Đề cương ôn thi học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2008-2009

Câu 1:

 Hiện tượng thoái hoá ở cây giao phấn là gì ? Nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng thoái hoá ở cây giao phấn ?

Trả lời

• Hiện tượng thoái hoá ở cây giao phấn:

+ Là hiện tượng mà các cá thể có sức sống kém dần , biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm , chiều cao của cây và năng suất giảm dần , nhiều cây bị chết . Ở nhiều dòng bộc lộ các đặc điểm có hại như: Bạch tạng , thân lùn , bắp dị dạng , kết hạt ít , khả năng chống chịu kém .

• Nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng thoái hoá ở cây giao phấn :

* Nguyên nhân:

 Là do tự thụ phấn bắt buộc

* Cơ chế: Thường cơ thể là những thể dị hợp . Ở gen dị hợp , các gen lặn thường là gen xấu , không có điều kiện để biểu hiện kiểu hình do bị gen trội lấn át . Khi tự thụ phấn bắt buộc tức kiểu gen dị hợp phải lai với nhau . Do quá trình phân li và tổ hợp của gen lặn dẫn đến đời con càng về sau càng có tỉ lệ đồng hợp ngày càng nhiều , trong đó có thể đồng hợp lặn biểu hiện kiểu hình xấu.

Câu 2:

Khái niệm ưu thế lai ? Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai .

Trả lời

* Khái niệm ưu thế lai :

- Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ chúng , thể hiện ở các đặc điểm như : Sinh trưởng nhanh , phát triển mạnh , chống chịu tốt với các điều kiện của môi trường , các tính trạng vể hình thái và năng suất đều cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ .

- Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1 , sau đó giảm dần qua các thế hệ

* Nguyên nhân :

Thường tính trạng về số lượng do nhiều gen trội quy định . Ở hai dạng bố mẹ thuần chủng , nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu lộ một số đặc tính xấu . Khi lai giữa chúng với nhau , con lai F1 đều ở trạng thái dị hợp về các cặp Gen và khi ấy , chỉ có gen trội có lợi mới được biểu hiện kiểu gen ở F1 .

Thí dụ : Một dòng mang hai gen trội lai với một dòng mang một gen trội có lợi , con lai sẽ mang

3 gen trội có lợi : P: AABBdd x aabbDD → F1 : AaBbDd

Câu 3:

 Lập bảng so sánh PP chọn lọc hàng loạt với chọn lọc cá thể về cách tiến hành , ưu , nhược và đối tượng thích hợp .

 

