Đề đề nghị kiểm tra học kỳ I - Năm học 2009 – 2010 Môn: Hoá lớp 12 Thời gian: 45 phút

Câu 1. Amin X đơn chức và có tỉ khối so với hiđro là 36,5. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo amin bậc 1?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề đề nghị kiểm tra học kỳ I - Năm học 2009 – 2010 Môn: Hoá lớp 12 Thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD - ĐT Thành phố Đà Nẵng
Trường THPT Tôn Thất Tùng
 Đề đề nghị kiểm tra học kỳ I - Năm học 2009 – 2010
 Môn: Hoá lớp 12
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Phần chung (20 câu, giành cho tất cả các thí sinh)
Câu 1. Amin X đơn chức và có tỉ khối so với hiđro là 36,5. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo amin bậc 1?
A. 2	
B. 3
C. 4 	
D. 5	
[]
Câu 2. Hợp chất CH3-NH-CH(CH3)-CH3 có tên theo danh pháp gốc - chức là:
A. isopropyl metyl amin
B. N-metyl propan-2-amin
C. 2-metyl-3-amino-butan
D. 3-metyl-2-amino-butan
[]
Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nguyên tử nitơ
B. Bậc của amin là số nguyên tử hiđro trong phân tử NH3 được thay thế bằng gốc hiđrocacbon 
C. Amin có tính bazơ là do nguyên tử nitơ dễ nhường electron cho các nguyên tử khác.
D. Amin có tính bazơ là do nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn
[]
Câu 4. Để phân biệt các dung dịch: metylamin, amoniac, phenol, axit axetic, ta lần lượt dùng các hoá chất:
A. quì tím và dung dịch FeCl3 
B. quì tím và dung dịch Br2
C. quì tím và dung dịch HCl
D. Quì tím và dung dịch NaNO2/HCl
[]
Câu 5. Cho 1,52 gam hỗn hợp hai amin no, đơn chức, mạch hở (có số mol bằng nhau) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,98 gam muối. CTPT của hai amin là:
A. CH5N và C3H9N
B. C2H7N và C3H9N
C. C2H7N và C4H11N
D. CH5N và C2H7N
[]
Câu 6. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ nóng chảy của các chất nào sau đây là đúng?
A. H2NCH2COOH < CH3CH2COOH < CH2-(CH2)3-NH2
B. CH3-(CH2)3-NH2 < CH3CH2COOH < H2NCH2COOH
C. H2NCH2COOH < CH3-(CH2)3-NH2 < CH3CH2COOH
D. CH3CH2COOH < H2NCH2COOH < CH3-(CH2)3-NH2
[]
Câu 7. Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol peptit X thu được 1 mol mỗi loại aminoaxit A, B, C, D và E. Thuỷ phân không hoàn toàn X thu được các dipeptit và tripeptit CB, DC, BE, DCB, AD. Vậy thứ tự các aminoaxit trong phân tử X là:
A. ADCBE
B. DCBAE
C. EBDCA
D. BACDE
[]
Câu 8. Sự phân tích hemoglobin trong máu cho thấy sắt chiếm 0,328% khối lượng hemoglobin. Phân tử khối tối thiểu của hemoglobin là:
A. 17073
B. 5857
C. 1837
D. 15036
[]
Câu 9. Đun nóng dung dịch chứa 2,7 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong NH3. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng bạc sinh ra là
A. 1,62 g	
	B. 2,16 g	
	C. 3,24 g 	
	D. 5,40 g
[]
Câu 10. Polime nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng?
A. polietilen	
B. poli (vinyl clorua)
C. polipropilen	
D. polibutađien 
[]
Câu 11. Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất cả quá trình là 80%. Khối lượng ancol thu được là:
A. 431,6 kg
B. 674,4 kg
C. 389,8 kg
D. 539,5 kg
[]
Câu 12. Cho 0,1 mol C4H8O2 tác dụng với dung dịch chứa 0,1 mol NaOH. Sau phản ứng đem cô cạn dung dịch thu được 8,2 gam chất rắn. Công thức cấu tạo của C4H8O2 là:
A. CH3CH2COOCH3
B. CH3COOCH2CH3 
C. HCOOCH2CH2CH3
D. CH3CH2CH2COOH
[]
Câu 13. Tiến hành thí nghiệm: Lấy vào ống nghiệm 2 mL hồ tinh bột, nhỏ vài giọt dung dịch iot rồi lắc đều, sau đó đun nóng. Hiện tượng quan sát được kể từ khi cho dung dịch iot vào là:
