Đề khảo sát định kì đợt 2 môn Ngữ văn 6 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Tân Trường (Có đáp án)

Câu 1 (3 điểm):

a. Cho đoạn thơ:

Ngắn ngày thôi có dài đời làm chi

Bây giờ đất thấp trời cao

Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ. (Nguyễn Du)

 Hãy tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng của các cặp từ trái nghĩa đó?

b. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ Cảnh khuya và cho biết tên tác giả?

Câu 2 (7 điểm):

Học sinh đọc kĩ đề bài và viết bài văn Biểu cảm ngắn khoảng 01 trang giấy thi:

Đề 1: Cảm nghĩ về đôi bàn tay mẹ.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát định kì đợt 2 môn Ngữ văn 6 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Tân Trường (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Cẩm Giàng
Trường THCS Tân Trường
Đề khảo sát định kì đợt 2
Năm học 2010- 2011
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1 (3 điểm):
a. Cho đoạn thơ:
Ngắn ngày thôi có dài đời làm chi
Bây giờ đất thấp trời cao
Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ. (Nguyễn Du)
 Hãy tìm những cặp từ trái nghĩa trong các câu thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng của các cặp từ trái nghĩa đó?
b. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ Cảnh khuya và cho biết tên tác giả?
Câu 2 (7 điểm):
Học sinh đọc kĩ đề bài và viết bài văn Biểu cảm ngắn khoảng 01 trang giấy thi:
Đề 1: Cảm nghĩ về đôi bàn tay mẹ.
--- Hết ---
Phòng GD & ĐT Cẩm Giàng
Trường THCS Tân Trường
Đề khảo sát định kì đợt 2
Năm học 2010- 2011
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 60 phút
Hướng dẫn, đáp án biểu điểm
Câu/điểm
ý/ điểm
Nội dung cần đạt/điểm
Điểm
Câu 1/3 đ
a/2 đ
- Nhận diện được cặp từ trái nghĩa: ngắn – dài; thấp – cao được 1 điểm
- Nêu được tác dụng sử dụng các cặp từ trái nghĩa: Cách sử dụng từ trái nghĩa như vậy làm cho câu thơ có tính cân đói, uyển chuyển; 1điểm 
2đ
b/1đ
- Chép thuộc lòng được bốn dòng thơ, không sai chính tả, viết đúng các từ (không tính dấu câu) được 0,75 điểm. Sai 1 lỗi trừ 0,25đ
- Nêu được tên tác giả: Hồ Chí Minh ( Bác Hồ) được 0,25 đ
1đ
Câu 2/77đ
* Yêu cầu hình thức: Kiểu bài biểu cảm về một đối tượng trong đời sống – đôi bàn tay Mẹ, Biết biểu cảm trực tiếp, gián tiếp về đối tượng. Bài viết có bố cục rõ ràng. Dùng đại từ để xưng hô (tôi, em). Biết vận dụng các cách lập ý trong văn biểu cảm để diễn đạt. Biết sử dụng các yếu tố tả, kể vào viết văn biểu cảm. Lời văn chân thành, mạch lạc có cảm xúc, câu văn chuẩn ngữ pháp. Biết dựng đoạn – theo cách lập ý.
* Yêu cầu nội dung: Biểu cảm làm rõ đối tượng – là người thân. Làm nổi bật những cảm xúc của người viết trước những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng.
* Dàn bài: Có thể dựa vào các ý cơ bản trong dàn bài sau để chấm. Mõi ý trong bài văn cần đảm bảo về hình thức và nội dung mới cho điểm tối đa. Tùy mức đạt được trong bài làm của học sinh có thể cho điểm lẻ 0,25 với từng ý. Không chấm vo từng phần. 
Ví dụ dàn ý: đề bài: Cảm nghĩ về mẹ:
Mở bài/1đ
- Giới thiệu được đối tượng miêu tả 
- Nêu tình cảm, cảm xúc chung nhất về đôi bàn mẹ 
7đ
Thân bài/ 5 đ
Lần lượt trình bày những cảm xúc về mẹ: 
+ Những đặc điểm về bàn tay mẹ gợi nhiều cảm xúc; dùng cách lập ý quan sát suy ngẫm, tưởng tượng, liên tưởng, suy tưởng. – 2điểm
+ Kể kỉ niệm sâu sắc về đôi bàn tay mẹ: Dùng hồi tưởng qua khứ suy nghĩ về hiện tại: được 1 điểm
+ Cảm nhận về vai trò của đôi bàn tay mẹ: 1 điểm
+ Ước mong của em với mẹ: dùng cách; Liên hệ hiện tại với tương lai - được 1 điểm
Kết bài/ 1 đ
+ Khẳng định tình cảm với đối tuợng.
+ Đặt ra một giả thiết để nhấn mạnh tình cảm của mình với mẹ.
Tổng
10đ

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_dinh_ki_dot_2_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2010_2011_tr.doc
Giáo án liên quan