Đề cương ôn thi học sinh giỏi môn Sinh học Khối 9
I / CÁC QL DT MEN DEN
1/Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của men den ?
phương pháp gồm 2 nội dung cơ bản:
- Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản , rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ
- Dùng toán học thống kê để phân tích các số liệu thu được . Từ đó rút ra qui luật di truyền các tính trạng
2 / Một số khái niệm :
- Tính trạng : Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí, sinh hoá của sinh vật để giúp ta phân biệt giữa cá thể này với cá thể khác . VD thân cao , quả lục
- Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng.VD hạt trơn và hạt nhăn
- Kiểu hình: Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể .
- Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể.
- Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau . VD AA , aa
- Thể dị hợp : Kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau . VD Aa , Bb
- BDTH : Là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố, mẹ ( tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ )
3 / Phát biểu nội dung qui luật phân li ? Men den giải thích qui luật này như thế nào ? Nêu ý nghĩa của qui luật phân li ?
-Nội dung : Trong quá trình phát sinh giao tử , mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân livề 1 giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P .
-Men den giải thích :
+ sự phân li của cặp nhân tố di truyền qui định cặp tính trạng trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng trong thụ tinh là cơ chế di truyền các tính trạng
-Ý nghĩa của ql phân li :
+ xác định tương quan trội – lặn để tập trung nhiều gen trội quí vào 1 kiểu gen tạo ra giống có giá trị kinh tế cao
? Giải Công thức : gọi k là số lần phân bào thì tổng số tế bào con sinh ra sau k lần phân bào là : 2k ; số NST đơn mà môi trường nội bào cung cấp sau k lần phân bào là : 2n ( 2k – 1) . Theo bài ra : 14 (2k – 1) = 210 => (2k – 1) = 15 => 2k = 16 a/ Tổng số tế bào con tạo thành sau phân bào là : 2k = 16 tế bào b/ Số lần phân bào là : 2k = 16 => k = 4 . ( 4 lần phân bào ) 10 / NST giới tính là gì ? So sánh sự khác nhau giữa NST thường với NST giới tính ? * NST giới tính : Ở tế bào 2n ngoài các cặp NST thường (A) còn có 1 cặp NST giới tính tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) .NST giới tính mang gen qui định giới tính và các tính trạng liên quan hoặc không liên quan đến giới tính . * Sự khác nhau giữa NSTthường với NST giới tính ? NST thường NST giới tính Tồn tại với số cặp > 1 trong tế bào lưỡng bội Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng Chỉ mang gen qui định tính trạng thường của cơ thể - Tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội - Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng(XY) - Mang gen qui định các tính trạng liên quan và không liên quan với giới tính 11 / Cơ chế NST giới tính ở người được thể hiện như thế nào? Giải thích vì sao tỉ lệ con trai, con gái sinh ra là xấp xỉ 1 : 1 ? -Cơ chế NST xác định giới tính ở người: + Qua giảm phân mẹ chỉ sinh ra 1 loại trứng mang NST ( X ). Còn bố cho ra 2 loại tinh trùng: 1 loại mang NST (X) và 1 loại nang NST (Y). + Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng X tạo thành hợp tử XX sẽ phát triển thành con gái. Còn tinh trùng mang Y thụ tinh với trứng X tạo thành hợp tử XY sẽ phát triển thành con trai. -Tỉ lệ trai gái sinh ra xấp xỉ 1 : 1 là do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau, cùng tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau. Tuy nhiên tỉ lệ này cần được bảo đảm với điều kiện hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau và số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn . 