Đề cương ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học

1.Gen:

- Khái niệm: Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá một sản phẩm nhất định (chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN)

- Cấu trúc của gen cấu trúc: 3 phần

 + Vùng điều hoà (vùng khởi đầu): nằm ở đầu 3’ trên mạch mã gốc của gen mang thông tin khởi động và điều hoà phiên mã

 + Vùng mã hoá: mang thông tin mã hoá axit amin

* Ở sinh vật nhân sơ vùng mã hoá liên tục  Gen không phân mảnh

* Ở sinh vật nhân thực vùng mã hoá không liên tục  Gen phân mảnh

 + Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen mang tín hiệu kết thúc phiên mã

2. Khái niệm và đặc điểm chung của mã di truyền:

- Khái niệm: Trình tự nu trong gen quy định trình tự aa trong Prôtêin ( Cứ 3 Nu liền nhau mã hoá cho 1 aa  Bộ 3 mã hoá)

- Có 64 bộ ba trong đó:

 Có 3 bộ ba không mang thông tin mã hoá aa mà mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã (UAA, UAG, UGA)

 Có 1 bộ ba (AUG) vừa mang thông tin mã hoá aa (Metiônin ở SV nhân thực và foocmin Metiônin ở SV nhân sơ) vừa mang tín hiệu khởi đầu cho quá trình dịch mã.

- Đặc điểm của mã di truyền: 3 đặc điểm

 + Được đọc theo một chiều nhất định (trên ADN 3’→ 5’, trên mARN 5’→ 3’), theo từng bộ 3 không chồng gối lên nhau

 + Có tính phổ biến tất cả các loài có chung mã di truyền

 + Có tính đặc hiệu 1 bộ ba chỉ mã hoá cho 1 axit amin

 + Có tính thoái hoá nhiều bộ ba cùng mã hoá cho 1 axit amin

3. Cơ chế nhân đôi của ADN: ( tái bản, tự sao)

- Diễn ra chủ yếu trong nhân Tế bào

 

