Đề giao lưu Olympic môn Địa lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
Câu 1 (2,0 điểm).
a. Vẽ hình các đới khí hậu trên Trái Đất.
b. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí.
Câu 2 (3,0 điểm).
Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a. Nêu những đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên.
b. Theo Luật biển quốc tế hiện hành, vùng biển thuộc chủ quyền nước ta bao gồm những bộ phận nào?
c. Cho biết tại sao cần phải bảo vệ vùng biển của nước ta?
MA TRẬN ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC LỚP 8 NĂM HỌC 2018-2019 Mức độ nhận thức Chủ đề (nội dung) Nhận biết Thông hiểu Vân dụng TL TL TL (Lớp 6) LỚP VỎ KHÍ - Trình bày sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí. - Vẽ hình các đới khí hậu trên Trái Đất. - Giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí. Số câu: 1 2,0 điểm = 20% Số câu: 1/2 0,5 điểm=25,0% Số câu: 1/2 1,5 điểm=75,0% (Lớp 8) ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM - Nêu những đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên. - Hãy nêu các đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam. - Theo Luật biển quốc tế hiện hành, vùng biển thuộc chủ quyền nước ta bao gồm những bộ phận nào? - Vì sao địa hình nước ta đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình? - Giải thích vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa? - Cho biết tại sao cần phải bảo vệ vùng biển của nước ta? - Hãy nhận xét sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. - Trình bày và giải thích chế độ nhiệt của nước ta thông qua bảng số liệu. Số câu: 3 8,0 điểm = 80% Số câu: 1/2 2,0 điểm= 25,0% Số câu: 1 2,0 điểm=25,0% Số câu: 1,5 4,0 điểm= 50,0% Tổng số câu: 4 100%TSĐ=10đ Số câu: 1 2,5 điểm= 25% Số câu: 1,5 3,5 điểm= 35% Số câu: 1,5 4,0 điểm= 45% PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC LỚP 8 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm). a. Vẽ hình các đới khí hậu trên Trái Đất. b. Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí. Câu 2 (3,0 điểm). Dựa vào Át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: a. Nêu những đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên. b. Theo Luật biển quốc tế hiện hành, vùng biển thuộc chủ quyền nước ta bao gồm những bộ phận nào? c. Cho biết tại sao cần phải bảo vệ vùng biển của nước ta? Câu 3 (2,0 điểm). Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: a. Hãy nêu các đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam. b. Vì sao địa hình nước ta đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình? c. Hãy nhận xét sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. Câu 4 (3,0 điểm). Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam, kiến thức đã học và bảng sau: Nhiệt độ của Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh (đơn vị 0C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Huế 19,7 20,9 23,2 26,0 28,0 29,2 29,4 28,8 27,0 25,1 23,2 20,8 TP HCM 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 27,5 a. Trình bày và giải thích chế độ nhiệt của nước ta. b. Giải thích vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa? .............................. Hết ................................ (Thí sinh được phép sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam xuất bản từ năm 2010 trở lại đây để làm bài) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC LỚP 8 MÔN: ĐỊA LÍ Câu Đáp án Điểm 1 (2,0 điểm) a (1,0 điểm).Vẽ hình các đới khí hậu trên Trái Đất Vẽ hình, điền đầy đủ tên 2 cực và vị trí, tên đới, giới hạn vĩ độ của từng đới khí hậu trên Trái Đất. (Nếu thiếu một trong các yếu tố hoặc vẽ phân bố các đới không hợp lí trừ 0,1 điểm) 1,0 b (1,0 điểm).Trình bày và giải thích sự phân bố nhiệt độ không khí theo vĩ độ địa lí. - Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ trung bình năm càng giảm + Do càng lên vĩ độ cao góc nhập xạ càng nhỏ, thời gian chiếu sáng càng ngắn - Càng lên vĩ độ cao biên độ nhiệt năm càng tăng. + Do càng lên vĩ độ cao chênh lệch góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng giữa các thời điểm trong năm lớn. 0,25 0,25 0,25 0,25 2 3,0 điểm) a (1,0 điểm). Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên. - Vị trí nội chí tuyến. - Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. - Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. - Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và các luồng sinh vật. 0,25 0,25 0,25 0,25 b (1,0 điểm). Vùng biển thuộc chủ quyền nước ta bao gồm những bộ phận nào? - Nội thủy. - Lãnh hải. - Vùng tiếp giáp lãnh hải. - Vùng thềm lục địa. - Vùng đặc quyền kinh tế. 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 c (1,0 điểm). Tại sao cần phải bảo vệ vùng biển của nước ta. - Vùng biển nước ta giàu tài nguyên, thuận lợi phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. - Vùng biển có vai trò quan trọng về môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng. - Bảo vệ vùng biển có ý nghĩa bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. - Bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. 0,25 0,25 0,25 0,25 3 2,0 điểm) a (0,6 điểm). Đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam. - Đồi núi là một bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam. - Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc địa hình kế tiếp nhau. - Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người. 0,20 0,20 0,20 b (0,4 điểm). Địa hình nước ta đa dạng vì: - Lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài. - Môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hoá mạnh mẽ. 0,20 0,20 c (1,0 điểm). Sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc. - Độ cao: Vùng núi Đông Bắc chủ yếu là núi trung bình và thấp. + Vùng núi Tây Bắc là vùng núi cao, đồ sộ nhất nước ta. - Hướng núi: Các dãy núi và thung lũng sông vùng núi Đông Bắc có hướng vòng cung (4 cánh cung), quy tụ ở Tam Đảo. + Các dãy núi và thung lũng sông vùng núi Tây Bắc có hướng tây bắc - đông nam. 0,25 0,25 0,25 0,25 4 (3,0 điểm) a (2,4 điểm). Trình bày và giải thích chế độ nhiệt của nước ta. - Nước ta có nhiệt độ trung bình năm cao. (Hà Nội: 23,5 0C. Huế: 25,1 0C. TP HCM: 27,2 0C) + Vì: Nước ta nằm trong vòng nội chí tuyến nên góc chiếu Mặt Trời lớn, lượng nhiệt nhận được nhiều. - Càng vào Nam, nhiệt độ càng tăng. (Hà Nội. 23,5 0C, Huế: 25,1 0C. TP HCM: 27,2 0C) + Vì: Càng vào Nam càng gần xích đạo nên góc chiếu lớn hơn... + Phía Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh nên mùa đông có nhiệt độ thấp. - Nhiệt độ có sự phân mùa khá rõ: + Mùa hạ nhiệt độ cao từ Bắc vào Nam. Do trùng với đường chuyển động biểu kiến của MT ở Bắc bán cầu nên góc chiếu MT lớn, lượng nhiệt nhận được nhiều). (Hà Nội tháng 7: 28,90C. Huế tháng 7: 29,40C. TP HCM tháng 4: 28.90C) + Mùa đông: nhiệt độ giảm từ Bắc vào Nam. Đây là thời kì Bắc bán cầu nhận được ít nhiệt do góc chiếu nhỏ. (Tháng 1: Hà Nội: 16,4 0C. Huế: 19,7 0C. TP HCM: 25,8 0C) - Dao động nhiệt độ càng vào Nam càng giảm, do càng vào Nam càng gần xích đạo nên góc chiếu lớn hơn... (Hà Nội: 12,5 0C. Huế: 9,7 0C. TP HCM: 3,1 0C) + Phía Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc lạnh từ phía bắc xuống nên có mùa đông lạnh với nhiệt độ thấp (Hà Nội, 3 tháng nhiệt độ dưới 20 0C), ở miền Trung gió mùa đông bắc yếu hơn nên nhiệt độ cao hơn (Huế: có 1 tháng nhiệt độ dưới 20 0C) Phía Nam không chịu ảnh hưởng nhiều của gió mùa đông bắc nên ở đây nhiệt độ cao quanh năm 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,20 0,40 0,20 0,20 0,40 b (0,6 điểm). Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì: - Vị trí địa lí nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên mang tính chất nhiệt đới. - Tiếp giáp với biển Đông nên khí hậu nước ta được tăng cường tính chất ẩm từ biển vào. - Nằm trong khu vực hoạt động điển hình của gió mùa thế giới. 0,20 0,20 0,20 Lưu ý: Học sinh có cách trình bày khác hướng dẫn chấm nhưng về bản chất đúng thì vẫn cho điểm. .............................. Hết .................................
File đính kèm:
- de_giao_luu_olympic_mon_dia_ly_lop_8_nam_hoc_2018_2019_co_da.doc