Đề cương Ôn thi học sinh giỏi môn Sinh học 9

Mục tiêu

Nắm được nội dung thí nghiệm lai một cập tính trạng của Mênđen. Nêu được các điều kiện nghiẹm đúng của định luật

Biết vận dụng nội dung định luật vào giải các bài tập di truyền.

Chuẩn bị

SGK, SGV sinh học 9¸, ôn tập sinh học 9, phương pháp giải bài tập sinh học 9, để học tốt sinh học 9

Các nội dung cơ bản

I/ MỘT SỐ THUẬT NGỮ SINH HỌC

- Gv cùng hs ôn lại một số thuật ngữ sinh học

*Di truyền :

* Biến dị :

* Tính trạng: Là những đăc điểm về hình thái cấu tạo, sinh lí, sinh hoá của cơ thể

 ( đặc điểm hoặc tính chất biểu hiện ra bên ngoài của các cá thể trong loài giúp ta nhận biết sự khác biệt giữa các cá thể )

-Ví dụ: Thân cao, quả lục.

*Cặp tính trạng tương phản

-Là 2 trạng thái (đối lập nhau ) biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng tính

trạng

- Ví dụ: Trơn ,nhăn

* Nhân tố di truyền : Là nhân tố quy định các tính trạng của cơ thể.( gen )

*Giống thuần chủng:

 Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống cac thế hệ trước

*Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.

* Tỉ lệ kểu hình: là tỉ lệ các kiểu hình khác nhau ở đời con

* Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1 ( P thuần chủng)

*Tính trạng lặn: Là tính trạmg đến F 2 mới được biểu hiện

* Kiểu gen : Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể . Kiểu gen quy định kiểu hình.( thông thường khi nói tới kiểu gen là người ta chỉ xét 1 vài gen liên quan tới kiểu hình cần nghiên cứu)

* Tỉ lệ kiểu gên : là tỉ lệ các loại hợp tử khác nhau

*Thể đồng hợp: Là kiểu chứa cặp gen tương ứng giống nhau.(aa,bb, AA) ( dòng thuần chủng )

*. Thể dị hợp: Là kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.(Aa, Bb)

 

