Đề cương ôn thi THPT tỉnh Bắc Ninh - Môn Sinh học

I. CẤU TRÚC CỦA CHƯƠNG: gồm 2 phần

1. Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử: gồm các quá trình:

- Tự nhân đôi AND (tự sao)

- Phiên mã (tổng hợp ARN)

- Dịch mã (sinh T/h Pr)

- Điều hòa hoạt động gen.

2. Biến dị: gồm

- Đột biến gen

- Đột biến cấu trúc NST

- Đột biến số lượng NST

II. NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT:

1. Gen, mã di truyền, cơ chế tự x 2 ADN

a. Mức độ biết, thông hiểu:

- Khái niệm về gen, cấu trúc chung của gen?

- Thế nào là mã di truyền, các đặc điểm của mã di truyền, số lượng mã di truyền, số lượng mã di truyền mã hóa aa, số lượng mã di truyền không mã hóa â, là những mã nào?

- Quá trình tự nhân đội AND: + Diễn ra ở đâu trong TB?

+ Các loại enzim tham gia, chức năng của từng loại enzim là gì?

+ Cơ chế tự nhân đôi?

+ Quá trình tự x 2 diễn ra theo nguyên tắc nào?

+ Kết quả?

+ Ý nghĩa?

b. Mức độ vận dụng – vận dụng cao

- Cấu trúc không phân mảnh của gen ở sinh vật nhân sơ, phân mảnh của gen ở sinh vật nhân thực có ý nghĩa gì?

- Tại sao mã di truyền là mã bộ 3?

- Các mã di truyền cùng mã hóa cho 1 loại axitamin (mã thái hóa) có đặc điểm gì (thường gần giống nhau, chỉ khác nhau ở nu thứ 3) ?

 