12 / Ơû người ,bệnh máu khó đông ,do gen lặn k nằm trên NST giới tính X . Trong 1 gia đình chồng bị bệnh máu khó đông , vợ bình thường , đã sinh 1 đứa con trai bị bệnh máu khó đông . a/ Nếu nói bố truyền bệnh cho con thì đúng không ? vì sao ? b/ Xác định kiểu gen và kiểu hình có thể có của những đứa con do cặp vợ chồng kia sinh ra ? Giải: a/ Con trai mắc bệnh có kiểu gen là : XkY đã nhận Y của bố và Xk của mẹ , nên nói bố truyền bệnh cho con là hoàn toàn sai. b/ -Mẹ không mắc bệnh có Xk cho con => kiểu gen của mẹ là: XXk - Bố mắc bệnh có kiều gen là : XkY -kiểu gen , kiểu hình các con là: P : XkY x XXk G: Xk , Y ; X , Xk F1: - k gen : XkX : XY : XkXk : XkY - k hình: bình thường , bình thườngt , bị bệnh , bị bệnh . 13 / Bệnh mù màu do một gen qui định . Người vợ và chồng đều không mắc bệnh , sinh ra con mắc bệnh chỉ là con trai . Xác định kiểu gen của gia đình nói trên , lập sơ đồ lai kiểm chứng ? Giải: - Bố , mẹ không mắc bệnh sinh ra con mắc bệnh -> chứng tỏ gen gây bệnh là gen lặn . ( Vì nếu là gen trội thì bố , mẹ ít nhất cũng có người mắc bệnh ). - con mắc bệnh chỉ là con trai , chứng tỏ bệnh có liên quan đến giới tính . Nhưng bố không mắc bệnh , nên gen lặn gây bệnh nằm trên NST giới tính X , không có gen tương ứng trên Y , và ở mẹ có chứa gen gây bệnh - gọi gen gây bệnh là : a ; gen không gây bệnh là A . => con trai mắc bệnh có kiểu gen : XaY kiểu gen của bố : XY ; kiểu gen của mẹ :XaX - SĐL : P : XY (bình thường) x XaX (bình thường) G : X , Y ; Xa , X F1 : XaX(bình thường) : XX(bình thường) : XY (bình thường) : XaY(mắc bệnh) 14 / Thế nào là di truyền liên kết ? Vì sao nói qui luật di truyền liên kết không bác bỏ mà còn bổ sung cho qui luật di truyền men den ? Di truyền liên kết là hiện tượng 1 nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau được qui định bởi các gen trên 1 NST cùng phân li trong qúa trình phân bào và tổ hợp trong thụ tinh . Qui luật di truyền liên kết bổ sung cho qui luật di truyền men den vì :trong mỗi tb có chứa nhiều cặp NST , trên mỗi cặp NST có chứa nhiều cặp gen .do đó xẩy ra 2 trường hợp : + Các gen nằm trên các NST khác nhau thì phân li độc lập với nhau. + Các gen cùng nằm chung trên 1 NST thì di truyền liên kết với nhau. Hai hiện tượng này xẩy ra đồng thời và không ảnh hưởng tới nhau chúng bổ sung cho nhau . III/ ADN 1/ Cấu trúc không gian phân tử ADN ? -ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn xoắn song song từ trái sang phải và ngược chiều kim đồng hồ. các nuclêôtít trên mỗi mạch đơn nối với nhau bởi các liên kết hoá trị . Các nuclêôtít giữa 2 mạch đơn nối với nhau bởi các liên kết hiđrô thành từng cặp theo NTBS : A -T; G -X. (A nối T bởi 2 liêi kết ; G nối X bởi 3 liêi kết.) -10 nuclêôtít kế tiếp nhau trên mỗi mạch đơn hoặc 10 cặp nuclêôtít kế tiếp nhau trên mạch kép làm thành 1 vòng xoắn cao 34 A0 và đường kính là 20A0 . . 2/ Nêu những điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc và chức năng của ADN và ARN ? Đại phân tử Cấu trúc Chức năng ADN -chuỗi xoắn kép -4 loại nucêôtít: A,T,G,X -lưu giữ thông tin DT -truyền đạt thông tin di truyền ARN chuỗi xoắn đơn 4 loại nuclêôtít:A,U,G,X -truyền đạt thông tin DT -vận chuyển axít amin -tham gia cấu trúc ribôxôm 3/ So sánh sự khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN với quá trình tổng hợp mARN? Cơ chế nhân đôi ADN Cơ chế tổng hợp ARN - xảy ra trước khi phân bào 2 mạch đơn ADN tách rời nhau. ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc : khuôn mẫu , bổ sung và bán bảo toàn - A của ADN liên kết với T của môi trường nội bào. - cả 2 mạch đơn của ADN đều được dùng làm khuôn để tổng hợp 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ xảy ra khi tế bào cần tổng hợp prôtêin 2 mạch đơn ADN tương ứng với từng gen tách rời nhau. mARN được tổng hợp theo nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bổ sung. -A của ADN liên kết với U của môi trường nội bào Chỉ 1 đoạn mạch đơn ADN được dùng làm khuôn tổng hợp được nhiều phân tử mARN cùng loại. 4/ Trình bày sự hình thành chuỗi axít amin ? Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể ? * sự hình thành chuỗi axit amin : - mARN rời khỏi nhân đến ribôxôm . t ARN mang axít amin vào ribôxôm khớp với mARN theo NTBS . Ribôxôm dịch chuyển 1 nấc trên mARN gồm 3 nuclêôtít -> 1axit amin được tổng hợp . Ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài mARN ( khi gặp 1 trong 3 bộ ba kết thúc :UAA , UAG , UGA.) thì chuỗi axit amin tổng hợp xong . * Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thểà vì : prôtêin có nhiều chức năng quan trọng . là thành phần cấu trúc tế bào , xúc tác và điều hoà các quá trình trao đổi chất, bảo vệ cơ thể, cung cấp năng lượngliên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể 5/ Viết sơ đồ mốiù quan hệ giữa gen và tính trạng? Nêu bản chất mối quan hệ đó? _ Sơ đồ : Gen(đoạn ADN) -> mARN -> Prôtêin -> Tính trạng . _ Bản chất mối quan hệ : + trình tự nuclêôtít trên ADN qui định trình tự nuclêôtít trên mARN . + trình tự nuclêôtít trên mARN qui định trình tự các axit amin của phân tử Prôtêin. + Prôtêin tham gia vào các hoạt động của tế bào biểu hiện thành tính trạng của cơ thề. ** MỘT SỐ CÔNG THỨC : - Mối liên quan về số lượng các loại nucleotit trong phân tử ADN ( hoặc GEN ) A = T ; G = X ; A = T = - G = - X . - Mối liên quan về số lượng từng loại nucleotit trong 2 mạch đơn của ADN A1 = T2 T1 = A2 G1 = X2 X1 = G2 => A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T1 = A2 + T2 G = X = X1 + X2 = G1 + G2 = X1 + G1 = X2 + G2 - Từ mối liên quan về số lượng các loại nucleotit trong phân tử ADN có thể suy ra mối liên quan về số lượng và % các loại nucleotit của gen và mARN + Về số lượng : Um + Am = A = T Gm + Xm = X = G +Về % : %A = %T = ; %G = %X = - Số lượng nucleotit của ADN ( hoặc GEN ) LG = x 3,4 A0 => N = ( N : là tổng số nuclêôtít của gen ; L : là chiều dài ) - Số chu kì xoắn của ADN ( hoặc GEN ) L = Sx . 34 A0 => Sx = L : 34 A0 (Sx là số chu kì xoắn ) - Số nucleotít môi trường nội bào cung cấp cho ADN ( hoặc GEN ) sau k lần tái bản là + Tổng số nucleotít môi trường nội bào cung cấp : N = ( 2k – 1 )N + Số nucleotít mỗi loại môi trường nội bào cung cấp : A = T = ( 2k – 1 ) A G = X = ( 2k – 1 ) G - Số chu kì xoắn của ADN ( hoặc GEN ) : cũng có thể áp dụng công thức : Sx = - Số liên kết hiđro là : H = 2A + 3G MỘT SỐ BÀI TẬP CHƯƠNG III : 1 / Một gen có chiều dài 5100A0 tổng hợp được phân tử mARN co ùAm =150 ; Um = 300 ; Gm = 500. Tính số ribônuclêôtít loại Xm và số nuclêôtít từng loại của gen ? Giải -Số nuclêôtít của gen là: N = 2L: 3,4 = 2(5100) :3,4 = 3000 -Số ribônuclêôtít của mARN là: RN= N/2 = 3000 :2 = 1500 . hoặc áp dụng công thức: RN = L : 3,4 = 1500. - Tổng số ribônuclêotit của mARN là : Um + Am + Gm + Xm = 1500 => Xm = 1500 – (Um + Am + Gm ) = 550 - Theo nguyên tắc sao mã ta có : Um + Am = Agen = Tgen = 450 Gm + Xm = Xgen = Ggen =1050 2 / Một gen có chiều dài 0, 51 micromet có G = 900 Nu . a. xác định chiều dài của gen
File đính kèm:
- DE CUONG ON THI HSG SINH 9(CHAT LUONG).doc