Đề giao lưu Olympic môn Địa lí Lớp 8 - Trường THCS Nam Sách (Có đáp án)
Câu 1 ( 2,0 điểm)
a. Nêu sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu.
b. Vẽ sơ đồ phân bố khí áp trên Trái Đất.Giải thích tại sao ở khu vực 600, nhiệt độ thấp nhưng lại hình thành đai khí áp thấp ?
Câu 2(2,5 điểm)
a. Hãy nêu đặc điểm nổi bật vị trí địa lí của nước ta về mặt tự nhiên? Vị trí địa lí có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển kinh tế?
b. Vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào? Những khó khăn khi khai thác vùng biển ở nước ta.
PHÒNG GD&ĐT NAM SÁCH TRƯỜNG THCS ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC LỚP 8 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 ( 2,0 điểm) Nêu sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu. Vẽ sơ đồ phân bố khí áp trên Trái Đất.Giải thích tại sao ở khu vực 600, nhiệt độ thấp nhưng lại hình thành đai khí áp thấp ? Câu 2(2,5 điểm) Hãy nêu đặc điểm nổi bật vị trí địa lí của nước ta về mặt tự nhiên? Vị trí địa lí có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển kinh tế? Vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào? Những khó khăn khi khai thác vùng biển ở nước ta. Câu 3 (2,0 điểm) a. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy nêu các đặc điểm chính của địa hình nước ta ? Quá trình hình thành và biến đổi địa hình nước ta chịu tác động của những nhân tố nào? b. Chứng minh rằng khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và nêu nguyên nhân. Câu 4 (1,5 điểm) Cho bảng số liệu- Nhiệt độ trung bình tháng, năm (0C) của Hà Nội, TPHCM: Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB năm HN 16.4 17 20.2 23.7 27.3 28.8 28.9 28.2 27.2 24.6 21.4 18.2 23.5 TPHCM 25.8 26.7 27.9 28.9 28.3 27.5 27.1 27.1 26.8 26.7 26.4 25.7 27.1 Hãy phân tích sự khác biệt trong chế độ nhiệt hai trạm trên và giải thích vì sao có sự khác biệt đó? Câu 5 (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và 2000 (đơn vị :%) Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ 1990 2000 1990 2000 1990 2000 38,7 24,3 22,7 36,6 38,6 39,1 Vẽ biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của hai năm 1990 và 2000 và rút ra nhận xét. -------------------Hết-------------- PHÒNG GD&ĐT NAM SÁCH TRƯỜNG THCS HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC LỚP 8 MÔN:ĐỊA LÍ Câu Đáp án Điểm 1 (2,0 điểm) a.(0,5 điểm) +Thời tiết: là biểu hiện các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định. Thời tiết luôn thay đổi. + Khí hậu: Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong một thời gian dài và trở thành quy luật 0,25 0,25 b.(1,5 điểm) vẽ hình: Đai áp thấp Đai áp cao Đai áp cao Đai áp thấp Đai áp thấp Đai áp cao Đai áp cao 00 300N 600N 30.0B 600B Các đai khí áp trên Trái Đất Có tên hình, nếu thiếu trừ 0,25 điểm HS phải vẽ đúng tất cả các đai khí áp mới được tính điểm. -Giải thích :Khu vực 600 nhiệt độ thấp nhưng lại hình thành đai áp thấp là do: Luồng không khí từ cực về (gió Đông Cực) và luồng không khí từ chí tuyến lên (gió Tây ôn đới) sau khi gặp nhau ở vĩ tuyến 600 thì bốc lên cao, đẩy không khí ở 600 lên, hình thành 2 vành đai khí áp thấp ở khoảng vĩ tuyến 600 B,N (do động lực). 1,0 0,5 Câu 2 (2,5 điểm) a.Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí và ý nghĩa đối với kinh tế. 2,0 * Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí của nước ta: - Vị trí nội chí tuyến - Vị trí gần trung tâm Đông Nam Á. - Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo. Nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải - Vị trí tiếp xúc của các luồng di cư thực động vật. *. Ý nghĩa của vị trí địa lí trong sự phát triển kinh tế. - Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, Việt Nam không phát triển cảnh quan hoang mạc như các nước có cùng vĩ độ (Ví dụ: Tây Á, Bắc Phi). Thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng và phát triển quanh năm, tạo điều kiện cho thâm canh tăng vụ, gối vụ, sản xuất được nhiều nông sản nhiệt đới. Ngoài ra miền Bắc có mùa đông lạnh phát triển cây trồng cận nhiệt ôn đới. - Nằm ở gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.Từ nước ta tới các nước trong khu vực không quá xa thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa. - Nằm trên con đường biển quốc tế từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương vì thế tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa nước ta với các nước trên Thế giới bằng đường biển. - Việt Nam nằm trong vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, vì vậy nước ta có nhiều khoáng sản phục vụ phát triển công nghiệp. