Đề khảo sát chất lượng các môn thi Đại học lần I - Môn Sinh học - Mã đề thi 132 - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Nga Sơn

Câu 1: Một tế bào sinh tinh AaBbCc giảm phân bình thường thực tế cho mấy tinh trùng

A. 8 B. 2 C. 4 D. 1

Câu 2: 4 gen A,B,C,D cùng nằm trên 1 NST. Tần số trao đổi chéo đơn giữa các gen A và B là 30%, A và D là 8%, A và C là 20%, D và C là 12%. Trật tự đúng của các gen trên NST là :

A. ADCB B. ABCD C. BDCA D. BADC

Câu 3: Trong nhân bản vô tính động vật, phôi được phát triển từ:

A. Tế bào sinh trứng B. Trứng mang nhân tế bào sinh dưỡng

C. Tế bào sinh tinh D. Tế bào sinh dưỡng

Câu 4: Ở người, gen b gây bệnh bạch tạng nằm trên NST thường. Một cặp vợ chồng đều bình thường mang gen gây bệnh thì xác suất để sinh đứa con đầu lòng là con trai không bị bệnh bạch tạng là:

A. 1/4 B. 3/4 C. 1/8 D. 3/8

Câu 5: Loại đột biến không làm thay đổi số lượng, thành phần gen trên NST là:

A. Mất đoạn B. Chuyển đoạn không tương hỗ.

C. Lặp đoạn D. Đảo đoạn

Câu 6: Cho cây hoa F1 tự thụ phấn, ở F2 thu được 16 tổ hợp trong đó hoa đỏ nhiều hơn hoa trắng là 68,75%. Tính trạng màu sắc hoa được giải thích theo quy luật di truyền tương tác kiểu:

A. 12 : 3 : 1 B. 9 : 3 : 4 C. 9 : 6 : 1 D. 13 : 3

Câu 7: Bệnh ở người do đột biến số lượng NST gây ra là:

A. Pheeninkêtô. B. Bạch tạng. C. Mù màu. D. Hội chứng siêu nữ.

Câu 8: 3 bộ ba không mã hóa axitamin trong 64 bộ ba là:

A. UAA, UGA, UAG B. UAG, UAA, AUG C. AUG, UGA, UAG D. UAA, AUG, UGA

Câu 9: Người mắc hội chứng Claiphentơ có số NST trong nhân tế bào là:

A. 46 B. 48 C. 45 D. 47

Câu 10: Hai chị em sinh đôi cùng trứng. Chị lấy chồng nhóm máu A sinh con nhóm máu B, em lấy chồng nhóm máu B sinh con nhóm máu A. Nhóm máu của hai chị em sinh đôi nói trên lần lượt là

