Đề cương ôn thi môn Chính trị học
Câu 1: Trình bày những giá trị chủ đạo của lịch sử tư tưởng chính trị Việt nam?
Tác dụng xây dựng CNXH Việt Nam hiện nay:
Hoàn cảnh địa lý: Việt Nam là một nước đất không rộng, người không đông, được
thiên nhiên ưu đãi, tài nguyên khá phong phú.Ở vị trí quan trọng của vùng Đông Nam Á,
là nơi gặp gỡ của các luồng giao lưu kinh tế, văn hóa.là địa bàn chiến lược lợi hại mà các
nước lớn đều mong muốn chiếm giữ.
Đặc điểm dân cư sinh sống: Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, sống trên nhiều địa
bàn khác nhau và đan xen nhau, đa tôn giáo-tín ngưỡng sống hòa thuận nương tựa vào
nhau; là quốc gia nông nghiệp trồng lúa nước, dân cư sống quần tụ theo làng.
Đặc điểm hình thành nhà nước và dân tộc: Xuất phát từ truyền thống yêu nước
của người Việt Nam, các dân tộc mang tính cộng đồng sâu sắc. Nhà nước ra đời do yêu cầu
tập hợp sức mạnh cộng đồng, đại diện cho cả dân tộc để điều hành, quản lý đời sống chung
mà chủ yếu là chống trả thiên nhiên và giặc ngoại xâm.
Các giá trị chủ đạo của tư tưởng chính trị Việt nam:
- Thứ nhất, toàn dân đồng tâm hiệp lực dựng nước và giữ nước dưới sự lãnh
đạo của một tổ chức những người tiên tiến.
Chống thiên nhiên và giặc ngoại xâm là hai nhiệm vụ nặng nề, chỉ có thể được giải
quyết bằng sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc. Lịch sử đã chứng minh nhân dân ta đã làm
tốt công tác phòng chống thiên tai (đắp đê, xây đập, đào kênh thoát nước,.) và chống giặc
ngoại xâm.
Xuất phát từ hai nhiệm vụ trên đòi hỏi phải có những người (đủ đức, đủ tài) chỉ huy,
điều hành một cách thống nhất, được tổ chức một cách chặt chẽ, đủ sức tập hợp và lãnh đạo
dân tộc vượt qua khó khăn.
- Thứ hai, tự lực tự cường xây dựng và phát triển nền độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia ngang tầm thời đại.
Các thế lực bên ngoài luôn tìm mọi cách để xâm lấn nước ta. Muốn tồn tại và phát
triển, dân tộc ta phải tự vươn lên bảo vệ các quyền thiêng liêng của mình, tự xây dựng và
phát triển đất nước bằng chính sức mình.
ng việc trong phạm vi trách nhiệm của mình. - Quyền uy: Là quyền khiến người khác phải nể, sợ và tôn kính. - Phân loại quyền lực: + Căn cứ vào chủ thể: Quyền lực cá nhân, quyền lực của một nhóm người, một tầng lớp xã hội, một giai cấp, một dân tộc, một quốc gia. + Căn cứ vào tính chất tác động: Quyền lực mang tính tích cực, tiến bộ, cách mạng; quyền lực mang tính tiêu cực, phản động. + Căn cứ vào lĩnh vực tác động: Quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực xã hội. - Quyền lực xã hội, là loại quyền lực xuất phát từ ý chí của cộng đồng. Nhờ vậy mà xã hội tồn tại trong vòng trật tự và quyền lực xã hội không mang tính giai cấp. - Quyền lực nhà nước, là quyền lực của giai cấp thống trị; là một bộ phận quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước cũng mang đầy đủ tính chất và đặc trưng của quyền lực chính trị. Điểm khác nhau căn bản giữa quyền lực nhà nước và quyền lực chính trị là quyền lực nhà nước có khả năng vận dụng các công cụ, các lực lượng, các phương tiện nhà nước để buộc các giai cấp, các tầng lớp phải phục tùng ý chí của giai cấp thống trị. 2. Quyền lực chính trị, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp này để trấn áp giai cấp khác. - Đặc điểm của quyền lực chính trị: + Thứ nhất là, quyền lực chính trị bao giờ cũng mang tính giai cấp. + Thứ hai là, quyền lực chính trị thể hiện bên ngoài là thống nhất, nhưng trong quan hệ nội tại thường chứa đựng mâu thuẩn, thậm chí là mâu thuẫn đối kháng. + Thứ ba là, sức mạnh của quyền lực chính trị là sức mạnh của một giai cấp (không phải của một cá nhân). 