Đề khảo sát chất lượng học sinh lớp 9 môn Ngữ văn lần I năm học 2014-2015 huyện Vĩnh Tường

Câu 3: Trong các từ sau đây từ nào không phải là từ láy?

A. Lạnh lùng. B. Xa lạ. C. Xa xôi. D. Lung linh.

Câu 4: Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh là gì?

A. Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.

B. Làm cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm.

C. Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.

D. Làm cho bài văn thuyết minh mang đậm tính triết lý.

Phần II: Tự luận: (8 điểm).

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học sinh lớp 9 môn Ngữ văn lần I năm học 2014-2015 huyện Vĩnh Tường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
VĨNH TƯỜNG
ĐỀ KSCL HỌC SINH LỚP 9 LẦN 1 NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
Phần I: Trắc nghiệm: (2 điểm). Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà nói đến chủ đề nào?
Quyền sống của con người.
Môi trường sống của con người.
Bảo vệ hòa bình chống chiến tranh.
Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 2: Nhận xét nào đúng nhất về ngôn ngữ của đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu?
Mộc mạc, bình dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân.
Trau chuốt, giàu hình ảnh biểu cảm.
Dùng những thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân tộc.
Dùng những điển cố, điển tích, cách nói của văn chương.
Câu 3: Trong các từ sau đây từ nào không phải là từ láy?
A. Lạnh lùng. 
B. Xa lạ. 
C. Xa xôi.
D. Lung linh.
Câu 4: Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh là gì?
Làm cho đối tượng thuyết minh có tính cách và cá tính riêng.
Làm cho bài văn thuyết minh giàu sức biểu cảm.
Làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
Làm cho bài văn thuyết minh mang đậm tính triết lý.
Phần II: Tự luận: (8 điểm).
Câu 1: (1điểm). Cho các thành ngữ: Nói băm nói bổ, Nói úp nói mở.
a) Giải thích các thành ngữ trên?
b) Các thành ngữ trên liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 2: (2 điểm). Đọc câu thơ sau và trả lời các câu hỏi: 
“Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
( Nguyễn Du – Truyện Kiều, SGK Ngữ văn 9, tập một)
a) Hình ảnh con én đưa thoi trong đoạn thơ có thể hiểu như thế nào?
b) Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Câu 3: (5 điểm). 
Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ?
PHÒNG GD & ĐÀO TẠO
VĨNH TƯỜNG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KSCL HS LỚP 9 LẦN 1 
NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn: Ngữ văn 
Phần I: Trắc nghiệm: ( 2 điểm). Mỗi ý đúng : 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
A
B
C
Phần II: Tự luận: ( 8 điểm).
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
( 1đ )
- Nói băm nói bổ: Chỉ cách nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo, nói lấy được.( Phương châm lịch sự).
- Nói úp nói mở: Chỉ cách nói lấp lửng, mập mờ, không nói ra hết.
( Phương châm cách thức).
0,5đ
0,5đ
Câu 2
( 2đ )
a, Hình ảnh con én đưa thoi có thể hiểu là:
- Én liệng trên bầu trời như thoi đưa.
- Thời gian trôi rất nhanh, tựa như những cánh én vụt bay trên bầu trời.( Mùa xuân có chín mươi ngày thì đã qua sáu mươi ngày).
b, Viết đúng hình thức một đoạn văn.
 - Nội dung: Học sinh trình bày được những cảm nhận của mình về bức tranh khung cảnh ngày xuân trong đoạn thơ:
+ Đó là bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân, màu sắc hài hòa, tươi tắn ( én đưa thoi, thiều quang).
+ Bầu trời tràn đầy ánh sáng, không khí trong lành ấm áp hơi xuân. 
+ Không gian trải rộng, cảnh vật sinh động, có hồn, giàu sức sống ( cỏ non, cành lê trắng điểm ).