A. Dung dịch chuyển sang màu xanh, sau đó mất màu.
B. Dung dịch vẫn không màu, sau đó chuyển sang màu xanh. 
C. Dung dịch có màu nâu của iot, sau đó chuyển sang màu xanh.
D. Dung dịch có màu nâu của iot, sau đó không màu.
[]
Câu 14. Để phân biệt các bình riêng biệt mất nhãn chứa dung dịch glucozơ, dung dịch etylenglicol, dung dịch fomon, dung dịch ancol etylic bằng một thuốc thử. Thuốc thử nên chọn là
A. Cu(OH)2/OH- 
B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. Dung dịch nước brom.	
D. Natri kim loại
[]
Câu 15. Trong nước tiểu của người bị bệnh tiểu đường có chứa một lượng nhỏ glucozơ. Để nhận biết sự có mặt của glucozơ trong nước tiểu người ta thường làm như thế nào?
	A. cô cạn nước tiểu
	B. thực hiện phản ứng tráng gương. 
	C. thực hiện phản ứng tạo este.
	D. thực hiện phản ứng với Natri kim loại
[]
Câu 16. Để trung hoà 2,8 gam một chất béo cần 3 mL dung dịch KOH 0,1M. Vậy chỉ số axit của chất béo đó là: 
A. 4
B. 5
C. 6 
D. 7
[]
Câu 17. Cho dãy chuyển hoá:
	Tinh bột X Y Glucozơ
	X và Y trong dãy chuyển hoá trên lần lượt là:
	A. dextrin, mantozơ
	B. dextrin, saccarozơ
	C. mantozơ, dextrin
	D. saccarozơ, dextrin
[]
Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 2,2 gam một chất hữu cơ A đơn chức, mạch không nhánh được 6,2 gam hỗn hợp CO2 và hơi nước có tỉ lệ số mol 1 : 1. Biết A phản ứng được với dung dịch NaOH và dung dịch AgNO3/NH3. Vậy công thức của A có thể là:
A. HCOOCH2CH3
B. HCOOCH2CH2CH2CH3
C. HCOOCH2CH2CH3
D. HCOOCH3
[]
Câu 19. Trong cây xanh, tinh bột được tạo thành qua phản ứng nào sau đây?
A. 6nCO2 + 6nH2O ® nC6H12O6 + 6nO2
B. n C6H12O6 (C6H10O5)n + nH2O
C. n C12H22O11 2(C6H10O5)n + 2nH2O
D. 6nCO2 + 5nH2O ® (C6H10O5)n + 6nO2 
[]
Câu 20. Vai trò của vôi trong quá trình chế biến nước mía để thu lấy đường kết tinh là
A. kết tủa các tạp chất.	
B. tẩy màu nước đường.
C. làm cho đường kết tinh.	
D. tăng nồng độ đường.
[]
II. Phần tự chọn (Thí sinh chọn 1 trong 2 phần sau)
1. Chương trình nâng cao (10 câu)
Câu 21. Các động vật nhai lại (như trâu, bò) có khả năng tiêu hoá xenlulozơ là do:
A. dạ dày của chúng có chứa enzim xenlulaza.
B. dạ dày của chúng có 4 ngăn
C. cơ thể của chúng có thể chuyển xenlulozơ thành tinh bột sau đó tiêu hoá
D. dịch vị của dạ dày có nồng độ axit cao
[]
Câu 22. Phản ứng nào sau đây đúng và được dùng để điều chế phenylaxetat (C6H5OOCCH3):
A. C6H5OH + CH3COOH ® C6H5OOCCH3 + H2O
B. C6H5OH + (CH3CO)2O ® C6H5OOCCH3 + CH3COOH
C. C6H5COOH + CH3OH ® C6H5OOCCH3 + H2O
D. C6H5Cl + CH3COOH ® C6H5OOCCH3 + HCl
[]
Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este A đơn chức bằng một lượng oxi vừa đủ. Sản phẩm cháy được dẫn qua bình đựng nước vôi trong dư thấy xuất hiện 30 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch nước vôi giảm 11,4 gam. Công thức phân tử của A là: 
A. C3H6O2 
B. C3H4O2
C. C4H8O2
D. C4H6O2
[]
Câu 24. Dữ kiện nào dưới đây dùng để chứng minh cấu tạo mạch vòng của glucozơ? 
