Đề kiểm tra 1 tiết học kì II (Năm học 2010-2011) môn Lịch sử 7

 - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam trong học kì II. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.

 - Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

 - Qua đó đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.

 - Về kiến thức:

 + Trình bày diễn biến, kết quả của trận Chi Lăng - Xương Giang.

 + Nét khác biệt về kinh tế thế kỉ XVI - XVIII.

 + Những cống hiến của phong trào Tây Sơn.

 - Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để so sánh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết học kì II (Năm học 2010-2011) môn Lịch sử 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD-ĐT VĂN QUAN
 TRƯỜNG THCS YÊN PHÚC
 TỔ: VĂN-SỬ- GDCD	
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II
(Năm học 2010-2011)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA.
 - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam trong học kì II. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.
 - Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 - Qua đó đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
 - Về kiến thức:
 + Trình bày diễn biến, kết quả của trận Chi Lăng - Xương Giang.
 + Nét khác biệt về kinh tế thế kỉ XVI - XVIII.
 + Những cống hiến của phong trào Tây Sơn.
 - Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để so sánh.
 - Về thái độ tư tưởng: Giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào, niềm tin vào sự lãnh đạo của các vị anh hùng dân tộc trong đấu tranh cũng như trong quá trình xây dựng đất nước.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA.
 Hình thức: Tự luận.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN.
Tên chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418-1427)
Trình bày diễn biến, kết quả của trận Chi Lăng – Xương Giang
(tháng 10-1427) ?
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
4đ
40%
1
4đ
40%
2. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền 
(TKXVI-XVIII ) 
Lí giải sự khác biệt sự khác nhau giữa tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
3đ
30%
1
3đ
30%
4. Phong trào Tây Sơn 
Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc, nhận xét và đánh giá về vua Quang Trung
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
3đ
30%
1
3đ
30%
Tổng số câu :
Tổng số điểm 
Tỉ lệ % :
1
4đ
30%
1
3đ
30%
1
3đ
20%
3
10
100%
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 : (4 điểm)
 	Trình bày nét chính diễn biến, kết quả của trận Chi Lăng - Xương Giang (tháng 10 - 1427)?
	Câu 2 : (3 điểm)
 	Vì sao có sự khác biệt giữa tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài ?
	Câu 3: (3 điểm) 
	Phong trào Tây Sơn đã có những cống hiến to lớn gì đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771- 1789? Em có nhận xét và đánh giá như thế nào về vua Quang Trung? 
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
	Câu 1: (4 điểm) Diễn biến , kết quả của trận Chi Lăng - Xương Giang:
 	- Diễn biến (3 điểm)
 	+ Ngày 8-10-1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta bị ta phục kích giết chết ở ải Chi Lăng cùng hơn 1 vạn tên.
 	+ Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang, bị ta phục kích ở Cần Trạm, Phố Cát tiêu diệt 3 vạn tên.
 	+ Số còn lại tiến xuống Xương Giang bị ta tấn công tiêu diệt gần 5 vạn tên , bắt sống số còn lại.
 	+ Mộc Thạnh hay tin quân Liễu Thăng bại trận, vội rút quân về nước.
 	- Kết quả (1 điểm) 
 	+ Viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạnh bị tiêu diệt.
 	+ Vương Thông xin hoà, mở hội thề Đông Quan (10-12-1427) rút quân về nước .
 	Câu 2: (3 điểm) Tình hình kinh tế nông nghiệp Đàng Trong và Đàng Ngoài có sự khác biệt vì: 
- Ở Đàng Ngoài: 
+ Xung đột các tập đoàn phong kiến kéo dài. (0,5)
+ Chính quyền Lê –Trịnh không quan tâm đến sản xuất. (0,5)
+ Thiên tai mất mùa, đói kém thường xảy ra, ruộng đất công bị cường hào cầm bán (0,5) 
 	- Ở Đàng Trong : 
+ Chúa Nguyễn tổ chức khai hoang, di dân, mở rộng ruộng đồng, lập làng ấp (0,5) 
+ Năm, Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí phía Nam và đặt phủ Gia Định. (0,5)
