Đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 18 - Trường THCS Tam Thanh
A. Trắc nghiệm: (4 điểm).
Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau:
Câu 1: Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở điểm nào?
a. Có roi b. Có diệp lục c. Có thành xenlulôzơ d. Có điểm mắt
Câu 2: Quan sát hình bên: So với kích thước của hồng cầu người thì trùng kiết lị có kích thước:
a. Bằng nhau b. Không xác định được
c. Lớn hơn d. Nhỏ hơn Hình: Trùng
kiết lị nuốt
hồng cầu.
Câu 3: Trùng kiết lị khác trùng biến hình ở điểm nào?
a. Chỉ ăn hồng cầu
b. Thích nghi cao với đời sống kí sinh
c. Có chân giả rất ngắn
d. Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả rất ngắn, thích nghi cao với đời sống kí sinh
Câu 4: Số lượng và vị trí của không bào co bóp hình hoa thị ở trùng giày là:
a. Có một không bào co bóp ở trung tâm
b. Có 2 không bào co bóp, 1 ở nửa trước và 1 ở nửa sau
c. Có 2 không bào co bóp, 1 ở trung tâm, cái còn lại không có vị trí cố định
d. Có một không bào co bóp ở vị trí bất kì
Câu 5: Nơi kí sinh của giun đũa là:
a. Ruột già b. Ruột non c. Tá tràng d. Ruột thẳng.
Câu 6: Khi đầy đủ thức ăn, thủy tức thường sinh sản theo cách nào?
a. Sinh sản hữu tính b. Mọc chồi, sinh sản hữu tính và tái sinh
c. Mọc chồi d. Tái sinh
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thủy tức?
a. Đối xứng toả tròn b. Di chuyển bằng tua miệng
c. Miệng ở dưới d. Hình trụ.
Câu 8: Nhân dân vùng biển địa phương ta thường gọi động vật nào sau đây là “hoa đá”?
a. San hô b. Thuỷ tức c. Hải quỳ d. Sứa
Câu 9: Nhóm nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun dẹp?
a. Sán bã trầu, giun kim, giun móc câu b. Giun đũa, giun kim, giun rễ lúa
c. Sán lông, sán lá gan, sán bã trầu, sán dây d. Giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi
Câu 10: Tác hại của giun rễ lúa là:
a. Kí sinh ở rễ lúa b. Kí sinh ở rễ lúa, làm rễ lúa phát triển nhanh
c. Gây thối rễ, lá úa vàng d. Làm rễ lúa phát triển nhanh
Câu 11: Dựa vào hình bên: Do thói quen nào ở trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời?
a. Ăn uống không vệ sinh
b. Không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng
c. Thói quen mút tay
d. Thói quen mút tay, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng Hình:
Vòng
đời của
giun
kim
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN :............................. MÔN : SINH HỌC 7 Điểm LỚP : 7 TUẦN : 9 – TIẾT : 18 A. Trắc nghiệm: (4 điểm). Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: Câu 1: Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở điểm nào? a. Có roi b. Có diệp lục c. Có thành xenlulôzơ d. Có điểm mắt Câu 2: Quan sát hình bên: So với kích thước của hồng cầu người thì trùng kiết lị có kích thước: a. Bằng nhau b. Không xác định được c. Lớn hơn d. Nhỏ hơn Hình: Trùng kiết lị nuốt hồng cầu. Câu 3: Trùng kiết lị khác trùng biến hình ở điểm nào? a. Chỉ ăn hồng cầu b. Thích nghi cao với đời sống kí sinh c. Có chân giả rất ngắn d. Chỉ ăn hồng cầu, có chân giả rất ngắn, thích nghi cao với đời sống kí sinh Câu 4: Số lượng và vị trí của không bào co bóp hình hoa thị ở trùng giày là: a. Có một không bào co bóp ở trung tâm b. Có 2 không bào co bóp, 1 ở nửa trước và 1 ở nửa sau c. Có 2 không bào co bóp, 1 ở trung tâm, cái còn lại không có vị trí cố định d. Có một không bào co bóp ở vị trí bất kì Câu 5: Nơi kí sinh của giun đũa là: a. Ruột già b. Ruột non c. Tá tràng d. Ruột thẳng. Câu 6: Khi đầy đủ thức ăn, thủy tức thường sinh sản theo cách nào? a. Sinh sản hữu tính b. Mọc chồi, sinh sản hữu tính