doc112 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 655 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Sinh học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
meraza
B.
restictaza.
C.
ligaza.
D.
amilaza.
C©u 9 : 
Trong kĩ thuật cấy gen, để có thể tách các gen mã hoá cho những protein nhất định các enzyme cắt phải có tính năng sau:
A.
Nối các đầu nucleotit tự do lại với nhau bằng các liên kết hoá trị
B.
Thúc đẩy quá trình tháo xoắn các phân tử ADN
C.
Nhận ra và cắt đứt ADN ở những nuclotit xác định
D.
Lắp ghép các nucleotit theo nguyên tắc bổ sung
C©u 10 : 
Người ta có thể tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất khác xa nhau trong hệ thống phân loại mà phương pháp lai hữu tính không thực hiện được bằng 
A.
kĩ thuật di truyền.
B.
 lai khác giống. 
C.
 lai khác chi.
D.
 lai khác dòng.
C©u 11 : 
Sản phẩm sinh học nào dưới đây là thành tựu nổi bật trong thập niên 80 của kĩ thuật cấy gen:
A.
Hoomon sinh trưởng ỏ bò
B.
Kháng sinh do nhóm xạ khuẩn tổng hợp
C.
A và C đúng
D.
Insulin
C©u 12 : 
Phát biểu nào dưới đây về kĩ thuật cấy gen là không đúng?
A.
Thể truyền được sử dụng phổ biến là plasmit hoặc thể thực khuẩn
B.
ADN tái tổ hợp có thể tạo ra do kết hợp ADN của cá loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại
C.
Enzym restrictaza có khả năng cắt phân tử ADN tại các vị trí ngẫu nhiên
D.
ADN của tế bào cho sẽ gắn với ADN của thể truyền để tạo ra ADN tái tổ hợp nhờ enzym ligaza
C©u 13 : 
Ưu thế nổi bật của kĩ thuật di truyền là:
A.
Sản xuất 1 loại protein nào đó với số lượng lớn trong 1 thời gian ngắn
B.
Gắn được các đoạn ADN với các plasmit của vi khuẩn
C.
Gắn được các đoạn ADN với các Arn tương ứng
D.
Cho phép tái tổ hợp vật chất di truyền giữa các loài rất xa nhau
C©u 14 : 
Khâu nào là khâu đầu tiên trong quá trinh kĩ thuật cấy gen bằng plasmit?
A.
Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
B.
Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit khỏi tế bào
C.
Nối ADN của tế bào cho vào plasmit
D.
Tạo ADN tái tổ hợp
C©u 15 : 
Khâu nào là khâu cuối cùng trong quá trình kĩ thuật cấy gen bằng plasmit
A.
Nối ADN của tế bào cho vào plasmit
B.
Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit khỏi tế bào
C.
Tạo ADN tái tổ hợp
D.
Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
C©u 16 : 
Trong kĩ thuật cấy gen một đoạn..(NST;ADN) được chuyển từ tế bào cho sang tế bào nhận bằng cách dùng thể truyền là..(P: plasmit; T: thể thực khuẩn; PT: plasmit hoặc thể thực khuẩn).
A.
NST; T
B.
NST; PT
C.
ADN; PT
D.
ADN; P
C©u 17 : 
Để nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmits, người ta sử dụng enzym
A.
 ligaza.
B.
 pôlymeraza.
C.
 restictaza.
D.
 amilaza.
C©u 18 : 
Một trong những ứng dụng của kỹ thuật di truyền là
A.
 tạo ưu thế lai.
B.
sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn.
C.
 tạo các giống cây ăn quả không hạt.
D.
tạo thể song nhị bội.
C©u 19 : 
Trong kĩ thuật di truyền, để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải chọn thể truyền 
A.
có khả năng tự nhân đôi với tốc độ cao.
B.
các dấu chuẩn hay gen đánh dấu, gen thông báo.
C.
có khả năng tiêu diệt các tế bào không chứa ADN tái tổ hợp.
D.
không có khả năng kháng được thuốc kháng sinh.
C©u 20 : 
Plasmit là những cấu trúc di truyền nằm trong.. (N: nhân; T: tế bào chất) của vi khuẩn, có cấu trúc là 1 phân tử ADN xoắn kép.(Th: dạng thẳng; V: dạng vòng) gồm khoản 8.000 đến 200.000 cặp nucleotit, có khả năng tự nhân đôi.(Đ: độc lập; C: cùng 1 lần) với ADN của tế bào nhân
A.
T; Th; C
B.
N; V; Đ
C.
N; Th; C
D.
T; V; Đ
C©u 21 : 
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về plasmit? 
A.
Trong một tế bào, mỗi loại plasmit thường có nhiều bản sao.
B.
Nhân đôi độc lập với hệ gen tế bà
C.
Chủ yếu có trong nhân tế bào.
D.
Là phân tử ADN nhỏ, dạng vòng.
C©u 22 : 
Để tạo ra các giống, chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất trên qui mô công nghiệp các chế phẩm sinh học như: axit amin, vitamin, enzim, hoocmôn, kháng sinh..., người ta sử dụng 
A.
kĩ thuật di truyền.
B.
 đột biến nhân tạo.
C.
 chọn lọc cá thể.
D.
 các phương pháp lai.
Bài 21: DI TRUYỀN Y HỌC
I. Khái niệm di truyền y học
Là một bộ phận của di truyền người, chuyên nghiên cứu phát hiện các cơ chế gây bệnh di truyền và đề xuất biện pháp phòng ngừa, cách chữa trị bệnh di truyền ở người.
II. Bệnh di truyền phân tử
Khái niệm : Là những bệnh mà cơ chế gây bệnh phần lớn do đột biến gen gây nên.
Ví dụ : bệnh phêninkêtô - niệu
+ Người bình thường: gen tổng hợp enzim chuyển hoá phêninalanin à tirôzin
+Người bị bệnh : gen bị đột biến không tổng hợp được enzim chuyển hoá nên phêninalanin tích tụ trong máu đi lên não đầu độc tế bào thần kinh à Bệnh nhân thiểu năng trí tuệ
- Chữa bệnh: phát hiện sớm ở trẻ cho ăn thức ăn chứa hàm lượng phêninalanin thấp 
III. Hội chứng bệnh liên quan đế đột biến NST
- Các đột biến cấu trúc hay số lượng NST thường liên quan đến rất nhiều gen và gây ra hàng loạt các tổn thương ở các hệ cơ quan của người bệnh nên thường gọi là hội chứng bệnh.
*Ví dụ : hội chứng Đao.
- Nguyên nhân: Do thừa 1 NST số 21 
