Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

Câu 1 (3.0 điểm):

 a. Tìm các từ ghép, từ láy có trong các đoạn văn sau:

 "Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.

 Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi."

 (Khánh Hoài- Cuộc chia tay của những con búp bê)

 b.Văn bản “ Cổng trường mở ra” của Lý Lan đã kết thúc như sau:

“ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Lời kết này có ý nghĩa gì?

Câu 2 (2.0 điểm): Cảm nhận của em về bài ca dao sau:

 "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mêng mông bát ngát,

 Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mêng mông.

 Thân em như chẽn lúa đồng đòng

 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai."

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 456 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2012-2013 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT CẨM GIÀNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
NĂM 2012-2013
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (3.0 điểm):
 a. Tìm các từ ghép, từ láy có trong các đoạn văn sau:
	"Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
	Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi."
 (Khánh Hoài- Cuộc chia tay của những con búp bê)
 b.Văn bản “ Cổng trường mở ra” của Lý Lan đã kết thúc như sau:
“ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Lời kết này có ý nghĩa gì?
Câu 2 (2.0 điểm): Cảm nhận của em về bài ca dao sau:
 "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mêng mông bát ngát,
 Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mêng mông.
 Thân em như chẽn lúa đồng đòng
 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai."
Câu 3 (5.0 điểm): Mùa thu. Nắng như tơ vàng mật ong mới rót. Trời xanh ngăn ngắt. Gió hiu hiu nhè nhẹ. Lòng người cứ dìu dịu ngân ngân không biết thời khắc sáng trưa chiều. Cái nắng gay gắt của chàng trai mùa hạ đã nhường chỗ cho nàng thu; chú ve sầu ngưng kéo cây đàn vĩ cầm để so tơ uốn phím chuẩn bị cho mùa hè năm sau
 Lấy cảm xúc từ đoạn văn trên, em hãy viết một bài văn tả lại cảnh vào thu trên quê hương em.
~~~~~~~~~~~~~~~~Hết~~~~~~~~~~~~~~
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐÀU NĂM
NĂM 2012-2013
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian: 90 phút
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3 điểm)
a.- Các từ ghép: bàn tay, mũi kim, ân hận, vui chơi, bè bạn, trò chuyện, anh em, giấc mơ.
- Các từ láy: mảnh mai, dịu dàng, thoăn thoắt, mãi mãi.
b. Học sinh có thể có nhiều cách nêu ý nghĩa khác nhau nhưng đảm bảo có các ý sau: 
- Câu nói của người mẹ vừa thể hiện sự động viên, khích lệ con hãy mạnh dạn, dũng cảm bước vào một chặng đường mới vừa gợi mở ra một thế giới mới tuyệt đẹp và khẳng định đó là thế giới của con. 
- Thế giới kì diệu mà nhà trường mở ra là thế giới của tri thức khoa học, thế giới của những tình cảm trong sáng, thế giới của những hoài bão và ước vọng ngày mai
- Người mẹ đã gửi gắm niềm tin và chắp cánh ước mơ cho con.
 - Học sinh biết viết thành một đoạn hay nhiều đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc; không sai lỗi chính tả. 
(1điểm)
(0,5điểm)
(0,5điểm)
(0,5điểm)
(0,25 điểm)
(0,25 điểm) 
 Câu 2
 (2 điểm) 
* Học sinh có thể trình bày cảm nhận của mình bằng một đoạn văn hoặc nhiều hơn nhưng đảm bảo có các ý sau: 
- Thể thơ lục bát biến thể, ngôn từ, nhịp điệu của dòng thơ sau lặp và đảo lại dòng lời thơ trước tạo ra hai vế đối xứng, cân đối.
- Hai câu đầu của bài ca dao vừa gợi ra không gian rộng lớn của cánh đồng lúa xanh tốt, sự giàu có của quê hương vừa gợi ra một tư thế say sưa ngắm nhìn, những rung động, những cảm xúc sung sướng tự hào trước sự "mêng mông bát ngát bát ngát mêng mông" của cánh đồng lúa thân thuộc
