Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

Câu 1 (1.0 điểm):

 a. Kể tên các phương châm hội thoại đã học?

 b. Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương châm hội thoại đó?

"Vậy nên:

 Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét

Chứng cớ còn ghi."

 ( Nguyễn Trãi- "Bình Ngô đại cáo")

 Câu 2 (1.0 điểm): “Chiều mưa sa trắng đồng, trên bờ cỏ, một con "cò lửa" lông nâu vàng đứng rụt cổ tránh mưa. Và mẹ tôi cũng đứng đó, áo tơi lá trên người. Mẹ tôi và con cò giống nhau "

 (Nguyễn Phan Hách- "Những đoạn văn hay dành cho học sinh tiểu học")

 Cảm nhận của em về đoạn văn trên.

 Câu 3 (2.0 điểm): "Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại "

 (Lê Anh Trà- "Phong cách Hồ Chí Minh")

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT CẨM GIÀNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM 2012-2013
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
	Câu 1 (1.0 điểm):
	a. Kể tên các phương châm hội thoại đã học?
	b. Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã tuân thủ phương châm hội thoại nào? Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương châm hội thoại đó?
"Vậy nên:
 Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi."
 ( Nguyễn Trãi- "Bình Ngô đại cáo")
	Câu 2 (1.0 điểm): “Chiều mưa sa trắng đồng, trên bờ cỏ, một con "cò lửa" lông nâu vàng đứng rụt cổ tránh mưa. Và mẹ tôi cũng đứng đó, áo tơi lá trên người. Mẹ tôi và con cò giống nhau"
 (Nguyễn Phan Hách- "Những đoạn văn hay dành cho học sinh tiểu học")
 Cảm nhận của em về đoạn văn trên.
	Câu 3 (2.0 điểm): "Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại"
 (Lê Anh Trà- "Phong cách Hồ Chí Minh")
 Lấy cảm xúc từ câu văn trên, hãy viết một đoạn văn giới thiệu về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh.
	Câu 4 (6.0 điểm): Có ý kiến cho rằng: "Nhân vật Vũ Thị Thiết trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là một người phụ nữ đẹp nhưng phải chịu số phận bi kịch". Từ tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, em hãy làm sảng tỏ nhận định trên.
~~~~~~~~~~~~~~~~Hết~~~~~~~~~~~~~~
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐÀU NĂM
NĂM 2012-2013
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 90 phút
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(1 điểm)
 a.- Các phương châm hội thoại: phương châm về lượng, phương châm về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự.
b.- Tác giả đã tuân thủ phương châm về chất.
- Tác dụng:
+ Tác giả đã chỉ rõ sự thảm bại của kẻ thù và những chiến công hiển hách của dân tộc ta.
-> Lời khẳng định đanh thép về sức mạnh của chân lí, của chính nghĩa quốc gia dân tộc, là lẽ phải không thể chối cãi được-> Niềm tự hào, tự tôn dân tộc của Nguyễn Trãi.
 (0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
(0,25 đ)
Câu 2
(1 điểm)
* Học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng về cơ 
bản đảm bảo các ý sau:
- Con "cò lửa" và hình ảnh người mẹ cùng tồn tại trong một thời gian (chiều mưa sa trắng đồng) và trong một không gian (trên bờ cỏ). 
- Cả hai hình ảnh đều cùng một sắc màu (màu vàng) và cùng một hành động (rụt cổ, thu mình lại) đứng yên tại chỗ.
-> Tất cả đã gợi lên bóng dáng nhỏ nhoi, tội nghiệp đang phải đối đầu với những khó khăn thử thách của ngoại cảnh.
- Qua biện pháp so sánh, nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh một người mẹ lam lũ, tảo tần, giầu đức hi sinh, đồng thời nhà văn cũng bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng, biết ơn về cuộc đời thầm lặng hi sinh của người mẹ.
- Học sinh biết viết thành một đoạn hay nhiều đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc; không sai lỗi chính tả. 
(0,25 đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
(0,25đ)
Câu 3
(2 điểm)
* Học sinh viết được đoạn văn hoàn chỉnh, nội dung đoạn văn tập trung giới thiệu về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Hồ Chí Minh:
- Đó là vẻ đẹp của một vốn văn hoá uyên thâm.
- Vẻ đẹp của sự đan xen, kết hợp hài hoà, bổ sung sáng tạo giữa nền văn hoá quốc tế và nền văn hoá dân tộc ở Bác.
- Chỗ độc đáo, kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà những nền văn hoá rất khác nhau nhưng lại thống nhất trong một con người Hồ Chí Minh. Đó là sự kết hợp và thống nhất hài hoà bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Một mặt tinh hoa Hồng Lạc đất nước tạo nên Người, nhưng mặt khác, tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Học sinh biết viết thành một đoạn hay nhiều đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc; không sai lỗi chính tả.