doc34 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 799 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương Ôn thi học sinh giỏi môn Sinh học 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thế nào ?
BÀI TẬP SỐ 9
Giao phấn cây t/c cao quả dài với cây thấp quảtròn, F1 thu được cho tự thụ phấn. F2 thu được 31 caođài, 59 cao dẹt, 29 cao tròn, 12 thấp dài, 21 thấp dẹt, 11 thấp tròn.
Có kết luận gì từ phép lai trên?
Biện luận, viết sơ đồ lai từ P -> F2 ?
BÀI TẬP SỐ 10
Cho cây có kiểu gen AABBCCEE x aabbccee. F1 thu đựoc cho giao phấn với nhau
Xác định số giao tử của F1
Số tổ hợp F2
Số kiẻu gen ở F2
Số tổ hợp dị hợp cả 4 cặp gen
Biết mỗi gen qui định một tính trạng nằm trên một NST
BÀI TẬP SỐ 11
Lai hai giống cây thuần chủng lá to thân cao hoa đỏ với lá nhỏ thân thấp hoa trắng F 1 thu được toàn lá to thân cao hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn
xác định số kiểu hình ở F2
Số tổ hợp ở F2
Tỉ lệ cây lá to thân thấp hoa đỏ
Biết mỗi gen qui định một tính trạng nằm trên một NST
 ======================================================================== 
CHUYÊN ĐỀ : NHIỄM SẮC THỂ
A. HỆ THỐNG LÍ THUYẾT
I. Các khái niệm cần nhớ
Gv yêu cầu hs nhác lại các khái niệm:
Bộ NST lưỡng bội (2n): là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng 
Bộ NST đơn bội (n) : là bộ NST của giao tử chỉ chúa 1 NST của mỗi cặp tương đồng 
Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước
NST kép, cromatit, tâm động
Gv nhận xét -> chốt các khái niệm
 II. Các kiến thức cơ bản
Các hoạt động của NST trong nguyên phân
 Gv yêu cầu hs trình bày lại diễn biến của NST trong quá trình nguyên phân
Gv nhận xét, tốm tắt trên sơ đồ
Lưu ý : NST có hình dạng dặc trưng ở kì giữa
 => quan sát dễ nhất ỏ kì này
Sự biến đổi của NST trong quá trình nguyên phân gồm 4 kì ( kì đầu, giữa , sau , cuối ) và một giai đoạn chuẩn bị ( kì trung gian )
Kì trung gian
-Đầu kì trung gian NST ở dạng sợi mảnh, duỗi xoắn
-Bước vào kì trung gian : trung thể nhân đôi, NST nhân đôi -> tào thành NST kép ( gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dình nhau ở tâm động )
Kì đầu
-Màng nhân, nhân con biến mất
-Sợi tơ thoi phân bào xuất hiện nối liền hai cực tế bào
-NST đóng xoắn lên có hình thái rõ rệt
-Các NST kép dính vào sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động
Kì giữa
-Các NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại ( có hình dạng dặc trưng )
-Các NST kép tập trung và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau
-Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li độc lập về hai cực của tế bào
Kì cuối
-Sợi tơ của thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. Tế bào chất phân chia thành 1 TB con giống hệt mẹ ( 2n NST )
-NST tháo xoắn -> dạng sợi mảnh
Kết quả : từ một TB mẹ NST 2n qua nguyên phân hình thành 2 TB con có bộ NST gống hệt mẹ ( 2n )
Các hoạt động của NST trong giảm phân
 Gv yêu cầu hs trình bày lại diễn biến của NST trong quá trình giảm phân
Gv nhận xét, tốm tắt trên sơ đồ
Giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp ( mỗi lần cũng gồm 4 kì như nguyên phân ) nhưng trong đó NST chỉ nhân đôi 1 lần ở kì TG lần phân bào 1
Lần phân bào 1( như nguyên phân )
Kì trung gian
-Đầu kì trung gian NST ở dạng sợi mảnh, duỗi xoắn
-Bước vào kì trung gian : trung thể nhân đôi, NST nhân đôi -> tào thành NST kép ( gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dình nhau ở tâm động )
Kì đầu
-Màng nhân, nhân con biến mất
-Sợi tơ thoi phân bào xuất hiện nối liền hai cực tế bào
-NST đóng xoắn lên có hình thái rõ rệt
-Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp nhau thành từng cặp
-các NST kép dính vào sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động
Kì giữa
-Các NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại ( có hình dạng dặc trưng )
-Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp song song thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau
-Từng NST kéảitong cặp tương đồng tách nhauvà phân li độc lập về hai cực của tế bào
Kì cuối
-Sợi tơ của thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. Tế bào chất phân chia thành 1 TB con khác TB mẹ ( n NST kép )
Lần phân bào 2
Kì đầu:
- NST vẫn giữ nguyên hình dạng ncấu trúc như kì cuối lần phân bào 1
-Sợi tơ thoi phân bào mới xuất hiện nối liền hai cực tế bào
-Các NST kép dính vào sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động
Kì giữa
-Các NST kép tập trung và xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
Kì sau
-Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động hình thành 2 NST đơn phân li độc lập về hai cực của tế bào