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 b. Vùng biển nước ta gồm những bộ phận nào? Những khó khăn khi khai thác vùng biển ở nước ta. 0,5 gồm 4 bộ phận: Nội thủy Lãnh hải Tiếp giáp lãnh hải Đặc quyền kinh tế 0,1 0,1 0,1 0,1 Khó khăn: bão, ô nhiễm môi trường, xâm nhập mặn,... 0,1 Câu 3 (2,0 điểm) a. nêu các đặc điểm chính của địa hình nước ta ?Quá trình hình thành và biến đổi địa hình nước ta chịu tác động của những nhân tố nào? 0,8 Đặc điểm chính của địa hình nước ta + Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam (đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp ).... + Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người + Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa + Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên mạnh mẽ và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau thấp dần từ nội địa ra biển. Nhân tố hình thành và biến đổi địa hình: + Nhân tố địa chất (Nâng cao làm trẻ lại địa hình, cắt sẻ địa hình, bồi đắp phù sa... ) + Khí hậu, gió :Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa tác động tạo nên các dạng địa hình cácxtơ độc đáo, gió mang theo cuội sỏi va đập, ăn mòn các tảng đá tạo nên các nấm đá. + Nước: ăn mòn các khối đá vôi tạo địa hình măng đá, nhũ đá, hang động. + Con người : góp phần làm biến đổi bề mặt địa hình, làm xuất hiện nhiều dạng địa hình nhân tạo: đê, nhà cửa... 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 Chứng minh rằng khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và nêu nguyên nhân. 1,2 Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: - Tính chất nhiệt đới: + Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên tổng bức xạ lớn, nhận được nguồn nhiệt năng dồi dào khoảng 1 triệu kilô Calo/1m2, số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ/năm. + Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 210C trên cả nước và tăng dần từ Bắc vào Nam. - Tính chất gió mùa: Khí hậu nước ta chia ra làm hai mùa phù hợp với hai mùa gió: Mùa Đông lạnh khô với gió mùa Đông Bắc, mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam. - Tính chất ẩm: + Lượng mưa trung bình năm lớn, đạt từ 1500mm – 2000mm. Ở những sườn đón gió ẩm và các khối núi cao, lượng mưa có thể lên đến 3500mm-4000mm. + Độ ẩm không khí cao, trên 80%. - Nguyên nhân: Do nước ta: + Nằm trong vùng nội chí tuyến. + Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á. + Giáp biển Đông – nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào. 0,2 0,2 0,2 0,2 0,1 0,1 0,1 0,1 Câu 4 (1,5 điểm) - Sự khác biệt: + Hà Nội: nhiệt độ TB thấp hơn TPHCM: TB Hà Nội 2305 so 2701 của TPHCM. có 3 tháng 12-1-2 <200C, có tháng <180C, có 4 tháng nhiệt độ cao: tháng 6-7-8-9, cao hơn TPHCM + TPHCM: quanh năm nóng, không có tháng nào dưới 250C. + Biên độ nhiệt ở Hà Nội cao hơn, tới 12,50C + Biên độ nhiệt ở TPHCM thấp, chỉ có 3,10C 0,2 0,1 0,1 0,1 Giải thích: - Hà Nội: + chịu ảnh hưởng trực tiếp gió mùa đông bắc thổi từ vùng áp cao lục địa phương bắc xuống, nền nhiệt thấp trong các tháng mùa đông. Trong thời gian này nền nhiệt và biên độ nhiệt thấp. + Từ tháng 5- tháng 10, toàn lãnh thổ có gió tây nam và gió tín phong nửa cầu bắc xen kẽ, thời gian này nhiệt độ cao toàn quốc - TPHCM: gần xích đạo, cùng với hai mùa đều có nhiệt độ tương đối cao, nên biên độ nhiệt thấp. 0,3 0,3 0,4 Câu 5 (2,0 điểm) Vẽ biểu đồ hình tròn, 2 năm có bán kính bằng nhau, có chung 1 chú giải, tên biểu đồ. 1,5 Nhận xét: - Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước năm 1999-2000 có sự chuyển đổi rõ rệt: + Tỉ trọng nông nghiệp xu hướng giảm, từ 38,74% xuống 24,3 % , giảm +Tỉ trọng công nghiệp tăng từ 22.67% lên 36.61%, tăng + Tỉ trọng dịch vụ tăng. ->cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tích cực, hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1
File đính kèm:
- de_giao_luu_olympic_mon_dia_li_lop_8_truong_thcs_nam_sach_co.doc