3. Trong nhà nước chủ nghĩa xã hội quyền lực chính trị thuộc về nhân dân: - Xét chung cho các chế độ xã hội có giai cấp bóc lột (CHNL, PK, TB) thì giai cấp bóc lột không ngừng củng cố và xây dựng quyền lực nhà nước để quyền lực nhà nước có đầy đủ công cụ, phương tiện trấn áp các giai cấp khác. Do vậy, quyền lực chính trị cơ bản thuộc về giai cấp bóc lột. - Trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì quyền lực chính trị thuộc về nhân dân là vì: + Xuất phát từ bản thân của chế độ xã hội chủ nghĩa mà đặc trưng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. + Xuất phát từ lợi ích của giai cấp cầm quyền mà lợi ích của giai cấp công nhân trong chế độ xã hội chủ nghĩa cơ bản thống nhất với lợi ích của nhân dân lao động. + Bản chất của kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu nhà nước của dân, do dân và vì dân. Biểu hiện cụ thể quyền lực chính trị thuộc về nhân dân đó là mọi công dân đều có: - Quyền bình đẳng trước pháp luật; - Quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước; - Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong khuôn khổ của pháp luật hiện hành; - Quyền và nghĩa vụ trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giải pháp để phát huy quyền lực chính trị: - Về kinh tế là, xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Về chính trị, tiến hành đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị (Đảng, nhà nước, các tổ chức CT-XH). Mở rộng, phát triển và hoàn thiện nền dân chủ XHCN thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp hay gián tiếp. - Về văn hóa – xã hội, từng bước nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân, trước hết là cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh thực hiện công bằng xã hội. Câu 5: Đồng chí hãy trình bày tính năng động của chính trị đối với kinh tế trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay ?. - Chính trị là phạm vi hoạt động gắn liền với quan hệ giữa các giai cấp, các tập đoàn, các đảng phái chính trị, các dân tộc, các quốc giamà hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước. - Kinh tế là toàn bộ các lĩnh vực, các ngành khác nhau của một nền kinh tế quốc dân mà cơ sở là những quan hệ kinh tế cơ bản. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ phân phối. Đó cũng là cơ sở kinh tế của một chế độ xã hội nhất định. Kinh tế còn thể hiện tính chất đặc trưng đó là tính hiệu quả, sự tiết kiệm trong quá trình sản xuất và kinh doanh. - Vai trò của kinh tế đối với chính trị: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, cơ sở hạ tầng quy định cấu trúc và tính chất của kiến trúc thượng tầng (tức là kinh tế quyết định chính trị). - Tác động trở lại của chính trị đối với kinh tế: + Thứ nhất, chính trị định hướng cho kinh tế phát triển. + Thứ hai, chính trị lựa chọn mô hình phát triển kinh tế. + Thứ ba, chính trị điều tiết tốc độ phát triển kinh tế. + Thứ tư, chính trị tác động đến các chủ thể kinh tế. + Thứ năm, chính trị tham gia quản lý chính trị – xã hội, con người trong các cơ sở sản xuất. Những quan điểm cơ bản của Đảng ta về chính trị với kinh tế trong đổi mới: - Thứ nhất là xác định mối tương quan giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị: Đổi mới kinh tế làm trọng tâm tùy thành quả và yêu cầu trong đổi mới kinh tế mà từng bước đổi mới chính trị. - Thứ hai là định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần: Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa. - Thứ ba kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam: Kinh tế nhiều thành phần nhưng không chấp nhận đa nguyên chính trị. Một đảng, nhất nguyên chính trị còn là điều kiện đảm bảo sự ổn định chính trị để phát triển kinh tế. Trong tình hình đó đòi hỏi đảng phải trong sạch, vững mạnh, có đường lối và có niềm tin của nhân dân; - Thứ tư là kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước: Là đảm bảo tính định hướng cho kinh tế, phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế; - Thứ năm là đổi mới hệ thống chính trị cho phù hợp với đổi mới kinh tế: Đổi mới nâng cao hiệu lực hoạt động của hệ thống chính trị và từng bước hoàn thiện nền dân chủ XHCN, làm tốt việc này chính là góp phần tạo động lực tổng hợp cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Các yêu cầu đảm bảo tính năng động của chính trị với kinh tế: - Chính trị lãnh đạo kinh tế là tổ chức và chỉ đạo nền kinh tế bảo vệ lợi ích giai cấp và quan điểm giai cấp. - Yêu cầu cơ bản của