Đề cương tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu 1 : Phân tích bối cảnh lịch sử và các tiền đề tư tưởng, lý luận hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Ý nghĩa học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên.
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH
1. Bối cảnh lịch sử
a) Bối cảnh Việt Nam cuối 19 đầu 20
+ Trước khi Pháp xâm lược, VN là một QG pk độc lập với nền NN lạc hậu.
+ 1858 Pháp xâm lược nước ta. Sau một thời gian kháng cự yếu ớt đến năm 1884 triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp điều ước Patơnốt thừa nhận quyền thống trị của thực dân Pháp trên đất nước ta.
+ Dưới ách thống trị của thực dân Pháp nền kinh tế - xã hội Việt Nam Từ nền kinh tế thuần phong kiến sang nền kinh tế tư bản thực dân mang một phần tính chất phong kiến; từ một quốc gia phong kiến độc lập trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn dân tộc ( Việt Nam >< Pháp + tay sai) và mâu thuẫn giai cấp (nông dân><địa chủ, công nhân><tư sản,.), mâu thuẫn dân tộc là chủ yếu.
+Với truyền thống yêu nước nồng nàn, ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược, nhân dân ta đã liên tục đứng lên kháng chiến; Các phong trào yêu nước chủ yếu diễn ra theo hệ tư tưởng phong kiến (Cần vương,,ptr nông dân Yến thế.) và hệ tư tưởng tư sản (ptr Đông du,, Duy tân.) nhưng đều thất bại do có đường lối cứu nước chưa đúng đắn, khủng hoảng về g/c lãnh đạo.
Yêu cầu bức thiết mà lịch sử dân tộc cuối XIX đầu XX đặt ra là “Tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và g/c lãnh đạo cách mạng”
các ĐCS C giúp đỡ nhiều hơn CM thuộc địa 6. Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực a) Tính tất yếu của bạo lực cách mạng thấy rõ bản chất tàn bạo của thực dân Pháp, việc họ sử dụng phương pháp bạo lực phản cách mạng dể xâm lược và thống trị đất nước ta; chứng kiến sự thất bại các bậc tiền bối, HCM đã đi đến khẳng định tính tất yếu của phương pháp bạo lực cách mạng trong sự nghiệp GPDT . b) Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hòa bình khác hẳn tư tưởng hiếu chiến của ĐQ xâm lược. Xuất phát từ tình yêu thương con người, quý trọng sinh mạng con người, Người luôn tranh thủ mọi khả năng giành thắng lợi cho cách mạng bằng con đường hòa bình và luôn thể hiện thiện chí hòa bình. Đối với Người, chiến tranh chỉ là giải pháp cuối cùng, c) Hình thái bạo lực cách mạng huy động sức mạnh của toàn dân, tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân, đấu tranh với kẻ thù trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao,v.v…, theo phương châm là đánh lâu dài và dựa vào sức mình là chính. =èÝ nghĩa: HCM đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa để xây dựng nên một hệ thống luận điểm mới mẻ về cách mạng giải phóng dân tộc, bao gồm cả đường lối cách mạng, chính đảng lãnh đạo, lực lượng cách mạng, sự liên minh, liên kết với lực lượng bên ngoài và phương pháp cách mạng. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã chứng minh hùng hồn tính cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Câu 7: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền; vai trò lãnh đạo; quy luật ra đời; bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa của tư tưởng đó trong cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay? Trả lời: I. Quan điểm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền; vai trò lãnh đạo; quy luật ra đời; bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam? 1. Về Đảng cầm quyền - Theo HCM , Đảng cầm quyền là Đảng lãnh đạo nhân dân đtr giành đc chính quyền và tiếp tục lãnh đạo đất nước hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. - Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Những người cộng sản chúng ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới”. - Trong mối quan hệ với nhân dân, Người khẳng định: “Đảng phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Xác định “người lãnh đạo” là xác định quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng Muốn lãnh đạo được nhân dân, HCM yêu cầu Đảng phải có tư cách, phẩm chất, năng lực ,đc nhân dân tín nhiệm … Nhưng sự lãnh đạo của Đảng là để phụng sự cho nhân dân. --là đầy tớ của nhân dân. Hồ Chí Minh yêu cầu toàn Đảng phải tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân. Người đòi hỏi mỗi đảng viên phải có tri thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi; phải có đạo đức, lý tưởng cách mạng. 2. Về sự ra đời của ĐCS VN -Quy luật ra đời chung của các ĐCS trên TG = CN MLN + ptr Cx. - Sự ra đời ĐCSVN = CN MLN + ptr Cx + ptr yêu nước . Điểm giống Đảng là có sự kết hợp giữa CN MLN + ptr Cx. Điểm khác là trong quy luật ra đời đặc thù của Đảng Cộng sản Việt Nam có thêm yếu tố là phong trào yêu nước. 3. Vai trò của ĐCS VN - CM VN muốn thắng lợi cần phải có nhiều nhân tố: đường lối đúng đắn , tập hớp đc sức mạnh toàn dân,v.v.. Nhưng muốn xây dựng được đường lối cách mạng đúng, muốn vận động và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối đó thì phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo. - Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thực tế lịch sử chứng minh. Trong CMT8, cũng như trong hai cuộc KC chống P + MỸ , sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản luôn là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng. 4. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam -Ngay từ khi Đảng mới ra đời, HCM khẳng định bản chất g/c Cx của Đảng. Theo Người, cái quyết định bản chất g/c Cx của Đảng không phải là số lượng đảng viên xuất thân từ công nhân nhiều hay ít mà là ở nền tảng tư tưởng CN MLN. - Điểm khác biệt là ĐCSVN không chỉ là đảng của g/c Cx mà còn là Đảng của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam - Luận điểm trên đã định hướng cho việc xây dựng Đảng ta thành một Đảng có sự gắn bó máu thịt với g/c Cx, với nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong mọi giai đoạn, mọi thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam. Tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam, dù là đảng viên hay không phải là đảng viên, dù thuộc giai cấp, tầng lớp nào cũng đều thấy Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của Bác Hồ, là Đảng của mình, tự hào với niềm tự hào của Đảng và thấy mình có trách nhiệm trong việc xây dựng Đảng.==> Đây là điều mà không phải Đảng nào cũng có được. II- Ý nghĩa của tư tưởng đó trong cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trên tất cả các lĩnh vực làm cho Đảng thật sự trong sạch, đạt đến tầm cao về đạo đức, trí tuệ ,có bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi thử thách của lịch sử. Về chính trị: Có đường lối chính trị đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi tình huống phức tạp, mọi giai đoạn cách mạng khác nhau. Có đường lối cứng rắn về chiến lược, mềm dẻo về sách lược, linh hoạt về biện pháp đấu tranh, tập hợp được lực lượng toàn dân, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế. Về tư tưởng, lý luận: Có tư tưởng cách mạng triệt để, tư tưởng cách mạng tiến công, chống chủ nghĩa cơ hội, xét nét, giáo điều, bảo thủ. Đảng phải biết làm giàu trí tuệ của mình bằng việc kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, để giành thắng lợi cho cách mạng. Về tổ chức: Là 1 tổ chức chính trị trong sạch, vững mạnh, 1 tổ chức chiến đấu kiên cường; trọng chất lượng hơn số lượng, lấy việc nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là nhiệm vụ thường xuyên của mỗi cán bộ, Đảng viên. Về đạo đức, lối sống: Cán bộ đảng viên coi trọng việc tu dưỡng đạo đức, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, nâng cao năng lực, gắn bó máu thịt với nhân dân, dám hi sinh, xả thân về sự nghiệp cách mạng của dân tộc; không ngừng học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh để hoàn thiện nhân cách, giành được niềm tin yêu trọn vẹn của nhân dân. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn về mọi mặt 1 cách thiết thực; xác định đổi mới và chỉnh đốn đảng đáp ứng nhu cầu phát triển của giai cấp và dân tộc là quy luật tồn tại sống còn của Đảng. Chính trên ý nghĩa đó, việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng và xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh phải được quán triệt đến từng tổ chức cơ sở đảng, từng cán bộ đảng viên. Câu 9: Phân tích những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc? đảng ta đã vận dụng tư tưởng đó trong xây dựng khối đại đoàn kết của dân tộc ở nước ta hiện nay ntn? Trả lời: I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 1. Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc được xem là vấn đề sống còn của CMVN . Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, tranh thủ mọi lực lượng có thể tranh thủ được, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc - Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt trận dúng đắn, Đảng ta và chủ tịch HCM đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn. Hồ Chí Minh viết: “Đoàn kết trong mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm CMT8 thành công, lập nên nước VNDCCH Đoàn kết trong mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng miền Bắc. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc”. - Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh đã nêu lên một số luận điểm có tính chân lý như: “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”. + “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”. b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu cách mạng - HCM khẳng định “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong tám chữ là: Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ Quốc”.(3-1951) Mục tiêu CMVN là giải phóng dân tộc, giai cấp và con người. Để thực hiện mục tiêu đó, Người đã đề ra nhiều mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể phải giải quyết trong từng thời kỳ, giai đoạn. Nhưng muốn thực hiện tất cả các mục tiêu đó thì phải phát huy được lực lượng của toàn dân, nghĩa là phải xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc. Vì vậy, mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của cách mạng phải là xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. - Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Chỉ khi quần chúng nhân dân nhận thức được, muốn hoàn thành sự nghiệp cách mạng của mình, do mình và vì mình, trước hết mình phải đoàn kết lại, phải đồng tâm nhất trí thì khối đại đoàn kết dân tộc mới trở thành hiện thực. 2. Nội dung của đại đoàn kết dân tộc a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm dân dùng để chỉ “mọi con dân nước Việt”, mỗi một người “con rồng cháu tiên”, không phân biệt “già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý, tiện”. Đại đoàn kết dân tộc có nghĩa là phải tập hợp được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói: “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài… Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. “Ta” ở đây vừa l
File đính kèm:
- De Cuong Tu Tuong Ho Chi Minh.doc