Để học tốt ngữ văn 7

Thực hiện chương trình Trung học cơ sở (ban hành kèm theo Quyết định số 03/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/1/2002 của Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), môn Ngữ văn được triển khai dạy học theo nguyên tắc tích hợp (văn học, tiếng Việt và làm văn), phát huy tính chủ động tích cực của học sinh.

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo để tăng cường khả năng tự học, chúng tôi biên soạn bộ sách Học tốt Ngữ văn Trung học cơ sở. Theo đó, cuốn Học tốt Ngữ văn 7 – tập một sẽ được trình bày theo thứ tự tích hợp các phân môn:

- Văn

- Tiếng Việt

- Làm văn

 

doc133 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 5140 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Để học tốt ngữ văn 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc biệt là việc sử dụng các biện pháp điệp ngữ rất tài tình, kết hợp với giọng điệu trầm buồn, tác giả đã gửi và đoạn thơ cả một nỗi sầu da diết của người chinh phụ trong phút chia li. Nỗi sầu ấy vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa vừa thể hiện cái khát khao hạnh phúc của người phụ nữ xưa. 
III. rèn luyện kĩ năng
1. Cách đọc
Cần đọc đúng thể thơ song thất lục bát:
- Với cặp song thất, đọc theo nhịp 3/4 ;
- Với cặp lục bát, tuỳ theo nhịp của từng câu thơ mà chọn cách ngắt nhịp phù hợp: (Một số câu lục được viết theo thể 3/3: - Đoái trông theo / đã cách ngăn; - Bến Tiêu Tương / cách Hàm Dương; Có câu lục nên ngắt theo nhịp 2/4: Ngàn dâu / xanh ngắt một màu. Các câu bát được viết theo nhiều nhịp khác nhau (Nhịp 4/4: Tuôn màu mây bạc, trải ngàn núi xanh; Nhịp 3/5: Cây Hàm Dương / cách Tiêu Tương mấy trùng...).
2. Phân tích màu xanh trong đoạn thơ:
a) Các từ chỉ màu xanh được dùng khá nhiều trong đoạn trích: mây biếc, núi xanh, xanh xanh (ngàn dâu), xanh ngắt (ngàn dâu).
b) Sự kkác nhau của các từ chỉ màu xanh là ở chỗ nó chỉ những sự vật hiện tượng khác nhau, do đó nó có nội hàm ý nghĩa khác nhau. Đồng thời các từ cũng miêu tả màu xanh ở các mức độ khác nhau. 
c) Tác dụng:
- Các từ: mây biếc, núi xanh gợi tả cái mênh mông, rộng lớn của không gian, tương ứng với nỗi sầu chia li không thể có lưòi nào nói hết được của người thiếu phụ.
- Hai từ còn lại miêu tả màu của ngàn dâu với mức độ tăng tiến (xanh xanh, xanh ngắt) vừa có ý nghĩa tượng trưng chỉ một linh cảm về sự cách xa vĩnh viễn (màu xanh của ngàn dâu trong thơ ca trung đại thường ngụ ý chỉ những đổi thay to lớn – có thể tìm hiểu thêm câu thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu), hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày càng vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi.
bánh trôi nước
Hồ Xuân Hương
I. Về tác giả và tác phẩm
1. Tác giả
Hồ Xuân Hương (? - ?), hiện chưa rõ về lai lịch. Nhiều tài liệu cho rằng, bà là con Hồ Phi Diễn (1704 - ?), người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương từng sống ở Hà Nội. Bà gặp nhiều trắc trở về chuyện tình duyên.
2. Thể loại
Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4. 
II. Kiến thức cơ bản
1. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):
- Bài thơ gồm bốn câu.
- Mỗi câu có 7 chữ
- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.
- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.
2. a) Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên. 
b) Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:
- Hình thức: xinh đẹp
- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa. 
- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.
c) Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.
iII. rèn luyện kĩ năng
1. Cách đọc.
Bài thơ này tương đối khó đọc bởi tác giả không biểu lộ trực tiếp cảm xúc, thái độ của mình. Nghe rất bình dị, mềm mỏng (Thân em...) nhưng lại đầy gai góc, kiên định. Cần đọc nhẹ nhàng nhưng rành mạch, dứt khoát, chú ý những tính từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son,...
2. Các câu hát than thân đã được học ở bài 4 (kể cả phần đọc thêm) và bài thơ Bánh trôi nước có nhiều nét tương đồng về cảm xúc. Hay nói đúng hơn Bánh trôi nước đã tiếp nối và phát huy nguồn cảm hứng nhân văn về người phụ nữ đã có trong ca dao. 
Quan hệ từ
I. Kiến thức cơ bản
1. Thế nào là quan hệ từ?
a) Tìm quan hệ từ trong các câu sau:
(1) Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều.
(Khánh Hoài)
(2) Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.
(Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)
(3) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
(Tô Hoài)
(4) Mẹ thường nhân lúc con ngủ mà làm vài việc của riêng mình. Nhưng hôm nay mẹ không tập trung được vào việc gì cả. 
 (Lí Lan)
Gợi ý: Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị quan hệ giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. Các quan hệ từ: của, như, bởi...và... nên, nhưng.
b) Các quan hệ từ trên biểu thị những quan hệ gì? 