Kì cuối
-Sợi tơ của thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. Tế bào chất phân chia thành 1 TB con mang bộ NST đơn bội ( n )
-NST tháo xoắn -> dạng sợi mảnh
3. Sự phát sinh giao tử và thụ tinh
Gv yêu câu1 hs trình bày lại qúa trình phát sinh giao tử và thụ tinh
Gv nhận xét tóm tắt các kiến thức trên sơ đồ
4. Cơ chế xác định giới tình
 Yêu cầu hs nhắc lại
Đặc điểm bộ NST ở người
Cơ chế xác định giới tính ở người
Gv nhận xét,tóm tắt các kiến thức cơ bản trên sơ đồ
III. Hệ thống các câu hỏi lí thuyết
Gv đưa ra câu hỏi yêu cầu hs n/c trả lời. Gv nhận xét chốt đáp án
Câu 1 : Tại sao nói bộ NST của mỗi loài có tính đặc trưng ỗn định ? Cơ chế đảm bảo cho các đặc tính đó ?
TL
Tính đặc trưng bộ NST của mỗi loài thể hiện ở:
Số lượng NST : mỗi loài sinh vật có số lượng NST đặc trưng. VD người 2n = 46, ruồi giấm 2n = 8
Hình dạng NST : hình dạng bộ NST có tính đặc trưng cho loài
Tính ổn định của bộ NST
Bộ NST của mỗi loài luôn được ổn định về hình dạng, cấu trúc qua các thế hệ tiếp theo
Cơ chế bảo đảm cho tính đặc trưng ổn định của bộ NST
Ở loài sinh sản vô tính : sự nhân đôi và phân li đồng đèu của NST trong qt 
nguyên phân là cơ chế bảo đảm cho bộ NST đặc trưng của mỗi loài được duy trì
 qua các thế hệ tế bào và cơ thể
Ở loài sinh sản hữu tính: sự phối hợp của 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân, thụ tinh đảm bảo cho bộ NST của loài được duy trì qua các thé hệ TB và cơ thể. Trong đó
NP:sự phân li đồng đèu của các NST về 2 TB con là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ TB của cơ thể
GP: hình thành bộ NST đơn bội trong giao tử ♀ , ♂
TT: sự kết hợp giao tử ♀ , ♂ hình thành hợp tử mang bộ NST lưỡng bội (2n) . Đây là cơ chế phục hồi bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ cơ thể
Câu 2: Tại sao nói ‘ trong GP thì GP1 mói thực sự là phân boà giảm nhiễm còn GP 2 là phân bào nguyên nhiễm ‘
TL
Ta nói GP 1 mới thực sự là phân bào giảm nhiễm vì : khi kết thúc GP 1 bộ NST trong TB giảm đi một nửa về nguồn gốc NST so với TB ban đầu
GP 2 là phân bào nguyên nhiễm vì :ở lần phân bào này chỉ xảy ra sự phân chia các cromatit trong các NST đơn bội kép đi về 2 cực TB. Nguồn gốc NST trong các TB con không thay đổi vẫn giống như khi kết thúc GP 1 -> GP 2 là phân bào nguyên nhiễm
Câu 3: Tại sao nói sinh sản hữu tính tiến hoá hơn sinh sản vô tính ?( -> tại sao biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở loài sinh sản hữu tính )
TL
+ Sinh sản hữu tính được thực hiện qua con đường giảm phân tạo giao tử và thụ tinh. Trong quá trình đó có xảy ra sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST -> tạo ra nhiều loại giao tử-> hình thành nhiều hợp tử khác nhau về nguồn gốc, chất lượng. Đó là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá
=> sinh sản hữu tính vừa duy trì bộ NST đặc trưng của loài vừa tạo ra các biến dị đảm bảo tính thích ứng của SV trong quá trình chọn lọc tự nhiên
+ Sinh sản vô tính : là hình thứuc sinh sản theo cơ chế nguyên phân -> tạo ra các thế hệ con giống mẹ -> không có biến dị để chọn lọc khi điều kiện sống thay đổi
Câu 4: so sánh quá trình nguyên phân và giảm phân?
TL
Giống nhau :
Quá trình phân bào đèu diễn ra qua 4 kì ( kì đầu, kì giữa, kì TG , kì cuối )
NST đều trải qua các biến đổi : nhân đôi , đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo thoi phân bào, tháo xoắn...
Đều là cơ chế duy trì ổn định bộ NST
Nguyên phân
- Xảy ra ở TB sinh dưỡng và TB sinh dục mầm
- Gồm 1 lần phân bào
- Chỉ có 1 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ( NST xếp thành 1 hàng)
- Kq: tạo ra 2 TB con giống mẹ (2n)
- Duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ TB
Giảm phân
- Xảy ra ở TB sinh dục chín( noãn bào, tinh bào bậc 1 )
- Gồm 2 lần phân bào
- Có 2 lần NST tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ( NST xếp thành 2 hàng ở lần phân bào 1, xếp thành 1 hàng ở lần phân bào 2 )
- Kq: tạo ra 4TB con khác mẹ , mang bộ NSTn
- Kết hợp với thụ tinh duy trì ổn định bộ NST qua các thế hệ cơ thể
Câu 5: giao tử là gì? Trình bày quá trình phát sinh giao tử ? so sánh giao tử đực và giao tử cái ?
TL
+ Giao tử là TB có bộ NST đơn bội được hình thành trong quá trình giảm phân
	Có 2 loại giao tử: gt đực và gt cái
+ Quá trình phát sinh GT
+ So sánh gt đực và cái
- Giống:
Đều hình thành qua GP
Đều chứa bộ NST đơn bội
Đều trải qua các giai đoạn phân chia giống nhau( NP, GP1, GP2 )
Đều có khả năng tham gia thụ tinh
- Khác
Giao tử đực
- Sinh ra từ các tinh nguyên bào
- Kích thước nhỏ hơn GT cái
- 1 tinh nguyên bào tạo ra 4 tinh trùng
- Mang

File đính kèm:

  • docTai lieu boi duong HSG sinh 9.doc