- Cơ chế : NST 21 giảm phân không bình thường (ở người mẹ ) cho giao tử mang 2 NST 21, khi thụ tinh kết hợp với giao tử bình thường có 1 NST 21 tạo thành hợp tử 3NST 21 à cơ thể mang 3NST 21 gây nên hội chứng Đao
- Cách phòng bệnh : Không nên sinh con khi tuổi cao (Tuổi mẹ càng cao tỉ lệ sinh con mắc hội chứng Đao càng lớn)
IV. Bệnh ung thư
- Khái niệm: là loại bệnh đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. 
	- Khối u ác tính: Là khối u mà các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác trong cơ thể tạo các khối u khác nhau
	- Khối u lành: Là khối u mà các tế bào của nó có không khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác trong cơ thể .
- Nguyên nhân, cơ chế : đột biến gen, đột biến NST
+ Đặc biệt là đột biến xảy ra ở 2 loại gen : 
	- Gen quy đinh yếu tố sinh trưởng:
 	- Gen ức chế các khối u:
à Bình thường trong tế bào hai gen này hoạt động rất hài hoà, khi có sự biến đổi bất thường hoạt động của chúng trở nên mất cân bằng dẫn đến rối loạn cơ chế phân bào làm phát sinh ung thư.
- Cách điều trị : - Chưa có thuốc điều trị, dùng tia phóng xạ hoặc hoá chất để diệt các tế bào ung thư
- Phòng bệnh : Thức ăn đảm bảo vệ sinh, môi trường trong lành
Bài 22: BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ
XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC.
I. Bảo vệ vốn gen của loài người
1. Tạo môi trường trong sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến
- Trồng cây, bảo vệ rừng
2. Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh
- Là hình thức chuyên gia di truyền đưa ra các tiên đoán về khả năng đứa trẻ sinh ra có mắc tật, bệnh di truyền không và cho các cặp vợ chồng lời khuyên có nên sinh con tiếp theo không, nếu có thì làm gì để tránh cho ra đời những đứa trẻ tật nguyền.
- Kỹ thuật : chuẩn đoán đúng bệnh, xây dựng phả hệ người bệnh, chuẩn đoán trước sinh
- Xét nghiệm trước sinh :
à Là xét nghiệm phân tích NST, ADN xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay không.
Phương pháp : 
	+ chọc dò dịch ối: 
 + sinh thiết tua nhau thai:
à Lấy tế bào phôi thai có trong dịch ối, nhau thai để kiểm tra ADN, NST..
3. Liệu pháp gen- kỹ thuật của tương lai
- Là kỹ thuật chữa bệnh bằng thay thế gen bệnh bằng gen lành
- Về nguyên tắc là kỹ thuật chuyển gen
- Quy trình : Dùng thể truyền là các virut sống trong cơ thể người
Bước 1: Loại bỏ những gen gây bệnh của virut
Bước 2: gắn gen lành vào thể truyền à ADN tái tổ hợp
Bước 3: Đưa ADN tái tổ hợp và tế bào của bệnh nhân.
Bước 4: Đưa tế bào mang ADN tái tổ hợp của bệnh nhân vào cơ thể bệnh nhânđể sinh ra các tế bào bình thường thay thế các tế bào bệnh
- Một số khó khăn gặp phải : vi rút có thể gây hư hỏng các gen khác( không chèn gen lành vào vị trí của gen vốn có trên NST )
II. Một số vấn đề xã hội của di truyền học
1. Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người
Việc giải mã bộ gen người ngoài những tích cực mà nó đem lại cũng làm xuất hiện nhiều vấn đề tâm lý xã hội
2. Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào
- Phát tán gen kháng thuốc sang vi sinh vật gây bệnh
- An toàn sức khoẻ cho con người khi sử dụng thực phẩm biến đổi gen
- Sử dụng công nghệ nhân bản vô tính để nhân bản người.
3. vấn đề di truyền khả năng trí tuệ
a) Hệ số thông minh ( IQ): Được xác định bằng các trắc nghiệm với các bài tập tích hợp có độ khó tăng dần
 	Tuổi trí tuệ 
 IQ = * 100%
	Tuổi sinh học 
- Ví dụ: Đứa trẻ 6 tuổi trả lời được những bài toán của đứa trẻ 7 tuổi thì chỉ số IQ của đứa trẻ đó là: 
IQ = 117
b) Khả năng trí tuệ và sự di truyền
- Tập tính di truyền có ảnh hưởng nhất định tới khả năng trí tuệ 
4. Di truyền học với bệnh AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch
* Qui trình lây nhiễm:
Bước1: Virut HIV xâm nhập vào tế bào người (Hạt virut gồm 2 phân tử ARN)
Bước 2: Virut sử dụng enzim phiên mã ngược để tổng hợp mạch ADN trên khuôn ARN
Bước 3:Virut tiếp tục sử dụng enzim phiên mã ngược để tổng hợp mạch ADN còn lại tạo ADN hoàn chỉnh
Bước3: ADN của virut sẽ xen vào ADN của tế bào chủ nhờ enzim xen
Bước4: ADN của virut nhân đôi cùng với ADN của hệ gen người 
BÀI TẬP
C©u 1 : 
Chỉ số thông minh của trẻ 6 tuổi trả lời được các câu hỏi của trẻ 7 tuổi là:
A.
17
B.
68
C.
 86
D.
117
C©u 2 : 
Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn m nằm trên nhiếm sắc thể giới tính X ( Xm) gây nên. Một gia đình, cả bố và mẹ đều nhìn màu bình thường sinh ra một người con mắc hội chứng Tơcno và mù màu. Kiểu gen của người con này là
A.
0Xm.	
B.
 XmY.
C.
XmXmXm.	
D.
XmXmY.
C©u 3 : 
Một số biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người, ngoại trừ
A.
Tạo môi trường sạch hạn chế các tác nhân gây đột biến.
B.
Tư vấn di truyền.
C.
Thực hiện chuyển gen vào các sinh vật khác.
D.
Liệu pháp gen.
C©u 4 : 
Đặc điểm nào sau đây không đúng với trẻ đồng sinh cùng trứng?
A.
cùng giới hoặc khác giới.	
B.
giống nhau về kiểu gen trong nhân.	
C.
luôn cùng giới.
D.
cùng nhóm máu.
C©u 5 : 
Biểu hiện của người bị hội chứng Tơcnơ ?
A.
Cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, lông mi ngắn và thưa, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, dị tật tim và ống

File đính kèm:

  • docTai lieu OTTN.doc