doc12 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn thi học kỳ II môn Sinh học Lớp 9 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọng nước
- Lá có tầng cutin dày, hạn chế thoát hơi nước.
VD: cây xương rồng
- Rụng lá mùa đông
- Thân có vỏ sần sùi (Giữ nhiệt)
VD: cây thông
Động vật
- Da dày
- Có vảy sừng
- Thận hấp thụ nước tốt
- Đào hang trong cát
- Kiếm mồi ban đêm
VD: thằn lằn
- Ngủ đông
- Có một số tập tính đặc biệt như cò đứng một chân để giảm tiếp xúc với cái lạnh môi trường.
VD: Gấu Bắc Cực
· Sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt:
- Sinh vật biến nhiệt: Có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. 
Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
- Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
 Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người.
II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật:
- Một số ví dụ về sự ảnh hưởng của độ ẩm lên thực vật:
+ Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối trong rừng có phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như ven bờ ruộng, hồ ao có phiến lá hẹp.
+ Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.
- Thực vật chia làm 2 nhóm:
+ Thực vật ưa ẩm: Phong lan, rêu, dương xỉ, bèo,
+ Thực vật chịu hạn: Xương rồng, phi lao, thùy dương,...
- Động vật chia làm 2 nhóm:
+ Động vật ưa ẩm: Ếch, nhái, giun đất, cá, tôm,
+ Động vật ưa khô: Thằn lằn, lạc đà, rắn, cóc,
Câu 8:
Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật ?
* Quan hệ cùng loài:
 Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ: nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu... Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
 Gặp điều kiện bất lợi ( ví dụ: môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái...) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.
* Quan hệ khác loài:
Quan hệ
Đặc điểm
Ví dụ
Hỗ trợ
Cộng sinh
Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.
Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.
Hội sinh
Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại.
Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
Đối địch
Cạnh tranh
Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.
Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.
Kí sinh, nửa kí sinh
Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu... từ sinh vật đó.
Giun đũa sống trong ruột người.
Sinh vật ăn sinh vật khác
Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ...
Cây nắp ấm bắt côn trùng.
Câu 9: 
* Quan hệ cùng loài:
 Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ: nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu... Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
 Gặp điều kiện bất lợi ( ví dụ: môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái...) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.
* Quan hệ khác loài:
Quan hệ
Đặc điểm
Ví dụ
Hỗ trợ
Cộng sinh
Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật.
Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.
Hội sinh
Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại.
Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
Đối địch
Cạnh tranh
Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau.
Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.
Kí sinh, nửa kí sinh
Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu... từ sinh vật đó.
Giun đũa sống trong ruột người.
Sinh vật ăn sinh vật khác
Gồm các trường hợp: động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt con mồi, thực vật bắt sâu bọ...
Cây nắp ấm bắt côn trùng.
Câu 10:
Phân biệt khái niệm quần thể, quần xã và hệ sinh thái. Lấy ví dụ.
Trả lời:
Tên
Khái niệm
Ví dụ
Quần thể sinh vật
Là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo ra thành những thế hệ mới.
Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột phụ thuộc nhiều vào lượng thức ăn có trên cánh đồng.
Quần xã sinh vật
Là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất và do vậy, quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã thích nghi với môi trường sống của chúng.
- Quần xã rừng mưa nhiệt đới.
- Quần xã rừng ngập mặn ven biển.
Hệ sinh thái
Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã( sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Trong một khu rừng có nhiều loài lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái.
Câu 11:
Chuỗi và lưới thức ăn, vẽ sơ đồ chuỗi và lưới thức ăn của một hệ sinh thái nhất định?
Trả lời:
* Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích trước, vừa là sinh vật bị mắt xích sau tiêu thụ.
VD: Cây cỏ ---> Chuột---> Cầy---> Đại bàng
* Lưới thức ăn: Trong tự nhiên, một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà còn đồng thời tham gia vào các chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn.
Một lưới thức ăn của hệ sinh thái rừng
Câu 12:
Tác động của con người đối với môi trường qua các thời kì phát triển?Vai trò của con người trong việc làm suy thoái và cải tạo môi trường tự nhiên?
Trả lời:
I. Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội:
1. Thời kì nguyên thủy: (Từ hơn 10.000 năm trước)
- Săn bắt và hái lượm, phát hiện ra lửa
=> Tác động không đáng kể đối với tự nhiên.
2. Thời kì nông nghiệp: (Từ hơn 6.000 năm trước)
- Chăn nuôi, trồng trọt
=> Tác động khá nhiều đến thiên nhiên, tuy tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng nhưng lại phá hủy rừng làm đất canh tác, xói mòn đất, nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành khu dân cư.
3. Thời kì công nghiệp: (Từ thế kỉ XVIII)
- Chế tạo ra máy móc, cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị hóa
=> Tác động mạnh mẽ tới môi trường, phá đi nhiều thảm thực vật, gây ra xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội. Điều đó làm mất cân bằng hệ sinh thái. Ngoài ra cũng có những ưu điểm như tạo ra giống sinh vật tốt, tạo ra phân bón, thuốc trừ sâu làm tăng sản lượng và khống chế bệnh.
II. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên:
Một trong những tác động lớn nhất của con người đối với môi trường tự nhiên đó là phá hủy thảm thực vật, gây ra biết bao hậu quả không lường được. Các hoạt động đốt rừng làm rẫy, khai thác khoáng sản, phát triển đô thị gây ra nhiều hậu quả như mất nhiều loài sinh vật, xói mòn đất, lũ lụt, ô nhiễm môi trường,
III. Vai trò con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên:
Biện pháp khắc phục:
- Hạn chế gia tăng dân số quá nhanh.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Bảo vệ các loài sinh vật, phục hồi, trồng rừng mới.
- Kiểm soát, giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tìm biện pháp cải tạo môi trường.
Câu 13:
Ô nhiễm môi trường, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường.
Trả lời:
* Ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên: núi lửa phun nhamthạch gây ra nhiều bụi bặm, thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho nhiều loài vi sinh vật gây bệnh phát triển...
* Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
2. Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ
4. Ô nhiễm do các chất thải rắn
5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
* Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
Tác dụng hạn chế
Ghi kết quả
Biện pháp hạn chế
1. Ô nhiễm không khí
a; b; d; e; g; k; l; m
a) Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà máy.
b) Sử dụng nhiều năng lượng mới không sinh ra khí thải( năng lượng gió, mặt trời)
c) Tạo bể lắng và lọc nước thải
d) Xây dựng nhà máy xử lí rác
e) Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học
g) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự báo và tìm biện pháp phòng tránh
h) Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải thành các nguyênliệu, đồ dùng...
i) Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây
k) Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi người về ô nhiễm và cách phòng chống
l) Xây dựng nơi quản lí thật chặt c

File đính kèm:

  • docDe cuong sinh 9 - Ki 2.doc
Giáo án liên quan