A. Glucozơ có các nhóm OH liên tiếp nhau
B. Glucozơ có phản ứng tráng gương.
C. Glucozơ có hai nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
D. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam đậm.
[]
Câu 25. Chất nào trong số các chất sau có khả năng tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng?
A. CH3COOCH3	
B. C2H5OH
C. HCOOCH3	
D. CH3CH2COOCH3
[]
Câu 26. Để trung hoà m gam hỗn hợp CH3NH2 và C2H5NH2 người ta cần dùng 200 ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng người ta thu được 14,9 gam muối khan, giá trị của m là:
A. 7,6 gam
B. 5,6 gam
C. 3,8 gam
D. 2,8 gam
[]
Câu 27. Khi cho vài giọt dung dịch FeCl3 vào dung dịch metylamin thì có hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa màu trắng xuất
B. có kết tủa màu đỏ nâu
C. dung dịch chuyển sang màu vàng của ion Fe3+
D. dung dịch phân lớp do hai chất không phản ứng với nhau 
[]
Câu 28. Khi clo hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,18% clo. Hỏi trung bình một phân tử clo tác dụng với bao nhiêu mắt xích PVC?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
[]
Câu 29.Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau:
	K+/K, Mg2+/Mg, Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+
Những chất và ion (nêu trên) khử được ion Fe2+ trong dung dịch là:
A. K, Mg.	
B. Cu2+, Fe3+.	
C. Mg.	
D. Cu.
[]
Câu 30. Sau một thời gian pin Zn – Cu phóng điện thì khối lượng của thanh Zn và Cu thay đổi như sau:
A. Khối lượng cả 2 thanh Zn và Cu đều tăng
B. Khối lượng cả 2 thanh Zn và Cu đều giảm
C. Khối lượng thanh Zn giảm còn khối lượng thanh Cu tăng
D. Khối lượng thanh Zn tăng còn khối lượng thanh Cu giảm
[]
2. Chương trình cơ bản (10 câu)
Câu 31. Tính bazơ của các chất CH3NH2(1); NH3(2); C6H5NH2(3) tăng dần theo thứ tự:
A. 1, 3, 2
B. 3, 1, 2
C. 2, 1, 3
D. 3, 2, 1
[]
Câu 32. Có 3 chất hữa cơ H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3(CH2)3NH2. Để nhận biết ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây?
A. NaOH
B. HCl
C. CH3OH/HCl
D. Quỳ tím
[]
Câu 33. Công thức C3H9N có số đồng phân amin bậc 2 là:
A. 2	
B. 3
C. 1
D. 4
[]
Câu 34. Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quì tím?
 A. H2NCH2COOH
 B. H2N(CH2)3 CH(NH2)COOH	 
 C. CH3NH2 
 D. CH3CH 2COOH
 []
Câu 35. E là một este có phân tử khối bằng 88. Cho 17,6 gam E phản ứng hết với dd NaOH đun nóng. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Công thức cấu tạo của E là:
A. HCOOC3H7
B. CH3COOC2H5
C. C2H5COOCH3
D. HCOOC2H5
[]
Câu 36. Lượng glucozo dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là:
A. 2,25 gam
B. 22,5 gam
C. 14,4 gam
D. 1,44 gam
[]
Câu 37. Ưu điểm của chất giặt rửa tổng hợp so với xà phòng là:
A. Không hại da tay và môi trường
B. Có thể sử dụng với nước cứng
C. Đồng thời thu được glixerol khi điều chế từ dầu mỏ
D. Không sử dụng thực phẩm làm nguyên liệu điều chế
[]
Câu 38. Một lá kẽm được nhúng trong một dung dịch đồng sunfat. Một trong hai bán phản ứng xảy ra và bản chất của quá trình đó là
A. Cu2++2e ®Cu : quá trình oxi hoá.	
B. Cu ® Cu2+ + 2e : quá trình khử.
C. Zn ® Zn2+ + 2e : quá trình oxi hoá.	
D. Zn + 2e ® Zn2+ : quá trình oxi hoá.
[]
Câu 39. Cho 1,04g hỗn hợp 2 kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 0,672 lít khí (đkc) thoát ra. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là:
A. 3,92g	
B. 1,68g
C. 0,46g	
D. 2,08g
[]
Câu 40. Polime nào sau đây có thể tham gia phản ứng cộng :
A. P E 
B. PVC
C. Caosu buna 
D. Xenlulozơ
[]

File đính kèm:

  • docde kt hk.doc
Giáo án liên quan