và tái sinh c. Mọc chồi d. Tái sinh Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thủy tức? a. Đối xứng toả tròn b. Di chuyển bằng tua miệng c. Miệng ở dưới d. Hình trụ. Câu 8: Nhân dân vùng biển địa phương ta thường gọi động vật nào sau đây là “hoa đá”? a. San hô b. Thuỷ tức c. Hải quỳ d. Sứa Câu 9: Nhóm nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun dẹp? a. Sán bã trầu, giun kim, giun móc câu b. Giun đũa, giun kim, giun rễ lúa c. Sán lông, sán lá gan, sán bã trầu, sán dây d. Giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi Câu 10: Tác hại của giun rễ lúa là: a. Kí sinh ở rễ lúa b. Kí sinh ở rễ lúa, làm rễ lúa phát triển nhanh c. Gây thối rễ, lá úa vàng d. Làm rễ lúa phát triển nhanh Câu 11: Dựa vào hình bên: Do thói quen nào ở trẻ em mà giun kim khép kín được vòng đời? a. Ăn uống không vệ sinh b. Không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng c. Thói quen mút tay d. Thói quen mút tay, không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng Hình: Vòng đời của giun kim Câu 12: Lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể giun đũa có tác dụng gì? a. Bảo vệ giun không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người b. Giúp giun đũa có hình dạng cố định c. Giúp giun đũa di chuyển d. Tăng lực ma sát cho cơ thể. Câu 13: Vật chủ trung gian của sán bã trầu là: a. Ốc (ốc gạo, ốc mút) b. Cua c. Cá d. Cua và cá Câu 14: Hình thức sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức khác san hô ở điểm nào? a. Sinh sản mọc chồi, cơ thể con dính cơ thể mẹ b. Hình thành tế bào trứng và tế bào tinh trùng c. Cơ thể con không dính cơ thể mẹ; hình thành tế bào trứng và tế bào tinh trùng d. Sinh sản mọc chồi, cơ thể con không dính cơ thể mẹ Câu 15: Giun móc câu xâm nhập vào cơ thể người qua: a. Đường tiêu hóa b. Đường hô hấp c. Đường máu d. Da bàn chân Câu 16: Động vật nguyên sinh nào có hình thức sinh sản phân đôi và tiếp hợp? a. Trùng sốt rét b. Trùng giày c. Trùng biến hình d. Trùng roi xanh B. Tự luận: (6 điểm). Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh. (2 điểm) Câu 2: Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc một số động vật ngành Ruột khoang tại địa phương, phải dùng phương tiện gì? (1,5 điểm) Câu 3: Quan sát hình bên: (2,5 điểm) a) Viết sơ đồ vòng đời của giun đũa. b) Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người? Hình: Vòng đời giun đũa ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời b c d b b c c a c c c a a d d b B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: Đặc điểm chung của ngành ĐVNS: (Mỗi ý đúng 0,5đ) - Cơ thể chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng sống. - Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng. - Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi. - Kết bào xác khi gặp điều kiện bất lợi. Câu 2: Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc một số động vật ngành Ruột khoang tại địa phương phải dùng các phương tiện như: kẹp, vợt, panh. Nếu dụng tay, phải đeo găng cao su để tránh tác động của các tế bào gai độc, có thể gây ngứa hoặc làm bỏng da tay. (1,5đ) Câu 3: Giun đũa đẻ trứng ấu trùng trong trứng Thức ăn sống Ruột non người Ruột non người Máu, tim, ï Vòng đời của giun đũa: (Mỗi giai đoạn đúng 0,25đ) gan, phổi ï Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người: (0,75đ) - Cần giữ vệ sinh ăn uống: Không ăn rau sống, uống nước lã, đậy kín thức ăn, ... - Vệ sinh cá nhân: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Giữ vệ sinh môi trường.
File đính kèm:
- Sinh 7 tuan 9.doc