Đề khảo sát chất lượng học kì i năm học 2012 - 2013 môn: lịch sử – lớp 10

Câu 1: (3.0 điểm)

Nêu những nét nổi bật về điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông?

 

Câu 2: (3.0 điểm)

Nêu những sự kiện lịch sử để chứng minh: Dưới thời Bắc thuộc nhân dân ta liên tục đấu tranh để giành độc lập dân tộc.

 

Câu 3: (4.0 điểm)

 Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lý -Trần- Hồ ? Tại sao nói đến thời Lê sơ nhà nước phong kiến Việt Nam phát triển hoàn chỉnh nhất?

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng học kì i năm học 2012 - 2013 môn: lịch sử – lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY
===============
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Lịch Sử – Lớp 10
Thời gian làm bài: 60 phút không kể giao đề
Câu 1: (3.0 điểm)
Nêu những nét nổi bật về điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông?
Câu 2: (3.0 điểm)
Nêu những sự kiện lịch sử để chứng minh: Dưới thời Bắc thuộc nhân dân ta liên tục đấu tranh để giành độc lập dân tộc.
Câu 3: (4.0 điểm)
	Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lý -Trần- Hồ ? Tại sao nói đến thời Lê sơ nhà nước phong kiến Việt Nam phát triển hoàn chỉnh nhất?
========= Hết =========
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 10
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1:
3 điểm
* Điều kiện tự nhiên: 
+ Thuận lợi: Ven sông lớn, đồng bằng rộng, đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới tiêu, khí hậu ấm nóng….
0,5
+ Khó khăn: thiên tai, bão lụt… khó khăn cho công tác trị thủy…
0,5
 * Sự phát triển kinh tế: 
+ Nông nghiệp phát triển sớm, năng xuất cao và trở thành ngành kinh tế chủ yếu
0,25
 - Biết trồng 1 năm 2 vụ lúa, biết làm thủy lợi: đắp đê, đào kênh…
0,25
 - Công cụ lao động : bằng đá, tre, gỗ và bắt đầu biết sử dụng đồng thau
0,25
+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng tương đối phát đạt: biết làm gốm, dệt vải….và trao đổi sản phẩm giữa vùng này với vùng khác
0,25
* Cơ cấu xã hội:
+ Nông dân công xã là tầng lớp đông đảo nhất và có vai trò to lớn nhất trong xã hội, họ nhận ruộng đất để canh tác và có nghĩa vụ nộp tô
0,25
+ Quí tộc: Vua, quan lại, tăng lữ là giai cấp thống trị, sống giàu có sung sướng dựa trên sự bóc lột nặng nề đối với nhân dân
0,25
+ Nô lệ: số lượng không nhiều, địa vị xã hội thấp kém nhất, chủ yếu phục vụ, hầu hạ cho tầng lớp quí tộc.
0,25
+ Ngoài ra còn có bình dân gồm thợ thủ công, những người làm nghề tự do, thị dân…
0,25
Câu 2:
3 điểm
 * Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta dưới thời Bắc thuộc:
- Năm 40 khởi nghĩa Hai Bà Trưng: mở đầu thời kì chống ách đô hộ phương Bắc
0,5
 - Khởi nghĩa của nhân dân các quận Nhật Nam, Cửu Chân, Giao Chỉ liên tục nổi dậy( năm 100,137, 144, 157, 178,….)
0,25
 - Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 
0,25
- Khởi nghĩa Lý Bí năm 542 và thành lập nhà nước Vạn Xuân
0,5
- Khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (687);Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722); Khởi nghĩa Phùng Hưng (776-791); Khởi nghĩa Dương Thanh ( 819 - 820)
0,5
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905: giành quyền tự chủ về căn bản
0,5
- Khởi nghĩa Ngô Quyền năm 938: mở đầu thời kì độc lập dân tộc lâu dài
0,5
Câu 3:
4 điểm
*Vẽ đúng sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý -Trần –Hồ
VUA
Địa phương
Trung ương
Đại thần
Tể tướng
Lộ, Trấn
Sảnh, Viện, Đài
Phủ
Huyện, Châu
Xã
2,0
* Giải thích:
- Trung ương: Đứng đầu nhà nước là vua, giúp việc cho vua có tể tướng và đại thần, bên dưới là các cơ quan sảnh- viện- đài.
0,5
- Địa phương: cả nước được chia làm nhiều lộ, trấn do các Hoàng tử hoặc An phủ sứ cai quản; dưới lộ, trấn là các phủ- huyện- châu do các quan triều đình cai quản;đơn vị hành chính cơ sở là xã đứng đầu là xã quan.
0,5
* Đến thời Lê sơ nhà nước phong kiến Việt Nam phát triển hoàn chỉnh nhất là vì:
 - Tính chuyên chế cao nhất: Bãi bỏ các chức quan trung gian( tể tướng và đại thần), vua trực tiếp quyết định mọi việc.
0,5
 - Chặt chẽ hơn: nhà nước phong kiến kiện toàn từ trung ương đến địa phương ,vua kiểm soát mọi việc đến tân các địa phương
0,5
PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY
===============
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Lịch Sử – Lớp 11
Thời gian làm bài: 60 phút không kể giao đề