(0,5 đ)
(0,5 đ)
(0,75 đ)
(0,25 đ)
Câu 4
(6 điểm)
I. Yêu cầu:
 1. Về hình thức:
- Bài làm đúng thể loại nghị luận: chứng minh.
- Bảo đảm bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Lập luận chặt chẽ.
- Trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
2. Về nội dung:
A. Mở bài:- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ, về tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương".
- Khái quát về vẻ đẹp của Vũ Nương cùng số phận bi kịch, đắng cay của nàng.
- Trích dẫn nhận định.
B. Thân bài:
1. Giải thích nội dung nhận định: 
Vũ Thị thiết - người con gái nam xương có vẻ đẹp hoàn hảo về ngoại hình và tính cách. Số phận bi kịch là nói tới cuộc đời của một người con gái đầy những bất hạnh, đau khổ, oan ức.
2. Chứng minh: 
a. Vũ Nương hiện lên trong tác phẩm là một người phụ nữ có vẻ đẹp hoàn hảo: 
+ Là người phụ nữ có ngoại hình đẹp (qua lời giới thiệu, nhận xét rất ngắn của Nguyễn Dữ).
+ Vũ Nương còn đẹp ở nhân cách, phẩm giá: Nàng là người phụ nữ đảm đang; Nàng là người con dâu hiếu thảo, người mẹ rất mực thương con; người vợ ân nghĩa, thuỷ chung, giàu tình yêu thương; người giàu lòng tự trọng.
-> Vũ Nương là hiện thân của một người phụ nữ vừa có nhan sắc xinh đẹp vừa có phẩm hạnh đáng quí.
b. Số phận bi kịch: 
- Là người phụ nữ đoan chính, rất mực đằm thắm, thuỷ chung nhưng lại bị khép ngay vào tội không chung thuỷ, một trong những tội nặng nhất của người phụ nữ, đáng bị người đời nguyền rủa, phỉ nhổ. 
- Nàng tha thiết thanh minh, tha thiết được sống cùng chồng, con nhưng cũng không được. Khao khát rất bình dị của nàng trong lúc tiễn đưa nay đã không thể thành hiện thực. Trương Sinh đã trở về với hai chữ "bình yên" nhưng cũng là lúc nàng phải từ giã cõi trần.
- Nàng bị đẩy vào bước đường cùng, phải chọn lấy cái chết trong khi nàng vẫn còn đang khao khát sống.
 Số phận của nàng là một tấn bi kịch đau thương. Cái chết oan khuất, tức tưởi của nàng đã là lời tố cáo đanh thép chế độ phong kiến bất công, vô lí đã cướp đi mất quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc chính đáng của con người.
c. Đánh giá: 
- Vẻ đẹp của Vũ Nương là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, số phận của nàng là bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
- Nêu giá trị nhân đạo toát lên từ hình tượng nhân vật: tiếng nói khẳng định, ngợi ca con người, tiếng nói cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch của họ.
C. Kết bài: Khái quát về giá trị nghệ thuật, nội dung của tác phẩm.
- Cảm xúc của bản thân
II. Biểu điểm:
 - Điểm 6: Đảm bảo các yêu cầu trên. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, không viết sai chính tả, trình bày sạch sẽ, khoa học. Bài viết đảm bảo đúng thể loại nghị luận (có hệ thống luận điểm đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng có sức thuyết phục cao) có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm nhuần nhuyễn, khéo léo. Lời văn diễn đạt có cảm xúc, hình ảnh, văn viết mạch lạc.
 - Điểm 5: Đảm bảo các yêu cầu trên. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, không viết sai chính tả, trình bày sạch sẽ, khoa học. Bài viết đảm bảo đúng thể loại nghị luận (có hệ thống luận điểm đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng có sức thuyết phục) có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm tương đối hợp lí. Văn viết mạch lạc.
 - Điểm 4: Đảm bảo các yêu cầu trên. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng. Bài viết đảm bảo đúng thể loại nghị luận (có hệ thống luận điểm đầy đủ, rõ ràng, lập luận tương đối chặt chẽ, lí lẽ và dẫn chứng có sức thuyết phục) có kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Văn viết tương đối mạch lạc song đôi chỗ còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt. 
 - Điểm 3: Bài viết về cơ bản đạt các yêu cầu trên. Bài viết đã chứng minh được nhận định song chưa đầy đủ, chưa sâu sắc. Còn mắc lỗi chính tả, lập luận chưa chặt chẽ.
 - Điểm 2: Nội dung bài viết còn sơ sài. Sai nhiều lỗi chính tả. Chưa thực sự biết cách làm bài văn nghị luận. Diễn đạt tối ý.
 - Điểm 1: Không biết cách làm bài văn nghị luận nên nội dung bài viết quá sơ sài.
 - Điểm 0: HS không làm bài, nộp bài hoặc lạc đề.
(Trên đây là một số gợi ý, giáo viên trong khi chấm cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để chấm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo của học sinh.)

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_201.doc
Giáo án liên quan