- Hai câu sau, với lối so sánh đậm đà, ý vị cùng hai tiếng "Thân em" quen thuộc đã gợi liên tưởng về hình ảnh cô gái làng quê với một vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi, một sức lực căng tràn hứa hẹn-> Hình ảnh trẻ trung, khỏe khoắn, hồn nhiên của các cô gái Việt Nam.
=> Đọc bài ca dao, ta cảm thấy sự vương vấn, gắn kết, hoà quyện của hương quê, tình quê và thêm yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
 - Học sinh biết viết thành một đoạn hay nhiều đoạn văn hoàn chỉnh đảm bảo các ý nêu trên; câu văn mạch lạc, giàu cảm xúc; không sai lỗi chính tả. 
(0,5 ®iÓm)
(0,5 ®iÓm)
(0,75 ®iÓm)
(0,25 ®iÓm)
Câu 3 
(5 điểm)
 * Yêu cầu:
- Hình thức:
+ Bài văn có bố cục 3 phần, mỗi phần thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.
+ Phần thân bài được tạo bởi những đoạn văn tả cảnh theo trình tự quan sát nhất định.
+ Biết vận dụng những kiểu câu, dấu câu, từ loại để miêu tả hợp lí, đặc biệt vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp tu từ làm nổi bật cảnh cần tả, tạo câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Biết kết hợp giữa miêu tả và tự sự.
- Nội dung:
+ Nêu được đối tượng cần tả.
+ Tả được những đặc điểm tiêu biểu của cảnh vào thu.
+ Bày tỏ được tình cảm, cảm xúc chân thành với cảnh vật được tả.
* Dàn bài:
Giáo viên có thể căn cứ vào dàn ý sau để chấm điểm:
a, Mở bài:
- Giới thiệu cảnh mùa thu đến trên quê hương em.
- Nêu cảm nhận chung về cảnh vật trong thời khắc giao mùa (vào thu).
b, Thân bài:
- Tả khái quát cảnh vào thu trên quê hương em: thời gian, cảnh vật, không khí...
- Tả một số cảnh tiêu biểu làm nổi bật nét đặc trưng của mùa thu: ánh nắng, bầu trời, gió, cây cối, hương thơm ...
+ Có thể chọn một vài hình ảnh tiêu biểu để tả kĩ: nắng sớm, bầu trời xanh ngắt, những cơn gió se lạnh, những làn sương mỏng manh giăng mắc trên đường thôn ngõ xóm, hương thơm ngào ngạt của những chùm trái chín...
- Cảm xúc cụ thể của bản thân khi được chứng kiến khoảnh khắc giao mùa tuyệt vời từ hạ sang thu.
c, Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ về cảnh được tả: yêu mến, gắn bó,...
III. Biểu điểm:
 - Điểm 5: Đảm bảo các yêu cầu trên. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, không viết sai chính tả, trình bày sạch sẽ, khoa học. Bài viết đảm bảo đúng thể loại miêu tả có kết hợp yếu tố tự sự, biểu cảm nhuần nhuyễn, khéo léo. Lời văn diễn đạt có cảm xúc, hình ảnh, văn viết mạch lạc.
 - Điểm 4: Đảm bảo các yêu cầu trên. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng. Bài viết đảm bảo đúng thể loại miêu tả có kết hợp yếu tố tự sự, biểu cảm tương đối hợp lí. Lời văn diễn đạt có cảm xúc, hình ảnh. Đôi chỗ còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt. 
 - Điểm 3: Bài viết về cơ bản đạt các yêu cầu trên. Bài viết đã tả lại được cảnh vào thu trên quê hương song chưa biết kết hợp một cách hợp lí các yếu tố tự sự, biểu cảm. Còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt còn vụng.
 - Điểm 2: Nội dung bài viết còn sơ sài. Sai nhiều lỗi chính tả. Chưa thực sự biết cách sử dụng các yếu tố miêu tả kết hợp tự sự, biểu cảm trong bài. Diễn đạt tối ý.
 - Điểm 1: Không biết cách làm bài văn miêu tả nên nội dung bài viết quá sơ sài.
 - Điểm 0: HS không làm bài, nộp bài hoặc lạc đề.
(Trên đây là một số gợi ý, giáo viên trong khi chấm cần căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để chấm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết có nhiều ý tưởng, giàu chất văn và sáng tạo của học sinh.)

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_dau_nammon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2012.doc