 A. Nhóm AB và nhóm AB B. Nhóm B và nhóm A

 C. Nhóm A và nhóm B D. nhóm B và nhóm O

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát chất lượng các môn thi Đại học lần I - Môn Sinh học - Mã đề thi 132 - Năm học 2010-2011 - Trường THPT Nga Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m sinh đôi cùng trứng. Chị lấy chồng nhóm máu A sinh con nhóm máu B, em lấy chồng nhóm máu B sinh con nhóm máu A. Nhóm máu của hai chị em sinh đôi nói trên lần lượt là
 A. Nhóm AB và nhóm AB B. Nhóm B và nhóm A
 C. Nhóm A và nhóm B D. nhóm B và nhóm O 
Câu 11: Chất Acridin chèn vào mạch khuôn cũ của ADN thì đột biến xảy ra với phân tử ADN được tổng hợp là:
A. Mất 1 cặp Nucleotit	B. Thêm 1 cặp Nucleotit
C. Thay thế 1 cặp Nucleotit	D. Đảo vị trí 1 cặp Nucleotit
Câu 12: Vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của :
A. Dùng kỹ thuật di truyền chuyển gen nhờ véc tơ plasmit
B. Lai tế bào sôma
C. Dùng kỹ thuật vi tiêm
D. Gây đột biến nhân tạo
Câu 13: Quy luật di truyền nào sau đây không phát hiện được khi dùng phép lai phân tích:
A. Hoán vị một bên	B. Hoán vị hai bên
C. Phân ly độc lập	D. Liên kết gen hoàn toàn
Câu 14: Ở châu chấu, con cái bình thường có bộ NST 2n =24. Số NST đếm được ở con đực dạng đột biến một nhiễm là:
A. 12	B. 25	C. 22	D. 23
Câu 15: Chất 5 - BU tác động gây đột biến gen loại
A. Thay thế cặp A - T bằng cặp T - A	B. Thay thế cặp G - X bằng cặp A - T
C. Thay thế cặp G - X bằng cặp X - G	D. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X.
Câu 16: Các cơ quan tương đồng là:
A. Mang tôm và mang cá
B. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt ở người.
C. Cánh loài bướm và cánh loài dơi
D. Vây các voi và vây cá mập
Câu 17: Một gen cấu trúc có 7 đoạn exon, mỗi đoạn exon mã hóa 5 axitamin. Cho biết chiều dài các đoạn exon và intron bằng nhau. Chiều dài gen cấu trúc là:
A. 5253 A0	B. 5712 A0	C. 6220 A0	D. 5304 A0
Câu 18: Gen cấu trúc mã hóa Protein ở sinh vật nhân sơ gồm;
A. Vùng điều hòa, đoạn exon, đoạn intron, vùng kết thúc.
B. Vùng điều hòa, đoạn exon, đoạn intron.
C. Vùng điều hòa, đoạn intron, vùng kết thúc.
D. Vùng điều hòa, đoạn exon, vùng kết thúc.
Câu 19: Giống cây trồng X cho năng suất khi trồng ở Vĩnh Long là 9 tấn/ha, ở Thanh Hóa là 5 tấn/ha, ở Thái Bình là 7 tấn/ha. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Năng suất của giống X phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường.
B. Tập hợp các kiểu hình về năng suất ( 9 tấn/ha, 5 tấn/ ha, 7 tấn/ha ...) gọi là mức phản ứng của KG quy định năng suất.
C. Điều kiện môi trường đã làm thay đổi KG của giống X.
D. Điều kiện môi trường tốt đã phá vỡ giới hạn về năng suất.
Câu 20: Trong công tác lai tạo giống, người ta cho tự thụ phấn ở thực vật, giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ nhằm:
A. Tạo dòng thuần	B. Tạo ưu thế lai
C. Kiểm tra độ thuần chủng của bố, mẹ	D. Làn tăng tỉ lệ alen trội trong quần thể.
Câu 21: Ở một loài, cặp NST giới tính là XX và XY. Một trứng bình thường là AB CD H I XM. Bộ NST lưỡng bội (2n) của loài là:
A. 8	B. 10	C. 14	D. 16
Câu 22: Một quần thể ban đầu có: 0,4 MM : 0,2 Mm : 0,4 mm.
Sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ KG Mm trong quần thể là:
A. 0,775	B. 0,875	C. 0,025	D. 0,125
Câu 23: Trong tự nhiên, phép lai nào sau đây không thể diễn ra:
A. 3n x 3n --> 3n	B. 4n x 2n --> 3n	C. 4n x 4n --> 4n	D. 2n x 2n --> 2n
Câu 24: Sự kết hợp của 2 giao tử (n + 1) sẽ tạo ra:
A. Thể một nhiễm kép	B. Thể 3 nhiễm
C. Thể 4 nhiễm hoặc thể 3 nhiễm kép	D. Thể song nhị bội