 - Nghệ thuật: Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình.
Lưu ý: Học sinh viết không đúng hình thức đoạn văn thì cho tối đa là 0,5 điểm.
0,5đ
1,5đ
Câu 3: ( 5 điểm).
Yêu cầu về kỹ năng: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học bố cục ba phần rõ ràng: lập luận chặt chẽ, mạch lạc: dẫn chứng chính xác, tiêu biểu, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; khuyến khích những bài viết sáng tạo, giàu chất văn.
Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở nắm chắc tác phẩm, không suy diễn tùy tiện. Bài viết làm nổi bật được những nội dung sau:
Mở bài
-Giới thiệu về tác giả Nguyễn Dữ.
- Tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” và nhân vật Vũ Nương.
- Cảm nhận khái quát về nhân vật Vũ Nương: Người phụ nữ có số phận bất hạnh nhưng sáng ngời phẩm chất tốt đẹp.
0,5đ
Thân bài
1.Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bất hạnh.
- Cuộc hôn nhân của nàng với Trương Sinh chênh lệch, không xuất phát từ tình yêu.
+ Trương Sinh mến vì dung hạnh xin mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ.
+ Luôn bị chồng phòng ngừa quá mức.
-Vũ Nương phải một mình lo gánh nặng gia đình trong những ngày tháng xa chồng.
-Nàng bị chồng nghi oan và đối xử tệ bạc.
+ Trương Sinh trở về nghe lời con trẻ nghi ngờ vợ “ thất tiết”, đối xử tàn nhẫn: chửi mắng, đánh đập nàng mặc cho hàng xóm khuyên can.
+ Trương Sinh bỏ ngoài tai những lời thanh minh của Vũ Nương rồi đuổi nàng ra khỏi nhà.
- Vũ Nương phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn để bảo toàn danh tiết. Cái chết đầy oan khuất.
-> Cái chết của nhân vật phản ánh xã hội trọng nam khinh nữ, thói gia trưởng. Số phận của Vũ Nương cũng là số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, khổ cực, bất hạnh. Qua số phận của Vũ Nương ta thấy được tấm lòng cảm thương, chia sẻ của nhà văn đối với người phụ nữ.
2. Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp.
-Tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp.
- Vũ Nương là người vợ thủy chung, hết lòng yêu thương chồng con:
+ Khi chồng đi lính nàng tiễn dặn chồng với những lời lẽ đầy tình nghĩa yêu thương ( chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên)
+ Nàng một lòng một dạ nuôi con, chờ chồng trở về.
-Vũ Nương đảm đang, hiếu thảo:
+ Chăm sóc mẹ chồng khi đau ốm ( lo lắng thuốc thang, lễ bái thần phật, dùng lời lẽ ngọt ngào để khuyên lơn).
+ Khi bà mất, nàng lo ma chay chu tất như với cha mẹ đẻ của mình.
-Vũ Nương giàu lòng vị tha, nhân hậu, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm.
+Khi mới lấy chồng luôn giữ gìn khuân phép.
+ Khi ở dưới thủy cung, nàng vẫn thương nhớ chồng con và muốn trở về trần thế để minh oan.
->Qua vẻ đẹp của Vũ Nương ta thấy được tiếng nói ca ngợi, trân trọng, bênh vực người phụ nữ của nhà văn.Ông còn lên tiếng đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc cho họ.
3. Đánh giá chung:
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật thành công: 
+ Cách kể truyện đặc sắc.
+Xây dựng các yếu tố hoang đường, kì ảo.
->Làm nổi rõ nỗi oan của Vũ Nương và tô đậm thêm nhân cách của nàng.
- Nhân vật Vũ Nương trở thành hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội cũ. 
1,5đ
2đ
0,5đ
Kết bài
-Khẳng định lại số phận, vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương cũng như người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh Vũ Nương góp phần đem lại giá trị nhân đạo sâu sắc cho văn học trung đại Việt Nam.
Liên hệ với người phụ nữ ngày nay.
0,5đ
Lưu ý: Trên đây chỉ là gợi ý chung mang tính định hướng. Giáo viên chấm có thể linh hoạt. Cần khuyến khích những bài viết mang tính sáng tạo, giàu chất văn.

File đính kèm:

  • docVan.doc