của em về tình tình yêu thiên nhiên đất nước con người được thể hiện trong bài ca dao.
- Liên hệ về tình yêu thiên nhiên đất nước con người hiện nay, em cần làm gì để thể hiện tình cảm với thiên nhiên đất nước con người ở quê hương mình.
0,5đ
b. Mức chưa tối đa: Nêu chưa đủ ý.
c. Mức không đạt: Trả lời sai hoặc không trả lời.
2. Về hình thức và các tiêu chí khác: (1,0 điểm)
a. Mức tối đa: 
	- Viết đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt...
	- Lời văn mạch lạc, trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu cảm. 
b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo yêu cầu về hình thức nêu trên.
c. Mức không đạt: Không làm bài hoặc làm lạc đề.
----------------------Hết----------------------

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_45_phut_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018.doc