Gợi ý: 
- Của biểu thị quan hệ sở hữu giữa đồ chơi và chúng tôi;
- Như biểu thị quan hệ so sánh giữa người và hoa;
- Cặp quan hệ từ bởi ... nên biểu thị quan hệ nguyên nhân (ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực) - kết quả (chóng lớn lắm); và biểu thị quan hệ liên hợp.
- Nhưng biểu thị quan hệ đối nghịch giữa Mẹ thường…và hôm nay…
2. Sử dụng quan hệ từ
a) Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có thể bỏ quan hệ từ, trường hợp nào không thể bỏ?
(1) Khuôn mặt của cô gái
(2) Lòng tin của nhân dân
(3) Cái tủ bằng gỗ mà anh vừa mới mua
(4) Nó đến trường bằng xe đạp
(5) Giỏi về toán
(6) Viết một bài văn về phong cảnh Hồ Tây
(7) Làm việc ở nhà
(8) Quyển sách đặt ở trên bàn
Gợi ý: Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ là: (1), (3), (5), (8).
b) Tìm các quan hệ từ cùng cặp với những quan hệ từ sau đây và chỉ ra ý nghĩa quan hệ của mỗi cặp. Đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ ấy.
- Nếu ...
- Vì ...
- Tuy ...
- Hễ ...
- Sở dĩ ...
Gợi ý: Đọc các câu dưới đây và tự xác định cặp quan hệ từ:
- Nếu thời tiết đẹp thì chúng tôi sẽ thăm rừng Cúc Phương vào chủ nhật này. (quan hệ điều kiện - kết quả)
- Vì trời mưa nên đường lầy lội. (quan hệ nguyên nhân - kết quả)
- Tuy bị hỏng cả hai mắt nhưng anh ấy vẫn sống rất lạc quan. (quan hệ nhượng bộ)
- Hễ bạn Việt đến thì mẹ gọi con dậy nhé. (quan hệ điều kiện - kết quả)
- Người sở dĩ khác loài cầm thú, vì lòng nhân trời phú cho ta. (Phan Bội Châu) (quan hệ nguyên nhân)
II. Rèn luyện kĩ năng 
1. Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn sau:
Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy: Ngày mai con vào lớp Một. Việc chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường. Nhưng cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ.
(Cổng trường mở ra)
Gợi ý: Nắm chắc đặc điểm của quan hệ từ: không mang ý nghĩa thực, tức là không chỉ sự vật, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất, đặc điểm,... cụ thể nào mà chỉ biểu thị quan hệ giữa các từ ngữ trong câu hoặc giữa câu với câu, đoạn với đoạn. Nắm chắc đặc điểm cơ bản này sẽ giúp ta phân biệt được các từ giống như quan hệ từ nhưng thực ra không phải quan hệ từ, chẳng hạn: từ còn trong "còn xa lắm" và từ còn trong "còn bây giờ"; trường hợp trước không phải quan hệ từ, trường hợp sau mới là quan hệ từ.
2. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống.
Lâu lắm rồi nó mới cởi mở .. tôi như vậy. Thực ra, tôi ... nó ít khi gặp nhau. Tôi đi làm, nó đi học. Buổi chiều, thỉnh thoảng tôi ăn cơm ... nó. Buổi tối tôi thường vắng nhà. Nó có khuôn mặt đợi chờ. Nó hay nhìn tôi ... cái vẻ mặt đợi chờ đó. ... tôi lạnh lùng ... nó lảng đi. Tôi vui vẻ ... tỏ ý muốn gần nó, cái vẻ mặt ấy thoắt biến đi thay vào khuôn mặt tràn trề hạnh phúc.
(Theo Nguyễn Thị Thu Huệ)
Gợi ý: Các quan hệ từ có thể là: với, và, với, với, nếu, thì, và.
3. Phát hiện câu sai trong các câu dưới đây:
a1) Nó rất thân ái bạn bè.
a2) Nó rất thân ái với bạn bè.
b1) Bố mẹ rất lo lắng con.
b2) Bố mẹ rất lo lắng cho con.
c1) Mẹ thương yêu không nuông chiều con.
c2) Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con.
d1) Tôi tặng quyển sách này anh Nam.
d2) Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam.
đ1) Tôi tặng anh Nam quyển sách này.
đ2) Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này.
Gợi ý: Các câu mắc lỗi về quan hệ từ là: a1, b1, c1, d1. Riêng câu đ1 và đ2, không câu nào sai nhưng câu đ2 nên bỏ từ cho để tránh nặng nề.
4. Viết đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ. 
Gợi ý: có thể chọn tuỳ ý một nội dung nào đó để viết. Xem lại ý nghĩa của các quan hệ từ đã học để hoàn thiện đoạn văn theo yêu cầu. 
5.* Phân biệt ý nghĩa của hai câu có quan hệ từ nhưng sau đây:
(1) Nó gầy nhưng khoẻ.
(2) Nó khoẻ nhưng gầy.
Gợi ý: Lưu ý phân biệt sắc thái biểu cảm giữa hai câu. Việc thay đổi trật tự các từ ngữ trước và sau quan hệ từ nhưng đã làm thay đổi sắc thái biểu cảm của câu: câu (1) tỏ ý khen ngợi, câu (2) tỏ ý chê.
Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm
I. Kiến thức cơ bản
Cho đề bài: Loài cây em yêu.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý
Gợi ý: Trả lời các câu hỏi sau để tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đề yêu cầu viết về điều gì? (chú ý tìm hiểu, phân tích ý nghĩa của các từ có trong đề bài).
- En yêu cây gì? Vì sao em yêu cây đó hơn những cây khác? (chú ý tìm các đặc điểm của cây, mối quan hện của cây, hoặc cây để lại một kỉ niệm sâu đậm nào đó trong em. Cây mang lại cho bản thân em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần?).
2. Lập dàn bài
a) Mở bài: Nêu loài cây mà em dự định biểu cảm và lí do em yêu thích loài cây đó.
b) Thân bài: 
- Nêu các đặc điểm gợi cảm của cây.
- Loài cây … trong đời sống con người.

File đính kèm:

  • docDe hoc tot ngu van 7 tap 1.doc
Giáo án liên quan