Đề khảo sát chất lượng tháng 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Trường THCS Hoàng Tiến (Có đáp án)
Câu 1 (6,0 điểm).
Cho đoạn văn:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất dấu trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được trưng bày.”
(Ngữ văn 7- tập 2)
a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
b) Tìm câu văn có phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên. Giải thích ý nghĩ của câu đó.
c) Đoạn văn có mấy câu rút gọn? Đó là những câu nào?
d) Trình bày nhận thức của em sau khi học xong văn bản có đoạn văn trên.
Câu 2 (4,0 điểm).
Hãy chép lại bốn câu tục ngữ về về con người và xã hội mà em biết (không được chép lại hai câu dưới đây). Em hiểu hai câu tục ngữ dưới đây như thế nào?
- Thương người như thể thương thân
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
UBND THỊ XÃ CHÍ LINH TRƯỜNG THCS HOÀNG TIẾN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 1 Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2013 – 2014 Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1 (6,0 điểm). Cho đoạn văn: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất dấu trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được trưng bày.” (Ngữ văn 7- tập 2) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Tìm câu văn có phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên. Giải thích ý nghĩ của câu đó. Đoạn văn có mấy câu rút gọn? Đó là những câu nào? Trình bày nhận thức của em sau khi học xong văn bản có đoạn văn trên. Câu 2 (4,0 điểm). Hãy chép lại bốn câu tục ngữ về về con người và xã hội mà em biết (không được chép lại hai câu dưới đây). Em hiểu hai câu tục ngữ dưới đây như thế nào? Thương người như thể thương thân Ăn quả nhớ kẻ trồng cây -------Hết------- UBND THỊ XÃ CHÍ LINH TRƯỜNG THCS HOÀNG TIẾN HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THÁNG 1 Môn: Ngữ văn 7 Năm học 2013 – 2014 Câu 1 (6,0 điểm). a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh; Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt: nghị luận. (0.75 điểm) b) Câu văn có phép so sánh: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.” (0.25 điểm) Ý nghĩa: Đề cao tinh thần yêu nước của nhân dân ta.(0.25 điểm) c) Đoạn văn có 2 câu rút gọn. (0.25 điểm) - “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.” (0.25 điểm) - “Nhưng cũng có khi được cất dấu trong rương, trong hòm.” (0.25 điểm) d) Nhận thức của em sau khi học xong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: - Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chận lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. (3 điểm) - Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận. (1điểm) Câu 2 (4,0 điểm) - Học sinh chép đủ 04 câu được 01 điểm. Mỗi câu 0.25 điểm. - Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” (1.5 điểm) Bằng phép so sánh “thương người” với “thương ta”, câu tục ngữ khuyên: Hãy sống bằng lòng nhân ái, vị tha. Không nên sống ích kỉ. Đây là triết lí về cách sống đầy giá trị nhân văn. - Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” (1,5 điểm). Bằng nghệ thuật ẩn dụ, câu tục ngữ khuyên con người khi được hưởng thành quả, phải nhớ công người gây dựng nên. Cần trân trọng sức lao động của mọi người, phải biết ơn...
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_thang_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_201.doc