chính trị lãnh đạo kinh tế là: + Hiệu quả kinh tế và sự phát triển kinh tế; + Phải tôn trọng quy luật khách quan của sự vận động và phát triển kinh tế; + Xây dựng được mối quan hệ của các nhà lãnh đạo chính trị với các doanh nghiệp; + Kiểm soát chặt chẽ những vấn đề cơ bản và then chốt của kinh tế; + Động viên được các nguồn lực cho nền kinh tế. + Đảm bảo quyền lực chính trị tập trung thống nhất trong sự lãnh đạo và chỉ đạo nền kinh tế. Câu 6: Trình bày sự khác nhau giữa đặc trưng văn hóa chính trị Việt Nam với đặc trưng văn hóa chính trị thế giới. 1. Khái niệm: - Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong lịch sử, biểu hiện sức sáng tạo và năng lực vươn lên của con người trong tiến trình cải biến tự nhiên, cải biến xã hội và cải biến chính bản thân mình theo hệ chuẩn Chân – Thiện – Mỹ cụ thể. - Văn hóa chính trị là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần trong đời sống chính trị của chủ thể, phản ánh trình độ và năng lực vươn lên để thực thi quyền lực và lợi ích của giai cấp, dân tộc và con người trong tiến trình lịch sử. 2. Đặc trưng văn hóa chính trị thế giới - Văn hóa chính trị mang tính giai cấp: Văn hóa chính trị được hình thành trong thực tiễn đấu tranh giai cấp; là sản phẩm và công cụ trực tiếp của đấu tranh giai cấp; thế giới quan giai cấp là nền tảng định hướng giá trị của chủ thể; giá trị giai cấp giữ vai trò chủ đạo trong định hướng giá trị. - Văn hóa chính trị mang tính lịch sử cụ thể: Văn hóa chính trị được quy định bởi những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan; dựa trên cơ sở lý tưởng chính trị, lập trường và hành vi...Các giá trị của văn hóa chính trị không phải là cái bất biết mà luôn có sự vận động và phát triển. Văn hóa chính trị rất phức tạp trong việc xác định giá trị của các chủ thể, ý thức giai cấp chi phối sự nhìn nhận của chủ thể và phải được xem xét trong hoàn cảnh cụ thể. - Văn hóa chính trị mang tính kế thừa: Văn hóa chính trị là tổng hòa các giá trị văn hóa như văn hóa đạo đức, văn hóa khoa học, văn hóa thẫm mỹ...thâu thái, thâu hóa những giá trị văn hóa khác thành văn hóa chính trị. 3. Đặc trưng văn hóa chính trị Việt Nam - Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí minh là bộ phận cốt lõi trong văn hóa chính trị Việt Nam. - Văn hóa chính trị Việt Nam kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, trong đó chủ nghĩa yêu nước là kết tinh những giá trị tiêu biểu nhất của văn hóa chính trị Việt Nam. - Thống nhất chủ nghĩa yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội: Xây dựng một xã hội không có bóc lột; lợi ích của mỗi con người gắn liền với lợi ích của quốc gia, dân tộc. - Tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa chính trị của nhân loại để bảo tồn và phát triển mới các giá trị văn hóa Việt Nam. 4. Giải pháp (Nhớ ý trình bày không cần viết): - Phát triển văn hóa dân tộc: Phát triển toàn diện nền văn hóa dân tộc; phát triển khoa học, giáo dục; xây dựng văn hóa cộng đồng. - Phát triển giá trị văn hóa chính trị: đẩy mạnh công tác tư tưởng, lý luận, khai thác văn hóa chính trị dân tộc; phát huy quyền lực chính trị của nhân dân. Câu 7: Đồng chí hãy trình bày quy trình, giải pháp xử lý điểm nóng chính trị xã hội. 1. Khái niệm: - Điểm nóng xã hội, là đời sống xã hội không bình thường, bất ổn định, rối loạn, diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực lượng với những hành vi không còn tự kìm chế được. Đã vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hóa, đạo đức, diễn ra tại một địa điểm, trong một thời gian nhất định và có khả năng lan tỏa ra nơi khác. - Điểm nóng chính trị - xã hội, là điểm nóng xã hội, diễn ra trong lĩnh vực chính trị- xã hội khi mà sự chống đối của đám đông quần chúng, của các lực lượng đối lập đã hướng trực tiếp vào những người nắm quyền lực chính trị, cơ quan quyền lực và các thể chế chính sách của chính quyền nhà nước. * Đặc điểm điểm nóng chính trị - xã hội (nhớ ý để trình bày không cần viết): - Đời sống xã hội trong
File đính kèm:
- Ôn chính trị học- CCLLCT_HC.pdf