+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai màu mở. (0,25) 
+ Thế kỉ XVIII bị hạn chế. (0,25)
	Câu 3: (3 điểm) 
	- Phong trào Tây Sơn đã có những cống hiến to lớn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771- 1789: 
 	+ Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. 
 	+ Đánh bại quân xâm luợc Xiêm,Thanh bảo vệ độc lập dân tộc.
 	- Nhận xét và đánh giá như thế nào về vua Quang Trung: Quang Trung là lãnh tụ kiệt xuất, là nhà quân sự – chính trị thiên tài là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân ta ở thế kỉ XVIII.
PHÒNG GD-ĐT VĂN QUAN
 TRƯỜNG THCS YÊN PHÚC
 TỔ: VĂN-SỬ- GDCD	
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II
(Năm học 2010-2011)
I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA.
 	- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam trong học kì II. Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập trong các nội dung sau.
 	- Thực hiện yêu cầu trong phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
 	- Qua đó đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
 	- Về kiến thức:
 	+ Trình bày được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghiac Lam Sơn.
 	+ Trình bày những thắng lợi của phong trào Tây Sơn ( 1773-1789). Giải thích được vì sao Quang Trung tiến quân vào tết kỉ dậu.
 	 - Về kỉ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để so sánh.
 	- Về thái độ tư tưởng: Giáo dục tinh thần yêu nước, niềm tự hào, niềm tin vào sự lãnh đạo của các vị anh hùng dân tộc trong đấu tranh cũng như trong quá trình xây dựng đất nước.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA.
 Hình thức: Tự luận.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN.
Tên chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ( 1418-1427) 
Trình bày được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2đ
20%
1
2đ
20%
2. Phong trào Tây Sơn .
Trình bày được cuộc những thắng lợi của phong trào Tây Sơn từ năm 1773-1789.
Lí giải vì sao Quang Trung quyết định tấn công quân Thanh vào tết kỉ Dâu.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1/2
3đ
30%
1/2
2đ
20%
1
5đ
50%
3. Chế độ phong kiến nhà Nguyễn 
 Đánh giá, nhận xét chính sách ngoại giao của Quang Trung. 
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2đ
20%
2
3đ
30%
Tổng số câu :
Tổng số điểm 
Tỉ lệ % :
1
5đ
50%
1
2đ
20%
1
3đ
30%
3
10
100%
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
	Câu 1: (2 điểm)
 Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
	Câu 2: (5 điểm)
 Trình bày những thắng lợi của phong trào Tây Sơn từ năm 1771- 1789. Vì sao Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào tết kỉ Dậu (năm 1789)
	Câu 3: (3 điểm) 
 	Đánh giá, nhận xét của em về chính sách ngoại giao của Quang Trung? 
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: (3 điểm) 
- Vì (2 điểm)
 	+ Lòng yêu nước, đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến của toàn dân.
 	+ Đường lối chiến luợc ,chiến thuật đúng đắn sáng tạo của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi .
- Ý nghĩa: (1điểm)
 	+ Kết thúc năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.
 	+ Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước,dân tộc Việt Nam thời Lê sơ.
Câu 2: (5 điểm)
* Những thắng lợi:
- Tháng 9/1773, hạ thành Quy Nhơn.
- Năm 1774, Nghĩa quân kiểm soát từ Quảng Nam – Bình Thuận.
- Năm 1777, chúa Nguyễn bị giết, (chỉ còn Nguyễn Ánh) chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.
- Cuối 1784, quân Xiêm chiếm hết các tỉnh miền Tây Gia Định, gây nhiều tội 
- Tháng 6/1786. hạ thành Phú Xuân, tiến ra sông Gianh giải phóng vùng đất Đàng Trong.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc thu phục Bắc Hà.
- Năm 1789, Nguyễn Huệ tiêu diệt quân Thanh thắng lợi.
* Vì :
+ Dịp tết là dịp nghỉ ngơi vui chơi, quân Thanh chủ quan lơ là phòng bị.
+ Quang Trung đánh bất ngờ gây bất ngờ làm quân địch hoang mang trở tay không kịp dẫn đến thất bại
 	Câu 3: (3 điểm) Học sinh đánh giá: 
+ Đối với bên ngoài: Mềm dẻo, khéo léo
+ Đối với nội phản : Tiêu diệt nội phản
+ Kiên quyết bảo vệ những tấc đất của tổ quốc. 

File đính kèm:

  • docKiem tra 1 tiet LS 7.doc