Câu 25: Cho cơ thể dị hợp 5 cặp gen tự thụ phấn. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, mỗi gen nằm trên 1cặp NST. Số lượng các loại KG ở đời lai là;
A. 125	B. 243	C. 25	D. 32
Câu 26: Hai cặp gen Mm và Nn cùng nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính người. Kiểu gen viết đúng là:
A. XMNY	B. XYmn	C. XMNYmn	D. XMYn
Câu 27: Ban đầu khi phun DDT diệt được 97% ruồi vàng. Sau nhiều lần phun DDT hieeyj quả diệt ruồi vàng giảm hẳn. Hiện tượng trên được giải thích là:
A. Ruồi vàng có tốc độ sinh sản nhanh nên DDT không thể tiêu diệt hết.
B. Ruồi vàng đã xuất hiện thường biến khi tiếp xúc với thuốc DDT.
C. Khi tiếp xúc với DDT, ruồi vàng đã xuất hiện alen kháng thuốc.
D. Quá trình đột biến đã làm xuất hiện alen kháng thuốc từ trước, dưới áp lực của môi trường có DDT, chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều.
Câu 28: Khảo sát một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền thấy có 1/10.000 bị bệnh bạch tạng. Biết bệnh bạch tạng do gen lặn quy định. Tỉ lệ người mang KG dị hợp về bệnh bạch tạng trong quần thể người nói trên là:
A. 0,0308	B. 0,0200	C. 0,2108	D. 0,0198
Câu 29: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể diễn ra khi:
A. Điều kiện sống phân bố đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
B. Điều kiện sống phân bố không đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Điều kiện sống phân bố đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Điều kiện sống phân bố không đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 30: Một quần thể có 1200 cá thể, tỉ lệ sinh sản là 13%, tỉ lệ tử vong là 9%, tỉ lệ xuất cư là 5%, tỉ lệ nhập cư là 0,5%. Sau 1 năm, số lượng các thể của quần thể là:
A. 1248	B. 1194	C. 1206	D. 1152
Câu 31: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli,gen điều hòa có vai trò:
A. Trực tiếp kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc
B. Tổng hợp Protein ức chế
C. Tổng hợp Protein cấu tạo nên enzim phân giải Lactôzơ
D. Hoạt hóa enzim phân giải Lactôzơ
Câu 32: Trên một chạc chữ Y của đơn vị tái bản có 232 đoạn Okazaki. Số đoạn mồi trong đơn vị tái bản trên là:
A. 466	B. 464	C. 460	D. 468
Câu 33: Ở gà, gen t nằm trên NST giới tính X quy định chân lùn. Trong một quần thể gà người ta đếm được 320 con chân lùn trong đó có 1/4 là gà mái. Số gen t có trong những con gà chân lùn nói trên là:
A. 480	B. 400	C. 640	D. 560
Câu 34: Nếu chỉ xét riêng về nhân tố sinh thái nhiệt độ thì loài nào có vùng phân bố rộng nhất trong các loài sau:
A. Loài có điểm cực thuận về nhiệt độ cao nhất.
B. Loài có giới hạn dưới về nhiệt độ thấp nhất.
C. Loài có giới hạn trên về nhiệt độ cao nhất.
D. Loài có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng nhất.
Câu 35: Ở Hà Nội nhiệt độ trung bình là 230C. Theo dõi loài sâu khoang cổ thấy tổng nhiệt hữu hiệu của loài (S) là 585 độ.ngày, ngưỡng nhiệt phát triển của loài là 100C. Ngày 20/12/2010 thấy xuất hiện sâu non khoang cổ ở Hà Nội, lứa sâu non tiếp theo sẽ xuất hiện ở Hà Nội vào thời gian nào? (Biết 01 tháng = 30 ngày)
A. 20/01/2011	B. 5/02/2011	C. 30/01/2011	D. 25/01/2011
Câu 36: Cây tứ bội AAaa giảm phân bình thường cho giao tử AA chiếm tỉ lệ:
A. 1/5	B. 1/4	C. 1/6	D. 1/2
Câu 37: Cần gây các đột biến nhân tạo nhằm:
A. Chọn ra các giống có năng suất cao.	B. Tăng mức độ đa dạng cho sinh giới.
C. Tạo nguyên liệu cho quá trình lai tạo giống.	D. Cải tiến giống cũ.
Câu 38: Giả sử mỗi gen quy định một tính trạng, phân ly độc lập, tổ hợp tự do thì ở thế hệ con của phép lai: AaBbCcDdEe x AaBbCcDdEe tỉ lệ con có kiểu hình trội về 4 tính trạng là:
A. 405/1024	B. 27/256	C. 18/256	D. 81/1024
Câu 39: Một quần thể thực vật gồm 150 cây AA và 100 cây Aa giao phấn tự do. Ở thế hệ F4 quần thể này có cấu trúc là:
A. 0,81AA : 0,18Aa : 0,01aa	B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa	D. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa
Câu 40: Lai phân tích cây F1 dị hợp 2 cặp gen thế hệ con lai thu được: 175 cây cao - vàng : 175 cây thấp - trắng : 75 cây cao - trắng : 75 cây thấp - vàng. Tần số hoán vị gen trong phép lai là:
A. 30%	B. 15%	C. 25%	D. 35%
II - PHẦN RIÊNG ( Thí sinh chỉ được chọn phần A hoặc phần B )
A - DÀNH CHO THÍ SINH THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN( Từ câu 41 đến câu 50)
Câu 41: Ở một loài, quả đỏ là trội so với quả vàng, quả ngọt trội so với quả chua. Cho F1 dị hợp hai cặp gen tự thụ phấn được F2 gồm: 5899 cây đỏ - ngọt ; 1597 đổ - chua; 1602 vàng - ngọt; 900 vàng - chua. Quy luật di truyền chi phối phép lai trên là:
A. Phân ly độc lập.	B. Hoán vị hai bên.	C. Liên kết hoàn toàn.	D. Hoán vị một bên.
Câu 42: Ở ruồi giấm, tổng nhiệt hữu hiệu của loài là 170 độ.ngày.Ở 250C vòng đời của ruồi giấm là 10 ngày đêm, khi nhiệt độ giảm xuống 180C thì vòng đời của loài là :
A. 19 ngày đêm.	B. 17 ngày đêm.	C. 15 ngày đêm.	D. 13 ngày đêm.
Câu 43: Nguyên nhân làm cho sự di truyền của gen nằm ngoài nhân không tuân theo các quy luật di truyền chặt chẽ như các gen trong nhân tế bào là :
A. Số lượng gen ngoài nhân ít.
B. Trong phân bào, tế bào chất phân chia ngẫu nhiên không đồng đều.
C. Các gen ngoài nhân không có khả năng sao mã.
D. Gen ngoài nhân có sức sống kém.
Câu 44: Quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền là:
A. 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa	B. 0,49AA : 0,26Aa : 0,25aa
C. 0,36AA : 0,55Aa : 0,09aa	D. 0,25AA : 0,59Aa : 0,16aa
Câu 45: Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng giữa loài 2n = 18 và loài 2n = 42 tạo ra tế bào lai có bộ NST là :
A. 30.	B. 84.	C. 60.	D. 36.
Câu 46: Cá chép không vảy có KG Aa, các chép có vảy là aa, KG AA làm cho trứng không nở thành con. Khi lai hai cá chép không vảy thì tỉ lệ KH ở đời con là :
A. 1 cá chép không vảy : 3 cá chép có vảy..	B. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.
C. 2 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy.	D. 1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy.
Câu 47: Một loại hoocmôn ức chế ở thực vật là :
A. AIA.	B. AAB.	C. AIB.	D. ANA.
Câu 48: Phương thức hình thành loài bằng con đường cách ly sinh thái phổ biến ở ?
A. Động vật ít di chuyển.
B. Thực vật.
C. Cả động vật và thực vật.
D. Động vật di chuyển nhiều thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau.
Câu 49: Một gen có 3000 Nucleotit và T chiếm 30%. Đột biến điểm xảy ra làm cho gen sau đột biến dài 5100A0 và có 3599 liên kết Hidro. Loại đột biến đã xảy ra là:
A. Mất cặp A - T.	B. Thêm cặp A - T.
C. Thay thế cặp G - X bằng cặp A - T.	D. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X.
Câu 50: Loại mô phân sinh chỉ có ở thực vật một lá mầm là:
A. Mô phân sinh lóng.	B. Mô phân sinh bên.
C. Mô phân sinh đỉnh chồi.	D. Mô phân sinh đỉnh rễ.
B - PHẦN DÀNH CHO THÍ SINH THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO( Từ câu 51 đến câu 60)
Câu 51: Đặc điểm nổi bật của động, thực vật ở các đảo đại dương là :
A. Có toàn các loài du nhập từ nơi khác đến.
B. Giống với hệ động, thực vật của lục địa gần nhất.
C. Có hệ động, thực vật nghèo nàn hơn ở đảo lục địa.
D. Có toàn các loài đặc hữu.
Câu 52: Mộ

File đính kèm:

  • docDe thi thu DH 1 2010 2011.doc