doc101 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 496 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn thi THPT tỉnh Bắc Ninh - Môn Sinh học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ba kết thúc)?
A. Mất một cặp nuclêôtit 
B. Mất một số cặp nuclêôtit
C. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit
D. Thêm một cặp nuclêôtit
Câu 28: Đặc điểm nổi bật ở đại Cổ sinh là
A. Sự phát triển của cây hạt kín, chim và thú
B. Sự phát triển của cây hạt kín và sâu bọ
C. Sự phát triển của cây hạt trần và bò sát 
D. Sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn của nhiều loài thực vật và động vật
Câu 29: Trong kỹ thuật cấy gen, người ta thường sử dụng vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận vì E.coli
A. Có rất nhiều trong tự nhiên
B. Chưa có nhân chính thức
C. Có cấu trúc đơn giản
D. Dễ nuôi cấy, sinh sản rất nhanh
Câu 30: Theo Kimura, nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở cấp độ phân tử là
A. Sự đào thải các đột biến có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
C. Quá trình tích lũy các đột biến có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
Câu 31: Trong chọn giống vật nuôi, để củng cố một đặc tính mong muốn nào đó, người ta dùng phương pháp
A. Giao phối cận huyết
B. Lai khác thứ
C. Lai khác loài
D. Lai khác dòng
Câu 32: Dạng thích nghi nào sau đây là thích nghi kiểu gen?
A. Con bọ que có thân và các chi giống cái que 
B. Cây rau mác mọc trên cạn có lá hình mũi mác, mọc dưới nươc có thêm loại lá hình bản dài
C. Người lên núi cao có số lượng hồng cầu tăng lên
D. Một số loài thú ở xứ lạnh mùa đông có bộ lông dày, màu trắng; mùa hè có bộ lông thưa hơn, màu xám
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về trẻ đồng sinh?
A. Trẻ đồng sinh cùng trứng luôn luôn cùng giới tính
B. Trẻ đồng sinh cùng trứng giống nhau về kiểu gen
C. Trẻ đồng sinh khác trứng có thể khác giới tính hoặc cùng giới tính
D. Trẻ đồng sinh khác trứng được sinh ra từ một hợp tử
Câu 34: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thường biến?
A. Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể
B. Thường biến là loại biến dị di truyền qua sinh sản hữu tính
C. Thường biến là loại biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định
D. Thường biến là loại biến dị không di truyền qua sinh sản hữu tính
Câu 35: Khi lai hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở
A. Thế hệ F3
B. Thế hệ F1
C. Tất cả các thế hệ
D. Thế hệ F2
Câu 36: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở sinh vật chịu sự chi phối của
A. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và các cơ chế cách li
B. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và sự phân li tính trạng
C. Biến dị, di truyền
D. Quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên
Câu 37: Đacuyn chưa thành công trong việc giải thích
A. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật
B. Nguồn gốc của các giống vật nuôi và cây trồng
C. Nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị
D. Nguồn gốc thống nhất của các loài sinh vật
Câu 38: Ở người, bệnh ung thư máu được phát hiện là do đột biến
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể 23 
B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể 23
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể 20 
D. Mất đoạn nhiễm sắc thể 21
Câu 39: Dạng đột biến nào sau đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Đảo vị trí một cặp nuclêôtit 
B. Thêm một cặp nuclêôtit
C. Mất một cặp nuclêôtit 
D. Chuyển một đoạn nhiễm sắc thể
Câu 40: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số 
tương đối của alen A và alen a trong quần thể đó là:
A. A = 0,2 ; a = 0,8 
B. A = 0,3 ; a = 0,7 
C. A = 0,4 ; a = 0,6 
D. A = 0,8 ; a = 0,2
ĐỀ THI THỬ SỐ 2
Môn thi: SINH HỌC −  Giáo dục trung học phổ thông
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề
Mã đề: 279
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến câu 32)
Câu 1: Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu để
nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp
dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
giúp enzim giới hạn nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền
D. tạo điều kiện cho enzim nối hoạt động tốt hơn.
Câu 2: Khi xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, người ta căn cứ vào
mối quan hệ về nơi ở của các loài sinh vật trong quần xã.
B. vai trò của các loài sinh vật trong quần xã.
C. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã
D. mối quan hệ sinh sản giữa các loài sinh vật trong quần xã.
Câu 3: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỉ lệ A/G= 2/3. Gen này bị đột biến mất một cặp nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là:
A. A = T = 900; G = X = 599.                   B. A = T = 599; G = X = 900.
C. A = T = 600; G = X = 900.                  D. A = T = 600; G = X = 899.
Câu 4: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là
A. tARN.                B. ADN.               C. rARN.                 D. mARN.
Câu 5: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với thể truyền là
A. restrictaza.               B. ARN pôlimeraza.            C. ligaza.             D. ADN pôlimeraza.
Câu 6: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?
A. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.                   B. Lặp đoạn.
C. Đảo đoạn.                                                                    D. Mất đoạn.
Câu 7: Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy định theo kiểu tương tác bổ sung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ thẫm, các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ thẫm : 7 cây hoa trắng?
A. AaBb × Aabb.               B. AaBb × AAbb.               C. AaBb × aaBb.               D. AaBb × AaBb.
Câu 8: Một quần thể gia súc đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 84% số cá thể lông vàng, các cá thể còn lại có lông đen. Biết gen A quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Tần số của alen A và alen a trong quần thể này lần lượt là
A. 0,3 và 0,7.               B. 0,4 và 0,6.              C. 0,6 và 0,4.               D. 0,7 và 0,3.
Câu 9: Lừa đực giao phối với ngựa cái đẻ ra con la không có khả năng sinh sản. Đây là ví dụ về
A. cách li tập tính.                 B. cách li sau hợp tử.             C. cách li sinh thái.              D. cách li cơ học.
Câu 10: Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái mang 
Cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY?
A. Trâu, bò, hươu.                                   B. Hổ, báo, mèo rừng.
C. Thỏ, ruồi giấm, sư tử.                       D. Gà, bồ câu, bướm.
Câu 11: Nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử?
A. Di - nhập gen.               B. Chọn lọc tự nhiên.             C. Đột biến.               D. Giao phối gần.
Câu 12: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này được gọi là
A. pôlinuclêôtit.                B. pôlinuclêôxôm.               C. pôliribôxôm.              D. pôlipeptit.
Câu 13: Những thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
A. ADN và prôtêin.                B. tARN và prôtêin.             C. rARN và prôtêin.              D. mARN và prôtêin.
Câu 14: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở
A. đại Cổ sinh.                 B. đại Nguyên sinh.             C. đại Tân sinh.             D. đại Trung sinh.
Câu 15: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá 
rình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là
A. Aa × aa.               B. Aa × Aa.               C. AA × aa.             D. AA × Aa.
Câu 16: Người mắc bệnh, hội chứng nào sau đây thuộc thể một (2n – 1)?
A. Hội chứng AIDS.                               B. Hội chứng Tơcnơ.
C. Bệnh hồng cầu hình liềm.              D. Hội chứng Đao.
Câu 17: Cho chuỗi thức ăn:
Cỏ → Sâu → Ngóe sọc → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng.
Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ
A. bậc 6.                B. bậc 3.              C. bậc 4.            D. bậc 5.
Câu 18: Ở người, tính trạng thuận tay phải hay thuận tay trái do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, tính trạng tóc quăn hay tóc thẳng do một gen có 2 alen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường khác quy định. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, tính theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa có thể có về 2 tính trạng trên trong quần thể người là
A. 27.                  B. 18.               C. 9.              D. 16.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?
Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của loài gốc để hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
C. Tiến hoá nhỏ có thể nghiên cứu được bằng thực nghiệm.
D. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới.
Câu 20: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa. Cho biết các cây tứ bội giảm phân đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
A. 1 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.                 B. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.              D. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả v

File đính kèm:

  • docDe cuong on thi THPT 2015 tinh Bac Ninh mon Sinh hoc.doc