Câu 1: (3.0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của cuộc duy tân Minh trị ở Nhật năm 1868?
Câu 2: (4.0 điểm)
Trình bày quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX ? Vì sao hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây mà Xiêm vẫn giữ được nền độc lập dân tộc?
Câu 3: (3.0 điểm)
Trình bày hoàn cảnh và nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới ở Liên Xô năm 1921? Qua đó rút ra nhận xét? 
========= Hết =========
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 11
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
Câu 1: 3 điểm
- Hoàn cảnh: 
+ Giữa TK XIX nước Nhật lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội…
0.25 điểm
+ Chính quyền Mạc phủ kí với nước ngoài những hiệp ước bất bình đẳng làm cho mâu thuẫn xã hội gay gắt.
0.25 điểm
+ Những năm 60 của thế kỉ XIX phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh => sụp đổ chế độ Mạc phủ 
0.25 điểm
+ Tháng 01/1868 Minh Trị lên ngôi vua, tiến hành duy tân đất nước
0.25 điểm
- Nội dung:
+ Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, năm 1889 hiến pháp mới được ban hành thiết lập nền quân chủ lập hiến.
0.25 điểm
+ Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, khuyến khích kinh tế TBCN phát triển ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cống, đường sá…
0.25 điểm
+ Quân sự: Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí…
0.25 điểm
+ Giáo dục: thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật, cử học sinh giỏi đi học ở phương Tây…
0.25 điểm
- Ý nghĩa: 
+ Đưa nước Nhật thoát khỏi khủng hoảng và phát triển nhanh theo con đường tư bản chủ nghĩa.
0.5 điểm
+ Cuối thế kỷ XIX, Nhật chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, không ngừng đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa.
0.5 điểm
Câu 2: 4 điểm
- Hoàn cảnh:
+ Giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển sang giai đoạn đế quốc =>đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa 
0.25 điểm
+ Đông Nam Á rộng lớn ,giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược quan trọng, chế độ phong kiến đang suy yếu => trở thành miếng mồi của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
0.5 điểm
+ Cuối thế kỷ XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây ( trừ Xiêm)
0.25 điểm
- Quá trình xâm lược Đông Nam Á của các nước phương tây:
+ Giữa TK XIX Hà Lan hoàn thành xâm chiếm In-đô-nê-xi-a
0.25 điểm
+ Năm 1898- 1902 Mĩ gây chiến tranh và Chiếm quần đảo phi-líp-pin
0.25 điểm
+ Năm 1885 Anh thôn tính Miến Điện
0.25 điểm
+ Đầu thế kỉ XX Mã Lai trở thành thuộc địa của Anh
0.25 điểm
+ Cuối thế kỉ XIX Pháp hoàn thành xâm lược 3 nước Đông Dương
0.5 điểm
- Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được độc lập vì:
+ Vua Xiêm biết lợi dụng vị trí vùng đệm để kiềm chế lẫn nhau giữa Anh và Pháp 
0.25 điểm
+ Có chính sách ngoại giao mềm dẻo, cắt nhượng cho đế quốc những vùng đất (vốn là lãnh thổ của Campuchia, Lào, Mãlai)
0.25 điểm
+ Năm 1892, Rama V tiến hành cải cách theo khuôn mẫu phương Tây trên các lĩnh vực: hành chính, tài chính, quân sự, giáo dục…
0.5 điểm
=> Nhờ Vậy, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc mặc dù phải lệ thuộc vào Anh và Pháp về kinh tế, chính trị
0.5 điểm
Câu 3: 3 điểm
- Hoàn cảnh:
+ Năm 1921 nước Nga bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh khó khăn: kinh tế bị tàn phá, chính trị không ổn định…
0.25 điểm
+ 3/ 1921 Đảng Bốnsêvích thực hiện chính sách kinh tế mới(NEP) do Lê-nin khởi xướng
0.25 điểm 
- Nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới:
+Nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực 
0.5 điểm
+ Công nghiệp: Tập trung khôi phục công nghiệp nặng , cho phép tư nhân thuê hoăc mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh
0.5 điểm
+ Nhà nước nắm các ngành then chốt, chấn chỉnh việc tổ chức và quản lý công nghiệp, cải tiến chế độ tiền lương và giờ làm việc…
0.5 điểm
+Thương nghiệp và tiền tệ: tự do buôn bán, mở lại các chợ. Năm 1924 nhà nước phát hành đồng Rúp mới thay cho các loại tiền cũ…
0.5 điểm
- Nhận xét:
+ Chính sách kinh tế mới đã chuyển nền kinh tế Xô Viết từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự điều tiết của nhà nước
0.25 điểm
+ Nhân dân Xô Viết vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng……
0.25 điểm
========= Hết ==========

File đính kèm:

  • docDe kiem tra chat luong HKI Su 10 Su 11.doc
Giáo án liên quan